2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011
So sánh năm 2011/2010
Số tuyệt
đối Số tươngđối 1. Doanh thu thuần 186652,7
9 230486,82 43834,03 23,52. Lợi nhuận trước thuế 4587,66 5150,84 563,18 12,3 2. Lợi nhuận trước thuế 4587,66 5150,84 563,18 12,3 3. Lợi nhuận sau thuế 3440,74 3863,13 422,39 12,3 4. Tổng VKD bình quân 81934,67 86850,62 4915,95 6 5. Vốn chủ sở hữu bình quân 8907,33 11798,51 2891,18 32,46 6. Hệ số doanh thu trên VKD 2,28 2,65 0,37 16,49 7. Hệ số lợi nhuận trên VKD 0,056 0,059 0,003 5,92 8. Tỷ suất LNST trên VCSH (ROE) (%) 38,63 32,74 -5,89 -15,24 Nhận xét:
Từ những số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy:
- Hệ số DT trên VKD năm 2011 tăng 16,49% so với năm 2010. - Hệ số LN trên VKD năm 2011 tăng 5,92% so vơi năm 2010.
Như vậy có thể nói mặc dù lợi nhuận tăng không nhiều bằng doanh thu nhưng như vậy là tình hình khá khả quan. Công ty cần tăng cường đầu tư theo chiều sâu, liên tục đổi mới dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại để thu được LN cao hơn..
Tỷ suất LNST trên VCSH (ROE) của công ty năm 2011 lại giảm 15,24% so với năm 2010 nhưng ở cả 2 năm tỷ suất này vẫn lớn hơn 20% (năm 2010 là 38,63%, năm 2011 là 32,74%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của cổ đông đang có xu hướng xấu đi. Vì vậy, công ty cần có biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cổ đông để ngày càng thu hút nhiều cổ đông hơn.
2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2010 và 2011 được đánh giá qua bảng sau:
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh năm 2011/2010 Số tuyệt đối Số tương đối
1.Doanh thu thuần 186652,79 230486,82
43834,0
3 23,48
2.Lợi nhuận trước thuế 4587,66 5150,84 563,18 12,28
3.Vốn lưu động bình quân 69244,96 71304,16 2059,2 2,97
4.Hệ số doanh thu trên VLĐ 2,69 3,23 0,54 20,07
5.Hệ số lợi nhuận trên VLĐ 0,066 0,072 0,006 9,09
6.Vòng quay VLĐ 2,69 3,23 0,54 20,07
7.Số ngày chu chuyển VLĐ 134 111 -23 -17,16
8.Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,37 0,31 -0,061 -16,44
Nhận xét:
Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên VKD. Việc sử dụng hiệu quả VLĐ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta cần đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2010 là 2,69 có nghĩa là 1 đồng VLĐ sử dụng mang lại cho công ty 2,69 đồng doanh thu thuần, năm 2011 đạt 3,23 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng VLĐ. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của VLĐ của công ty tăng 0,54, tương ứng tỷ lệ tăng 20,07%.
- Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,006, tỷ lệ tăng 9,09%. Con số khả quan này cho ta thấy được việc sử dụng VLĐ của công ty là hợp lý và mang lại hiệu quả.
- Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết VLĐ đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng cho thấy năm 2011 VLĐ quay được 3,23 vòng tăng so với năm 2010 là 0,54 vòng (tức 20,07%). Điều này cho thấy thể hiện hiệu quả ngày một gia tăng khi công ty mở rộng quy mô sản xuất cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao rõ rệt.
- Số ngày chu chuyển VLĐ: là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của VLĐ. Số ngày luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Năm 2010 công ty mất 134 ngày để luân chuyển được 1 vòng VLĐ và năm 2011 chỉ mất 111 ngày. Đây là một sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng VLĐ. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và sự phát triển lâu dài của công ty.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty cho thấy năm năm 2010 phải mất 0,37 đồng VLĐ mới tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2011 công ty chỉ còn mất 0,31 đồng để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần. Hệ số này giảm khá nhanh (16,44%) phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện đáng kể.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng VLĐ của công ty đang có hiệu quả, đó là dấu hiệu rất khả quan. Với thành quả đó, công ty cần tích cực phát huy hơn nữa trong việc đưa ra những giải pháp để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty trong 2 năm 2010 và năm 2011 được đánh giá thông qua các chỉ tiêu trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm
Số tuyệt đối
Số tương
đối 1.Doanh thu thuần 186652,79 230486,82 43834,03 23,48
2.Lợi nhuận trước thuế 4587,66 5150,84 563,18 12,28
3.Tổng vốn cố định bình quân 12689,71 15546,46 2856,75 22,51 5.Nguyên giá TSCĐ bình quân 21667,36 25901,81 4234,45 19,54
6.Hệ số doanh thu trên VCĐ 14,71 14,83 0,12 0,82
7.Hệ số LN trên VCĐ 0,36 0,33 -0,03 -8,33
8.Sức sản xuất TSCĐ 8,61 8,9 0,29 3,37
9.Sức sinh lời TSCĐ 0,212 0,198 -0,014 -6,6
10.Sức hao phí TSCĐ 4,72 5,03 0,31 6,57
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể:
- Hệ số doanh thu trên VCĐ: năm 2010 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 14,71 đồng doanh thu, năm 2011 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 12,32 đồng doanh thu. Mặc dù hệ suất này chỉ tăng nhẹ nhưng như vậy cũng cho thấy công ty đang sử dụng tốt nguồn VCĐ. Công ty cần nâng cao nguồn thu từ việc sử dụng VCĐ để nâng cao hơn trong việc tái sản xuất sau này.
- Hệ số lợi nhuận trên VCĐ: năm 2010 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 0,36 đồng lợi nhuận, năm 2011 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 0.33 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giảm 8,33% so với năm trước. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm để góp phần làm hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.
Như chúng ta đã biết, TSCĐ là bộ phận chính của vốn cố định cho nên để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty ta phải đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Về sức sản xuất của TSCĐ:
Năm 2010 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 8,61 đồng doanh thu, còn năm 2011 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 8,9 đồng doanh thu. Điều này cho thấy sức sản xuất của TSCĐ của công ty có xu hướng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ khá tốt. DN cần phát huy hơn.
Một đồng nguyên giá TSCĐ năm 2011 đem lại 0,198 đồng lợi nhuận ít hơn 0,014đồng so với năm 2010, giảm 6,6%. Nguyên nhân là do các chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho khả năng sinh lợi giảm đáng kể.
- Về sức hao phí TSCĐ:
Sức hao phí TSCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ. Nó cho biết năm 2011 để tạo ra một đồng lợi nhuận thì công ty phải đầu tư 5,03 đồng tăng 0,31 tương ứng 6,57% đồng so với năm 2010. Sức hao phí TSCĐ có xu hướng tăng tức là chi phí cũng tăng lên, điều này ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần có biện pháp để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận (cụ thể là hao phí TSCĐ vì TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong VCĐ của công ty).
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hơn, để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư thích đáng đổi mới, nâng cấp TSCĐ nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh của công ty.