Trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986)

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ

2.3. Quá trình đổi mới chế độ sở hữu tƣ liệu sản xuất ở Việt Nam

2.3.1. Trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986)

Ở Việt Nam, trước đại hội Đảng lần thứ VI, trong một thời gian dài chúng ta đã hình thành một quan điểm chủ đạo là quan hệ sản xuất có thể đi trước một bước so với sự phát triển của lực lượng sản xuất và cho rằng nhờ đó sẽ mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Đi đôi với quan điểm nói trên nhiều người đã đồng nhất chủ nghĩa xã hội với công hữu hoá, tập thể hoá tư liệu sản xuất, thậm chí còn xem đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, do đó ta đã tiến hành cách mạng quan hệ sản xuất trên quy mô cả nước tập thể hoá nông nghiệp cải tạo công thương nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, hợp tác xã ... nghĩa là thực hiện xã hội hoá tư liệu sản xuất một cách ồ ạt trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Cũng trong thời kỳ này chúng ta chỉ nhấn mạnh một chế độ sở hữu đó là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và hữu tập thể.

Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được hiểu là hình thức sở hữu chung và cao nhất của toàn thể nhân dân lao động, mọi người cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất. Người đại diện là nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Còn sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất được hiểu là sở hữu chung của tập thể những người lao động đóng góp vốn, tư liệu sản xuất là do tập thể chiếm hữu, do tập thể xã viên làm chủ. Tập thể này có sự độc lập với tập thể khác nhưng xu hướng cơ bản là sở hữu tập thể sẽ phát triển lên sở hữu toàn dân, các hình thức sở hữu khác bị cải tạo và xoá bỏ.

Trong thời kỳ đó ta thực hiện xã hội hoá sở hữu tư liệu sản xuất là nhằm mục đích xoá bỏ cơ sở kinh tế của sự phân hoá thu nhập, phân hoá giàu nghèo dẫn tới tình trạng áp bức bóc lột, đồng thời khắc phục tình trạng vô chính phủ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, tạo lập cơ sở kinh tế xã hội cho việc tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm theo kế hoạch tập trung thống nhất từ trung ương tới địa phương. Vì vậy, giải quyết vấn đề sở hữu là tiền đề, là điều kiện để giải quyết các mặt cơ bản khác của hệ thống các quan hệ sản xuất.

Vì ta đặt ra mục đích của việc xã hội hoá sở hữu như vậy cho nên việc chuyển các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân, cá thể thành sở hữu công cộng phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn. Cụ thể là ở Miền Bắc, phong trào đưa những người sản xuất nhỏ nông dân, thợ thủ công vào các hợp tác xã bắt đầu từ năm 1958 đến cuối năm 1960 đã được coi là căn

bản hoàn thành. Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng 1976 cũng xác định đến năm 1980 hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam. Để hoàn thành công cuộc cải biến sở hữu một cách nhanh chóng, phải tiến hành cuộc cách mạng quan hệ sản xuất đồng thời với cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hoá.

Như vậy, Miền Nam lại lặp lại những khuyết điểm của phong trào hợp tác hóa ở Miền Bắc như; nóng vội, chạy theo quy mô lớn một cách hình thức, bất chấp quy luật khách quan đặc biệt là bất chấp yêu cầu của quy luật về sự hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vi phạm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ v.v... Chính vì quan niệm một cách đơn giản về sở hữu tập thể trong quá trình xây dựng các hợp tác xã quy mô lớn trong nông nghiệp, cho nên, các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất sau khi thành lập hoạt động rất khó khăn không hiệu quả. Người nông dân không hứng thú lao động sản xuất, sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất không được gắn bó chặt chẽ, dẫn đến những hậu quả là sản xuất không phát triển. Nhà nước đầu tư vốn liên tục cho nông nghiệp nhưng hiệu quả đem lại không tương xứng với đầu tư.

Điều đáng quan tâm nhất là tình trạng thừa lao động, nhiều người có sức lao động nhưng chưa có việc làm hoặc những người có việc làm thì chưa sử dụng hết thời gian lao động. Việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất ngay trong khu vực nhà nước và khu vực tập thể cũng không đạt hiệu quả cao.

Điều đó đã tạo ra nhu cầu cần phải thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách tạo ra những điều kiện cho việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, nói cách khác phải tìm ra những hình thức sở hữu thích hợp với trình độ lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu trả lời được đưa ra tại Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương lần thứ 6 (khóa IV). Tại Hội nghị này, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế

nhiều thành phần; thừa nhận sự tồn tại của kinh tế hộ xã viên với tư cách một bộ phận hợp thành của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 13-1-1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 100 CT/ TƯ. Đại hội Đảng lần thứ V đã khẳng định tính đúng đắn của chỉ thị 100, coi đó là một giải pháp đúng đắn, là một mốc khởi đầu cho quá trình đổi mới từng bước cơ chế quản lý nông nghiệp nói chung, quản lý hợp tác xã nói riêng, tạo điều kiện phù hợp cho sự kết hợp sức lao động với tư liệu lao động.

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phải bám sát tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, nói khác đi phải căn cứ vào trình độ kỹ thuật với mức độ cao thấp khác nhau và quy mô sản xuất lớn nhỏ khác nhau, tùy theo từng loại đối tượng sản xuất trên từng địa bàn mà áp dụng hình thức kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình xã viên, hay kinh tế cá thể một cách thích hợp. Điều cần chú ý là các hình thức này không tồn tại độc lập với mục đích tự thân mà liên kết với nhau, có quan hệ tương tác, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong một hệ thống phân công xã hội và chịu sự quản lý thống nhất, có kế hoạch của nhà nước, đặc biệt cần phải thiết lập và mở rộng mối quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa trực tiếp giữa Nhà nước với hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, với kinh tế gia đình xã viên và nông dân cá thể.

Cũng trong giai đoạn này, thành phần kinh tế quốc doanh đã bộc lộ những nhược điểm của nó, đồng thời nảy sinh nhu cầu tất yếu khách quan về việc sử dụng và kết hợp đúng đắn các hình thức sở hữu, các hình thức kinh tế quá độ sao cho có thể khơi dậy và vận dụng được mọi tiềm năng lao động, vốn, tư liệu sản xuất v.. v... trong nhân dân .

Một trong những nhược điểm của thành phần kinh tế quốc doanh là tuy quy mô rất to lớn, đồ sộ nhưng do những điều kiện cụ thể về khách quan cũng như chủ quan, đã có những biểu hiện không bền vững và kém hiệu quả. Trong khi đó thành phần kinh tế tư nhân tuy chưa được thừa nhận hoàn toàn về mặt

pháp lý nhưng lại có sức sống mãnh liệt chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân, không những tự khẳng định được mình mà còn tác động mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế khác.

Nhận thức và lý giải nghịch lý này trong thực tiễn phát triển kinh tế nước ta, giai đoạn 1976-1986 cũng là giai đoạn tư duy mới đặc biệt là tư duy kinh tế, đã từng bước hình thành và phát triển. Điều này được thể hiện trong tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (khóa IV), Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Trung uơng lần thứ 8 và Nghị quyết Bộ Chính trị (khóa V) về kinh tế. Trong các văn kiện này, chúng ta đã nhận thức được rằng, trong điều kiện xuất phát điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất đa dạng về trình độ và quy mô phát triển, thì quan hệ sản xuất tương ứng với nó phải là quan hệ sản xuất dựa trên quan hệ sở hữu đa dạng, nhiều loại hình, thể hiện bằng sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần.

Mặt khác, vì mục tiêu chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên nền kinh tế nhiều thành phần cần được đặt dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Như vậy, về mặt nhận thức, chúng ta đã rứt khoát vứt bỏ quan điểm chỉ tập trung xây dựng quan hệ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, dựa trên sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, khắc phục tình trạng tách rời, bất chấp thực trạng lực lượng sản xuất như thế nào. Đồng thời từ bỏ quan điểm quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, và khẳng định, cần phải xây dựng và phát triển nền kinh tế trên cơ sở nắm vững, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.

Trong khi xác định quan điểm như vậy, Đảng ta cũng khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh.

Với tư cách là chủ thể nhận thức, trong giai đoạn này Đảng cộng sản Việt Nam đã từng bước nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan, nắm bắt

tình hình thực tiễn, tổ chức thực hiện xây dựng nền kinh tế tuân theo đúng những yêu cầu của các quy luật khác quan từ đó Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại khác quan của cả hai loại hình sở hữu: công cộng và tư nhân và các hình thức đa dạng, phong phú của chúng trên cả hai mặt kinh tế và pháp lý.23, tr.44-46

Để đưa đất nước tiếp tục phát triển vượt qua khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà quản lý đã tìm cách học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu xem làm thế nào để có hình thức sở hữu thích hợp với thực trạnglực lượng sản xuất. Vấn đề đổi mới đã thực sự là vấn đề cấp thiết đặt ra trong thời gian này. Với tinh thần cách mạng, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật chúng ta bắt đầu có những bước đột phá mới về nhận thức từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986).

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)