Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 84)

3.3.1 Nâng cao chất lượng hướng dẫn bạn đọc sử dụng TV

Công tác hỗ trợ và nâng cao chất lượng đào tạo bạn đọc là một yếu tố đặc biệt quan trọng tăng cường công tác hoạt động TT-TV phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu của Nhà trường.

Cho đến nay, việc đào tạo và hướng dẫn bạn đọc tại thư viện đã triển khai bằng cách là: Cứ đầu năm học, sinh viên khóa mới (sinh viên năm thứ nhất) nhập trường thì thư viện được nhà trường bố trí một số buổi giới thiệu và hướng dẫn sinh viên cách khai thác thông tin và sử dụng thư viện. Công việc hướng dẫn đó hầu như không đạt hiệu quả cao vì bạn đọc chưa hình dung được phần mềm về thư viện như thế nào? cách tra cứu ra sao? Bên cạnh đó một buổi hướng dẫn cho bạn đọc với số lượng đông lên tới hàng trăm bạn đọc nên rất hạn chế trong công tác hướng dẫn. Để nâng cao chất lượng đào tạo, hướng dẫn bạn đọc cách khai thác và sử dụng thư viện, thư viện có thể đào tạo bạn đọc bằng một số hình thức:

- Sử dụng các bảng, phiếu hướng dẫn sử dụng ngay ở các phòng của thư viện để bạn đọc có thể tiếp cận trước khi tìm kiếm thông tin.

- Tổ chức các lớp hướng dẫn, đào tạo bạn đọc qua trang Web của thư viện. Nội dung cần linh hoạt để phù hợp với từng đặc điểm, trình độ và nhu cầu của từng nhóm bạn đọc.

- Tổ chức các buổi tọa đàm về cách sử dụng và khai thác sản phẩm và dịch vụ TT-TV.

- Xây dựng video clip giới thiệu về thư viện và các bước tra cứu và tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ TT-TV.

83

Riêng đối với sinh viên khóa mới, Thư viện nên xây dựng chiến lược cụ thể hơn nữa cho công tác hướng dẫn. Sau buổi hướng dẫn đó sẽ có phiếu điều tra để thăm dò mức độ và khả năng tiếp thu của bạn đọc giúp họ sau khi học có thể sử dụng và khai thác thông tin của Thư viện.

Thư viện cũng phải tổ chức hướng dẫn thường xuyên, định kỳ hàng quý nhằm giúp bạn đọc có thể khai thác thông tin, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

3.3.2 Ứng dụng rộng rãi các biện pháp Marketing TT-TV

Thư viện cần tăng cường và quảng bá, giới thiệu về thư viện, quảng bá về công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện, đặc biệt là quảng bá các sản phẩm và dịch vụ TT-TV.

Thư viện cần giới thiệu, quảng bá rộng rãi các sản phẩm và dịch vụ TT-TV hiện có tại thư viện đến với bạn đọc thông qua nhiều hình thức như:

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị.

- Triển lãm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ TT-TV. - Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng thư viện.

- Phát hành các tờ rơi hay biên soạn các tập san giới thiệu về thư viện. - Trang Web của thư viện chính là công c ụ quảng bá, giới thiệu về thư viện và các nguồn lực thông tin mô ̣t cách nhanh chóng và câ ̣p nhâ ̣t nhất giúp bạn đọc có được thông tin kịp thời.

Chính vì vậy, trang Web cần được câ ̣p nhâ ̣t thông tin thường xuyên . Ngoài ra, thư viện cũng có thể marketing các hoạt động dịch vụ của mình thông qua viê ̣c viết bài , đưa tin về các thế ma ̣nh của thư viện, hoă ̣c các sự kiê ̣n , hô ̣i nghi ̣ sắp tổ chức và gửi lên các website có uy tín . Thư viện cần sớm xúc tiến xây dựng video clip giới thiệu về thư viện, về công tác tổ chức và hoạt động TV.

Có thể tổ chức câu lạc bộ bạn đọc tích cực cũng là biện pháp giúp bạn đọc và cán bộ thư viện có những hoạt động gắn kết nhau hơn và hiểu biết sâu rộng về thư viện hơn. Ngoài ra, thư viện cũng cần thiết lập mối liên hệ chặt

84

chẽ với bạn đọc, xử lý kịp thời các ý kiến phản hồi của bạn đọc vì đây là cơ sở để thư viện nắm bắt được tình hình phục vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc.

Việc tăng cường công tác marketing TT-TV còn giúp thư viện nắm bắt chính xác, kịp thời nhu cầu tin của bạn đọc, từ đó có biện pháp khắc phục các mặt tồn tại trong công tác tổ chức và hoạt động TT-TV, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TT-TV, không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV.

85

KẾT LUẬN

Thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển với nhiều nỗ lực, cố gắng trong phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ TT-TV, Thư viện đã từng bước được đầu tư, phát triển và trở thành một thư viện chuyên ngành về KHKT quan trọng của khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, trước nhu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới hiện nay, Thư viện Trường ĐHKTCN cần được tiếp tục phát triển, hoàn thiện hơn nữa để đảm nhiệm hiệu quả vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của mình trong sự nghiệp của Nhà trường.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện trường ĐHKTCN trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, dựa trên các tiêu chí đánh giá về tổ chức và hoạt động TT-TV tại một trường đại học, luận văn đã nêu bật được các mặt mạnh và hạn chế của thư viện và đề xuất ba nhóm giải pháp cần thực hiện một cách đồng bộ để hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả và vai trò của thư viện trường ĐHKTCN TN trong thời gian tới. Trong số các giải pháp đã được đề xuất, giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao vị thế pháp lý của thư viện thành TTTTTV như một tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Trường ĐHKTCN TN được cho là giải pháp có tính đột phá cần sớm được tiến hành. Các giải pháp quy hoạch phát triển và nâng cao trình độ cán bộ TT-TV và liên kết, giao lưu với các cơ quan TT-TV trong khu vực và trong cả nước được tác giả nhìn nhận là những giải pháp rất cơ bản cần được thực hiện một cách thường xuyên, bền bỉ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của TV hiện nay và trong thời gian tới.

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Âu Cẩm Linh (2009), Tổ chức và quản lý công tác thư viện, Nxb. Giáo

dục, Hà nội.

2. Bộ Văn hóa – Thông tin. Về công tác Thư viện: Các văn bản pháp quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện hành về Thư viện, Hà Nội, 2002

3. Bùi Loan Thùy, Đào Hoàng Thúy (1998), Tổ chức và quản lý công tác

thông tin thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, TP HCM.

4. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

5. Bùi Văn Phúc (2004), Tổ chức thông tin hướng tới việc nâng cao chất

lượng đào tạo trong trường đại học, Kỷ yếu hội thảo tổ chức hoạt động

Thông tin – Thư viện trong trường Đại học tại Đà Nẵng.

6. Cao Minh Kiểm (2006), Một số xu thế phát triển thư viện trong kỷ

nguyên thông tin và đòi hỏi đối với cán bộ thông tin – thư viện. Kỷ yếu

Hội thảo khoa học: Ngành Thông tin - thư viện trong xã hội thông tin, tr.302-309

7. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động thông tin thư viện: Giáo

trình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Đoàn Phan Tân (2002), Thông tin học: Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

9. Lê Quỳnh Chi (2008) Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo”. Tạp chí thư viện (Số 2) Tr18- 21

10.Lê Văn Viết (2004), Lạm bàn về một số thuật ngữ ngành thư viện -

thông tin, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (Số 2), tr.17 – 21

11. Ngô Ngọc Chi (2006) Hoạt động thư viện thông tin Việt Nam trên

đường hội nhập . Tạp chí thư viện Việt nam (số 4+5) Tr 32

12.Nguyễn Minh Hiệp (2003), Thư viện đại học phía Nam: Năng động

trong quá trình cải tạo và sáng tạo trên bước đường phát triển” . Tạp chí

87

13. Nguyễn Thị Hai (2007), Chia sẻ nguồn lực thông tin - thư viện”, Tạp

chí Thư viện Việt Nam, (số 11), tr.45-46.

14. Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Xây dựng Thư viện đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng giáo dục”, tạp chí Giáo dục,(107),tr. 40-42.

15. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Tổ chức và quản lý

công tác TT-TV, Hà Nội, tr.7-11, 74-77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn(2006), Quan điểm xây dựng

chiến lược và mục tiêu phát triển hoạt động thông tin-thư viện đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa

học và công nghệ - Lần thứ V, tr.43-48.

17. Nguyễn Viết Nghĩa (2005), Consortium – hình thức có hiệu quả để bổ

sung nguồn tin điện tử, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và

công nghệ - Lần thứ V, tr.33-38

18. Nguyễn Viết Nghĩa (2009), Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài

liệu hiện nay, Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay - Kỷ yếu hội

thảo khoa học - Đại học KHXH&NV - Hội Thông tin Tư liệu KH&CN Việt Nam, tr.117-121.

19.Thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (2012), Biên bản kiểm kê

tài sản năm 2005 - 2012.

20.Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Cục

Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc Gia, Hà Nội.

21.Trần Thị Minh Nguyệt (2004). Tập bài giảng người dùng tin chuyên

ngành Khoa học Thư viện. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

22. Trần Thị Quý (2007), Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin - yếu tố

quan trọng để các trung tâm thông tin thư viện đại học Việt Nam phát

triển bền vững, Kỷ yếu hội thảo : Khoa học và thực tiễn hoạt động thông

tin – thư viện, tr.44 – 53, ĐHQGHN, Hà Nội.

88

24.Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (2012), Báo cáo

tổng kết năm học 2005-2012.

25.Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Lịch sử về trường.

Website http://www.tnut.edu.vn

26.Vũ Dương Thúy Ngà (1999) Phân loại tài liệu.-H.:Đại học Văn hóa Hà

Nội, Hà Nội

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Budd, John.1984. “The Education of Academic Librarians”. College &

Research Libraries 45 (January): 15-24.

2. Nguyen Huy Chuong 1998. “Automating Vietnam’s Academic Libraries: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---

LÊ THỊ HƢƠNG

CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN

PHỤ LỤC LUẬN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

90

PHỤ LỤC

91

ĐẠI HỌC KTCN THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG CNTT-TV Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU THÔNG TIN

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng tin tại Thư Viện trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Tôi xin gửi tới Anh (Chị) phiếu thăm dò này. Mong nhận được câu trả lời từ Anh (Chị) các câu hỏi sau đây. Đánh dấu X vào phương án lựa chọn thích hợp và ghi ý kiến vào dòng để trống sau đây:

1. Họ và tên……….……...Nam Nữ

2. Đơn vị công tác………...

3. Học hàm, học vị:

Giáo sư Tiến sỹ Thạc sỹ Kỹ sư Sinh viên

4. Anh (Chị) thƣờng sử dụng thông tin bằng ngôn ngữ nào?

Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Trung Ngôn ngữ khác

5. Loại hình tài liệu nào Anh (Chị) thƣờng dùng?

Sách, giáo trình Tra cứu thông tin Luận văn, luận án Tư vấn thông tin

Sử dụng phòng mạng Đề tài nghiên cứu KH Tạp chí khoa học Tài liệu khác

92

6. Vốn tài liệu đã đáp ứng với nhu cầu tin của bạn đọc chƣa?

Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng một phần Không đáp ứng

7. Anh (Chị) hay đến Thƣ viện để khai thác thông tin không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không

8. Anh (Chị) tìm kiếm thông tin nhƣ thế nào?

Nhờ cán bộ TV tìm giúp Tìm thông tin qua mạng OPAC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tìm kiếm tại phòng trưng bày của TV Qua mạng Internet

9. Anh (Chị) dành bao nhiêu thời gian để thu thập thông tin trong một ngày?

Hơn một giờ Một giờ Không có thời gian

10. Anh (Chị) đánh giá nội dung sau:

- Chất lượng nội dung nguồn tài liệu của Thư Viện

Tốt Chấp nhận được Chưa tốt

- Tinh thần thái độ phục vụ cán bộ Thư Viện

Nhiệt tình Chấp nhận được Chưa tốt

- Cơ sở vật chất và phương tiện tra cứu của Thư Viện

93

11. Anh (Chị) cho ý kiến đóng góp để Thƣ Viện nâng cao chất lƣợng hoạt động Thông tin - Thƣ viện:

………...………

………..………

………..………

………...………

………...……… Xin trân thành cảm ơn về những đóng góp của Anh (Chị).

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 84)