Nguồn lực của Công ty Vietrans

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH MTV giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans (Trang 25)

a. Nguồn nhân lực.

Vietrans đã có một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên tốt nhất điều hành, quản lý, phụ trách hệ thống mạng lưới kho bãi ở khắp các đầu mối giao thông trong nước và trên thế giới. Tổng số cán bộ CNVC của Vietrans là hơn 1000 người. Với 80% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học. Vì yêu cầu của ngành nghề và công việc đòi hỏi, trình độ ngoại ngữ của CNVC làm việc trong Công ty được yêu cầù rất cao và được đào tạo cách kỹ lưỡng nên hầu hết các thành viên của Công ty đều biết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Trung, tiếng Nhật...

b. Nguồn lực tài chính.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính của Vietrans trong giai đoạn 2009- 2011.

Đơn vị: Triệu VNĐ. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng số vốn 1.923.714 2.651.273 3.145.768 Vốn cố định 591.225 615.967 524.294 Vốn lưu động 967.784 1.225.178 1.572.884 Vốn khác 364.704 810.127 1.048.589 Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietrans. 3.1.4. Lĩnh vực kinh doanh.

Hiện nay Vietrans đang tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh chính sau:

- Cung cấp dịch vụ giao nhận, bảo quản, vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường sông…đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng công trình, hàng quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất, hàng triễn lãm, hàng ngoại giao, hành lý cá nhân, hàng nguyên container và hàng thu gom lẻ.

- Đại lý tàu biển và đại lý hàng hóa hàng không tại các cảng biển và sân bay quốc tế của Việt Nam.

- Kinh doanh kho ngoại quan.

- Các loại hình kinh doanh khác như cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ xây dựng, cho thuê văn phòng, dịch vụ du lịch…

Nhờ có thương hiệu, uy tín lâu năm trong ngành giao nhận vận tải cùng với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đào tạo nhân lực và với quyết tâm của CBCNV trong toàn Công ty, những năm qua Công ty luôn làm ăn kinh doanh đạt kết quả cao.(Bảng 3.2).

Năm 2009 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh tế trong nước do suy thoái kinh tế thế giới gây ra vì vậy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành dịch vụ, đặc biệt là giao nhận vận tải, Vietrans cũng không nằm ngoài thực tế đó. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng vươn lên khẳng định thương hiệu và đẳng cấp quốc tế của mình, Vietrans vẫn đạt được kết quả đầy ấn tượng : doanh thu đạt 121% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 168 % so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải đạt 267.779 triệu đồng ( chiếm 36% tổng doanh thu), tiếp đó là hoạt động XNK với doanh thu đạt 238.026 (chiếm 32% tổng doanh thu), còn lại các hoạt động khác như dịch vụ kinh doanh kho vận, xây dựng, cho thuê văn phòng…cũng đạt được những kết quả đáng mừng.

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của Vietrans qua các năm 2009 -2011.

Đơn vị : Triệu VNĐ Các chỉ tiêu 2009 Tỷ trọng ( %) 2010 Tỷ trọng ( %) 2011 Tỷ trọng ( %) DT kinh doanh XNK. 238.026 32 307.053 32 331.041 30 DT dịch vụ Giao nhận 267.779 36 364.626 38 441.389 40 DT dịch vụ kinh doanh kho vận. 156.204 21 182.313 19 198.625 18 DT dịch vụ xây dựng, cho thuê VP 44.63 6 57.573 6 77.243 7

DT khác. 37.192 5 47.977 5 55.174 5

Tổng doanh thu 743.831 100 59.542 100 1.103.473 100

Nộp ngân sách 43.153 53.872 67.464

Lợi nhuận 55.020 58.196 79.894

Thu nhập bình quân 6.6 5.2 7.3

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2009- 2011)

Có thể nói những khó khăn trong năm 2010 đã không gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty khi doanh thu đạt 129% kế hoạch, nộp ngân sách đạt 484% kế hoạch, thu nhập bình quân đạt 5.2 triệu đồng/người.

Để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi hoạt động, Công ty đã hợp tác với tập đoàn Sinotrans của Trung Quốc thành lập liên doanh Sinovitrans với mục tiêu

khai thác dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh - thị trường lớn nhất nước. Trong năm 2010, ngoài những dự án lớn đã thực hiện, Vietrans đã ký được những hợp đồng giao nhận vận chuyển cho các siêu dự án như dự án Keangnam với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đôla Mỹ, dự án Lotte - 400 triệu đôla Mỹ.

Năm 2011, tổng doanh thu của Vietrans là 1.103.473 triệu VNĐ đạt 114% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận và nộp ngân sách cũng tăng so với năm 2010. Đạt được điều này là nhờ bên cạnh việc cung cấp dich vụ logistics, dịch vụ kho bãi, khai thuê hải quan cho các dự án lớn đã và đang thực hiện như Keangnam, Lotte, Golden Palace, Toyota, Tổng Giám đốc Công ty cùng lãnh đạo các phòng Tổng hợp pháp chế và Marketing đã trực tiếp marketing các dự mới như: dự án xây dựng đường, cầu vượt sông Đuống của tập đoàn Hanel, dự án đường sắt của thủ đô Hà Nội, dự án tại khu công công nghiệp Vietnam - Singapore, khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh với tổng trị giá mỗi dự án là hàng nghìn tỷ đồng.

3.2. Thực trạng về hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển.

3.2.1. Tình hình hoạt động.

Giao nhận vận tải ngoại thương là dịch vụ kinh doanh truyền thống của Công ty TNHH MTV giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans. Hàng năm dịch vụ kinh doanh này đóng góp gần 40% vào tổng doanh thu của toàn Công ty, trong đó giao nhận và chuyên chở bằng đường biển đóng góp vào tổng doanh thu giao nhận gần 80%, vì đây là phương thức giao nhận vận tải phổ biến nhất của Vietrans hiện nay do những ưu điểm như năng lực vận chuyển lớn, giá thành thấp, thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế… còn lại là từ giao nhận đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông. Để thấy rõ hơn tình hình giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Vietrans trong những năm gần đây, chúng ta đi vào phân tích các khía cạnh sau :

a. Về doanh thu hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển.

Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển không ngừng tăng lên qua các năm làm cho lợi nhuận cũng tăng theo. Năm 2009, doanh thu giao nhận vận tải biển đạt 267.779 triệu VNĐ, lợi nhuận đạt 82.476 triệu VNĐ. Đây là kết quả rất đáng mừng bởi năm 2009 được xem là một năm rất khó khăn đối

với ngành giao nhận vận tải biển. Cước vận tải duy trì mức thấp dưới giá thành trong một thời gian dài, hàng hóa khan hiếm, nhiều doanh nghiệp vận tải biển trong nước nhiều nơi không thể hoạt động được hoặc phải chấp nhận chạy rỗng một chiều, nếu không muốn để tàu nằm bờ. Kịch bản lỗ lớn đã được không ít chủ tàu tính đến.

Bảng 3.3: Tình hình doanh thu giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2009 2010 TL tăng 2010/2009 ( %) 2011 TL tăng 2011/2010 ( %) DT chung dịch vụ giao nhận 267.779 364.626 36,17 441.389 21,10 DT giao nhận đường biển. 206.190 288.055 39,70 335.456 16,46 CP giao nhận đường biển 123.714 178.595 44,36 221.401 23,97 DT giao nhận đường biển/DT

giao nhận chung.

77% 79% 76%

LN giao nhận đường biển. 82.476 109.460 32,72 114.055 4,20 LN/DT giao nhận bằng đường

biển 40% 38% 34%

(Nguồn:Phòng tổng hợp công ty Vietrans)

Năm 2010, doanh thu từ hoạt động này tăng 136% so với năm 2009 với 364.626 triệu VNĐ, cùng với lợi nhuận thu được là 109.460 triệu VNĐ. Năm 2011, doanh thu giao nhận vận tải biển đạt 441.389 triệu VNĐ, tăng 21% so với năm 2010, lợi nhuận đạt 114.055 triệu VNĐ.

Sang năm 2011, việc kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải biển hầu hết đều bị lỗ, nguyên nhân được các chuyên gia xác định là do rủi ro về tỷ giá quá lớn, cộng với lãi vay ngân hàng leo thang và giá nhiên liệu liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Trong khi đó, cước vận tải biển không tăng mà lại giảm. Lượng hàng thì giảm do kinh doanh khó khăn. Cùng với khó khăn chung của ngành giao nhận vận tải cả nước thì tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu từ giao nhận vận tải biển của Vietrans cũng giảm mạnh so với năm 2010, với 38%.

b. Về thị trường giao nhận.

Lượng giao hàng xuất khẩu của Vietrans tăng đều theo các năm. Năm 2009 tổng lượng giao hàng xuất khẩu đạt 112.540 tấn. Năm 2010 đạt 130.460 tấn đạt 119% so với

năm trước. Năm 2011 công ty giao được 150.550 tấn hàng, tăng 15,4% so với tổng hàng giao năm 2010.

Bảng 3.4: Cơ cấu sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu

vực thị trường. Đơn vị : Tấn Năm 2009 2010 2011 Giao hàng xuất

Khu vực lượngSản lượngSản 2010/2009 TL tăng ( %) Sản lượng TL tăng 2011/2010 ( %) ASEAN 27.836 36.659 31,70 43.057 17,45 Đông Bắc Á 20.145 20.482 1,67 27.400 33,78 Châu Âu 40.627 49.705 22,34 59.929 20,57 TT khác 20.932 23.613 12,81 20.173 - 14,57 Tổng xuất 109.540 130.460 19,10 150.560 15,41 Nhận hàng nhập ASEAN 35.439 39.610 11,77 51.826 30,84 Đông Bắc Á 38.078 45.818 20,33 56.071 22,38 Châu Âu 30.538 37.098 21,48 48.110 29,68 TT khác 21.615 25.274 16,93 20.872 - 17,42 Tổng nhập 125.670 147.800 17,61 176.880 19,68 Tổng cộng 235.210 278.260 18,30 327.430 17,67 % Nguồn:Phòng Tổng hợp Vietrans.

Lượng nhận hàng Nhập khẩu của Vietrans ba năm qua cũng tăng lên khoảng 20% mỗi năm. Năm 2009 Công ty nhận 125.670 tấn hàng nhập khẩu. Năm 2010 nhận 147.800 tấn hàng, đạt 117,6% so với năm trước. Năm 2011 lượng nhận hàng nhập của Vietrans tăng 19,67% , đạt 176.880 tấn. Đây là mức tăng khá cao đối với mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận tại các khu vực thị trường của Vietrans.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khối lượng hàng giao nhận của Vietrans trên các

khu vực thị trường.

Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietrans.

Lượng hàng giao tăng lên và thị trường giao hàng xuất khẩu lớn nhất của Công ty chủ yếu là thị trường Châu Âu (Chiếm gần 40% lượng hàng giao) tiếp đến là thị trường các quốc gia Đông Nam Á (gần 30%). Đây là những thị trường từ lâu đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với Việt Nam. Các mặt hàng nông sản, khoáng sản và hàng may mặc của Việt Nam vào các thị trường này hàng năm là rất lớn. Do đó, công ty cũng đã nhận được rất nhiều hợp đồng giao hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các thị trường này.

Thị trường Đông Bắc Á chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu lượng hàng nhận của Vietrans. Ở khu vực này, các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng. Hầu hết lượng giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty được vận chuyển ra vào khu vực Đông Bắc Á là của các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những bạn hàng lâu năm của Vietrans, là những quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á, và cũng là thị trường có nhu cầu giao nhận hàng XNK cao, rất tiềm năng cho công ty tiếp tục khai thác.

Ở cương vị là người giao nhận vận tải, Công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng nào, nhưng một số mặt hàng chủ yếu được vận tải bằng đường biển có thể kể ra là hàng dệt may, vải sợi, chè, gạo, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, gia súc…Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại Vietrans.

Đơn vị: Triệu VNĐ. Năm 2009 2010 2011 Giá trị Giá trị TL tăng 2010/2009 ( %) Giá trị TL tăng 2011/2010 ( %) Dệt may 110.780 120.764 9,01 137.713 14,03 Nông sản 70.131 94.329 34,5 112.025 18,76 Máy móc thiết bị 47.016 58.668 24,62 86.115 46,78 Linh kiện điện tử 35.829 61.622 72,00 61.132 - 0,80 Các mặt hàng khác 3.963 29.243 37,90 44.404 51,84

Tổng 267.779 364.626 36,17 441.389 21,05

Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ các phòng vận tải biển.

Hàng dệt may là một trong những mặt hàng giao nhận thế mạnh của Vietrans, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó mang lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Hơn thế nữa Vietrans lại có những khách hàng truyền thống là những công ty may mặc lớn như Atege Bremen, Sơn Hà, Vĩnh Phú…nên hàng năm doanh thu từ giao nhận hàng dệt may mang về cho Vietrans trên 30% tổng giá trị giao nhận vận tải bằng đường biển. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do sự kiểm soát và cấp hạn ngạch kiểm soát của châu Âu và châu Mỹ nên đã tỷ trọng giao nhận mặt hàng này có chiều hướng giảm sút.

Tiếp đến là hàng nông sản, đây cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản như gạo, chè, cà phê …luôn giữ vị trí ổn định. Tỷ trọng doanh thu từ giao nhận các mặt hàng này của Vietrans hàng năm là khoảng trên 25%.

Trong những năm gần đây, do yêu cầu phát triển khoa học kỷ thuật trong nước nên nhu cầu về nhập các mặt hàng thiết bị công nghệ tăng nhanh. Nhờ đó Vietrans đã ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, linh kiện xe máy, thiết bị y tế… Những mặt hàng này mang lại doanh thu giao nhận cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển của Vietrans. Vietrans. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả hoạt động kinh doanh của Vietrans trong ba năm vừa qua cũng như qua tổng hợp đánh giá của khách hàng về hoạt động giao nhận vận tải bằng đường biển của Vietrans ta có thể đi đến đánh giá hiệu quả hoạt động này tại Vietrans như sau:

Bảng 3.6: Các chỉ số đặc trưng của ngành giao nhận vận tải bằng đường biển. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 M (%) 27 38 31,2 Kđb(Container) 6.955 8.695 10.232 Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietrans. - Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng ( M%).

Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng của Công ty trong năm 2009 so với năm 2008 là 27%. Trong năm 2010 số lượng khách hàng tăng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng cao là 38% so với năm 2009, có được điều này là do những phục hồi của ngành giao nhận vận tải biển trong năm 2010 như phân tích ở trên. Năm 2011, tỷ lệ này giảm mạnh xuống còn 31,2%. Tuy nhiên đây vẫn là những con số khá cao so với tỷ lệ tăng trưởng khách hàng chung toàn ngành là 20%, điều này chỉ rất rõ hiệu quả của đội ngũ nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng và năng lực đàm phán ký kết hợp đồng. Trong thực tế để có được một hợp đồng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi nhân viên phải nỗ lực rất lớn từ khâu thiết lập mối quan hệ đến ký kết hợp đồng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và những chính sách khách hàng tốt, Vietrans đã đạt được hiệu quả cao như trên.

- Năng suất khai thác tuyến đường biển.( Kđb)

Năng suất khai thác tuyến đường biển (Kđb) là số lượng container vận chuyển mỗi năm. Đối với một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải biển như Vietrans thì việc khai thác các tuyến đường biển được thực hiện rất tốt. Cụ thể trong năm 2009, số lượng container hàng hóa được giao qua đường biển là Kđb = 6.955 container.

Năm 2010, Kđb tăng 25% so với năm 2009 với Kđb = 8.695 container. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này trong năm 2011 so với năm 2010 là 31,2%, với Kđb = 10.232 container. Năng suất khai thác đường biển tăng trung bình là 32%, đây là tốc độ tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH MTV giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans (Trang 25)