Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

Trong hoạt động TT-TV thì nguồn lực thông tin luôn giữ vị trí quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin khoa học, là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TT-TV. Xây dựng nguồn lực thông tin tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của bất cứ cơ quan TT-TV nào, thư viện trường ĐHKTCN Thái Nguyên cũng không phải là ngoại lệ, nhằm cung cấp các tài liệu cho cán bộ, giảng viên, học viên, nhà nghiên cứu, sinh viên nhà trường. Chính vì vậy, nguồn lực thông tin của thư viện không chỉ tập trung đi sâu vào một số chuyên ngành đào tạo mà đòi hỏi thư viện phải có một nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng về các lĩnh vực KHKT liên quan, phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của nhà trường.

Hàng năm, thư viện Trường ĐHKTCN TN được đầu tư kinh phí tương đối ổn định để bổ sung nguồn lực thông tin, xây dựng và tạo lập được nguồn tài liệu với nội dung phong phú và đa dạng. Bên cạnh nguồn bổ sung bằng hình thức mua, thư viện còn sở hữu một nguồn tin rất quan trọng khác, đó chính là nguồn tài liệu nội sinh. Nguồn tin này bao gồm các luận văn, luận án tốt nghiệp cao học, tiến sỹ, các công trình nghiên cứu khoa học của Nhà trường và các tạp chí khoa học chuyên ngành được biếu, tặng…

Nguồn tài liệu mua

Đó là sách giáo trình, sách tham khảo tiếng Việt. Hiện nay thư viện có trên 3.400 tên sách, tương ứng với hơn 110.170 bản sách, bao gồm: Giáo trình tiếng Việt, sách than khảo, sách đọc, từ điển… Nội dung kho sách chủ yếu bao gồm tài liệu về KHKT như ngành điện, cơ khí, tự động hóa, điện tử, động lực…Ngoài ra, Nhà trường mới mở thêm một số ngành như Kinh tế, Môi trường, Xây dựng …nên thư viện cũng được bổ sung thêm một số giáo trình, tài liệu tham khảo về các ngành mới này.

39

Theo báo cáo, từ năm 2007- 2012, số lượng sách mua bổ sung được thể hiện trong Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Sách bổ sung theo năm, giai đoạn 2007-2012

Năm mua Số lƣợng cuốn

Số tiền mua (đồng) 2007 7.360 388.450.000 2008 9.540 415.220.000 2009 6.930 401.057.000 2012 1.490 113.776.000

Biểu đồ 4: Bổ sung tài liệu theo năm, giai đoạn 2007-2012

Nhìn vào Bảng 3 và Biểu đồ 4 có thể thấy, việc bổ sung vốn tài liệu mua của thư viện theo các năm là tương đối ổn định trong 3 năm liền từ 2007-2009. Năm 2007 thư viện được cấp 388.450.000 đồng và bổ sung được 7.360 cuốn sách. Năm 2008, thư viện được cấp tới 415.220.000 đồng và bổ sung thêm được 9.540 cuốn sách. Năm 2009, tuy có giảm đôi chút, thư viện vẫn được cấp 401.057.000 đồng và tiếp tục bổ sung thêm được 6.930 cuốn sách mới. Tuy nhiên, 2 năm 2010- 2011 tiếp theo đó, Nhà trường không đầu tư mua tài liệu,

40

giáo trình cho thư viện. Và mãi đến năm 2012 nhà trường mới tiếp tục đầu tư kinh phí để bổ sung tài liệu, nhưng với lượng kinh phí ít hơn rất nhiều so với những năm 2007-2009. Cụ thể là, năm 2012, với số kinh phí 113.776.000 đồng, thư viện chỉ mua được vẻn vẹn 1.490 cuốn sách, tức chỉ bằng 1/4 lượng sách được bổ sung hàng năm trước đó. Lý giải cho sự giảm sút đáng kể trong đầu tư và bổ sung tài liệu này là, một mặt nhà trường gặp khó khăn chung về kinh phí, mặt khác nhà trường yêu cầu chú trọng hơn đến chất lượng sách và tăng lượng đầu sách cung cấp cho thư viện nhằm bổ sung vào nguồn tài liệu cho một số ngành đào tạo mới của nhà trường.

Nguồn tài liệu nội sinh

Tài liệu nội sinh là một bộ phận quan trọng trong nguồn tin của thư viện. Nguồn tài liệu nội sinh hay tài liệu xám được tạo ra trong quá trình hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, phản ánh đầy đủ và có hệ thống, tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu khoa học cũng như định hướng phát triển của nhà trường. Nguồn tài liệu này rất hữu ích trong việc phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong tường, bao gồm nhiều loại hình tài liệu như : luận văn, luận án, báo cáo kết quả nghiên cứu…hàng trăm đĩa CD-ROM chứa dữ liệu luận văn, luận án.

Ngoài nguồn tài liệu mua, thư viện có một nguồn tài liệu nội sinh rất dồi dào. Cụ thể mỗi năm thư viện nhận hàng trăm luận văn tốt nghiệp cao học (kèm đĩa CD-ROM) các ngành KHKT như chuyên ngành tự động hóa, cơ khí chế tạo máy, cơ điện tử…và rất nhiều tạp chí chuyên ngành KHKT.

Quy trình bổ sung tài liệu tại thư viện được thực hiện như sau: Hàng năm, lãnh đạo TV đề nghị nhà xuất bản lập danh mục tài liệu mới, tài liệu tái bản về KHKT gửi đến TV. Tiếp đến cán bộ làm công tác chuyên môn bổ sung sách hàng năm lập một danh sách tài liệu mà bạn đọc mượn bị thiếu, cần bổ sung, kết

41

hợp với tổ bộ môn của các khoa lập một danh sách các môn học mới đề nghị TV mua phục vụ bạn đọc. Sau đó TV tổng hợp số lượng tài liệu cần mua và gửi tới nhà xuất bản. Sau một thời gian nhất định, nhà xuất bản giao sách tận nơi cho thư viện kèm theo danh mục sách đặt mua, hóa đơn chứng từ thanh toán. Sách được đưa về TV phân theo các kho sau khi đã đăng ký sổ tổng quát cho lô sách đó. Tại mỗi kho, sách được đăng ký vào sổ đăng ký cá biệt, chuyển sang làm công tác xử lý kỹ thuật nghiệp vụ của thư viện và dán nhãn.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)