Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức và hoạt động thông tin-

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 62)

thông tin-thƣ viện tại trƣờng Đại học Kỹ thuật công nghiệp

2.3.1 Ưu điểm

Thư viện luôn nhận được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để TV hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Thư viện là đơn vị sự nghiệp phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hàng năm, TV lập kế hoạch, dự trù nguồn tài liệu trước Ban giám hiệu để có kế hoạch bổ sung tài liệu hàng năm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng vốn tài liệu của TV.

Thư viện ĐHKTCN TN là thư viện đầu ngành về các lĩnh vực KHKT như điện, điện tử, cơ khí, cơ điện tử, động lực…nên tài liệu rất đa dạng và phong phú.

Trong số bạn đọc được hỏi có tới 40% bạn đọc sử dụng sách giáo trình của Thư viện. Đây là tín hiệu đáng mừng về nguồn tài liệu của thư viện.

Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị, máy móc đã được đầu tư mới và hiện

đại. Thư viện đã được trang bị nhiều thiết bị thiết yếu và đắt tiền như máy tính, phần mềm quản trị tích hợp ILIB 4.6, máy in, máy photo…ngoài ra nhà trường đang xây mới một tòa nhà thư viện hiện đại 4 tầng nhằm nâng cấp cơ sở vật chất và diện tích thư viện, tiến tới hình thành và phát triển một thư viện quy mô rộng và chuyên môn hóa rất lớn tại Đại học khu vực Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động tại TV.

61

Về vốn tài liệu: Công tác bổ sung tài liệu được Ban giám hiệu nhà trường

quan tâm. Vì vậy, thư viện xây dựng được ngồn vốn tài liệu khoa học- công nghệ tương đối phong phú. Vốn tài liệu truyền thống ngày càng được mở rộng, khối lượng tài liệu lớn. Bên cạnh đó thư viện đang bổ sung tài liệu điện tử tạo tiền đề xây dựng thư viện điện tử trong tương lai.

Đội ngũ cán bộ thư viện: có trình độ đồng đều, đúng chuyên môn nghiệp

vụ, có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Thư viện thường xuyên thực hiện việc cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ bằng nhiều hình thức như: cử cán bộ đi tập huấn, tham quan các thư viện trong khu vực…Và hầu hết cán bộ thư viện đều làm chủ được công nghệ mới để phục vụ tốt công tác chuyên môn cũng như phục vụ bạn đọc.

Công tác đào tạo, hướng dẫn bạn đọc tại thư viện rất được chú trọng.

Hàng năm, thư viện đều tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất của nhà trường, giúp cho bạn đọc làm quen với thư viện, tiết kiệm thời gian tra tìm thông tin phục vụ học tập.

Công tác phục vụ bạn đọc luôn được cải tiến nhằm đáp ứng nhanh nhu

cầu tin của mọi đối tượng bạn đọc. Với việc tổ chức kho mượn tham khảo mở và phòng trưng bày đã thu hút phần lớn bạn đọc đến TV.

Thư viện liên kết với thư viện trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên và các thư viện trong khối ĐHTN. Thư viện còn tham gia vào Liên hiệp thư viện các trường dại học khu vực phía Bắc, nhà xuất bản KHKT tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ nguồn lực thông tin nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của bạn đọc.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác tổ chức và hoạt động của thư viện còn gặp một số hạn chế, bất cập:

62

Mặc dù có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường nhưng nhận thức của họ về vai trò, tầm quan trọng của thư viện vẫn chưa đúng tầm.

Nguồn tài chính dành cho TV để bổ sung tài liệu, giáo trình cho ngành mới vẫn thiếu, trong khi đó các ngành khác lại thừa. Tài liệu ngành mới như kinh tế, môi trường, xây dựng luôn trong tình trạng sách hết trong kho. Nguồn kinh phí bổ sung, tăng cường vốn tài liệu còn thụ động, phụ thuộc vào sự phân bổ kinh phí của nhà trường.

Lãnh đạo TV là cán bộ ngành khác sang kiêm nhiệm nên chưa chủ động trong công tác tổ chức và hoạt động của TV.

Trụ sở của TV chưa phù hợp với kiến trúc nhà thư viện chuyên biệt. Phòng cho mượn giáo trình hẹp và nhỏ chưa tương xứng với quy mô của thư viện. Trang thiết bị còn thiếu để có thể phục vụ một phòng đọc, phòng mượn mở, ảnh hưởng lớn tới việc phục vụ bạn đọc.

Đội ngũ cán bộ quá mỏng để có thể chuyên môn hóa, một người phải kiêm nhiều việc. Thời gian luân chuyển công việc quá ngắn (một kỳ học) dẫn tới tình trạng cán bộ mới tạm quen việc lại phải sang làm vị trí mới nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Cán bộ của TV đa số là cán bộ trẻ, tuy có nhiệt tình với công việc, song họ còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình quản lý và xử lý tài liệu.

Vốn tài liệu: Mặc dù TV đã có nhiều nỗ lực trong việc bổ sung vốn tài liệu, song vẫn chưa đảm bảo và đáp ứng đủ nhu cầu của bạn đọc như thiếu nhiều tài liệu chuyên ngành về một số ngành mới thành lập.

Bạn đọc của thư viện rất đông, chủ yếu là sinh viên. Phần lớn đối tượng bạn đọc này chưa tiếp xúc với công nghệ hiện đại, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, như sử dụng máy vi tính, tra cứu tìm tin trên phân hệ trực tuyến OPAC hoặc là sử dụng hệ thống phục vụ kho mở… Do vậy, thư viện gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn và phục vụ để có thể đáp ứng được nhu cầu tin của

63

bạn đọc. Một số bạn đọc còn thiếu ý thức trong việc sử dụng tài liệu và thiết bị tại thư viện như làm rách sách, làm hư hỏng thiết bị, máy tính nên thư viện gặp khó khăn trong công tác bảo quản tài liệu và thiết bị.

Cách dạy học thụ động “thầy giảng trò chép” làm giảm nhu cầu tin của

bạn đọc, làm thiếu tính năng động, tìm tòi tài liệu của bạn đọc.

Trong bối cảnh hiện nay, lượng thông tin tăng lên nhanh chóng việc lựa chọn, xử lý và sử dụng thông tin càng trở nên khó khăn. Bạn đọc khó xác định được thông tin nào là hữu ích, cần thiết cho mình. Nhiệm vụ của thư viện là phải nắm bắt được thông tin đó qua việc sắp xếp, phân tích, đánh giá thông tin từ đó có thể chủ động hướng dẫn, hỗ trợ bạn đọc khai thác thông tin một cách có hiệu quả.

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Các hạn chế và tồn tại trong tổ chức và hoạt động của thư viện là do một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: Nhà trường chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển TT-TV rõ ràng, cụ thể.

Thư viện chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển lâu dài cho công tác tổ chức và hoạt động TT-TV. Chưa hoạch định được một cách toàn diện và tổng thể công tác tổ chức và hoạt động TT-TV.

Thứ hai: Năng lực, trình độ cán bộ chuyên môn TT-TV còn nhiều hạn chế

Đội ngũ cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm công tác trong việc phục vụ, xử lý, khai thác thông tin, khó có thể đáp ứng những nhu cầu tin chuyên sâu. Cán bộ lớn tuổi tuy có tâm huyết với công việc, có kinh nghiệm trong công tác TV truyền thống, song lại hạn chế trong việc tiếp cận với công nghệ mới, nhất là CNTT. Cán bộ xử lý thông tin chuyên trách thiếu, do vậy các nguồn tin, sản phẩm của TV đã đi vào hoạt động chưa đủ đáp ứng với thông tin chuyên sâu.

64

Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ phục vụ còn hạn chế. Khả năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng còn hạn chế. Thiếu cán bộ hiệu đính các biểu ghi.

Thứ ba: Chiến lược bổ sung vốn tài liệu chưa được rõ ràng, cụ thể

Chiến lược bổ sung vốn tài liệu chưa cụ thể, rõ ràng. Số lượng bản trên một đầu sách bổ sung giảm dần. Quy mô bổ sung sách mới càng ngày càng ít. Nguồn kinh phí dành cho việc bổ sung, phát triển nguồn tin vừa không ổn định, vừa bị cắt giảm ngày một nhiều, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và quy mô nguồn tin của thư viện.

Thứ tư : Công tác bảo quản, lưu trữ tài liệu chưa được quan tâm một cách thích đáng

Không có kinh phí để thư viện tiến hành tu bổ, bảo quản sách. Sách hư hỏng, cũ nát chậm được phục chế hoặc thanh lý. Những sinh viên bỏ học, buộc thôi học vẫn nợ sách tại TV còn nhiều dẫn tới số lượng tài liệu bị thiếu hụt đáng kể.

Bên cạnh đó, hiện tượng bạn đọc làm thất lạc, mất sách quý hiếm, sách không tái bản là khá phổ biến. Điều này buộc cán bộ TV phải thay thế sách khác cho bạn đọc dẫn tới tình trạng sách quý hiếm giảm đi.

Diện tích kho mượn giáo trình nhỏ nên khó khăn trong công tác sắp xếp, lưu trữ sách. Không có hệ thống thông gió (không có quạt thông gió) cho kho gây nên không khí ngột ngại và ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ thư viện.

Thứ năm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị đã lâu, chậm được nâng cấp, sửa chữa

Việc đầu tư nâng cấp, bảo dưỡng thiết bị còn hạn chế. Thiết bị hỏng hóc không được sửa chữa kịp thời. Nhiều máy tính trong tình trạng hỏng và lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu sử dụng nhưng chưa được nâng cấp và thay thế.

65

Thứ sáu: Công tác xử lý nghiệp vụ tài liệu thiếu chuyên nghiệp

Công tác xử lý nghiệp vụ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng từ khóa. Thư viện áp dụng các chuẩn biên mục theo MARC21, mô tả tài liệu theo AACR2, và dùng bảng phân loại rút gọn 14 của DDC, nhưng việc định từ khóa vẫn chưa áp dụng theo một bộ từ khóa có kiểm soát, chưa có bộ từ khóa theo các chuyên ngành để xử lý các tài liệu liên quan, chủ yếu dùng từ khóa tự do dẫn tới việc không thống nhất, gây nhiều khó khăn trong công tác tra cứu và tìm kiếm TT.

Thứ bảy: Công tác đào tạo bạn đọc chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục

Công tác tập huấn, hướng dẫn bạn đọc nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng thư viện và tra cứu tìm tin chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời, chủ yếu hướng dẫn bạn đọc là sinh viên năm thứ nhất. Dẫn tới đông đảo bạn đọc chưa thực sự tích cực tham gia vào quá trình khai thác thư viện và tìm kiếm thông tin. Công tác tổ chức và hoạt động TT-TV của TV trường ĐHKTCN trong những năm qua đáp ứng phần nào yêu cầu của các cấp lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của ĐHKTCN. Tuy nhiên với yêu cầu phát triển, yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo như hiện nay thì công tác tổ chức và hoạt động TT-TV vẫn còn nhiều nhược điểm tồn tại. Yêu cầu cấp bách đặt ra là nhanh chóng hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động TT-TV ngang tầm với đòi hỏi về nâng cao chất, hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường trong giai đoạn mới hiện nay.

66

CHƢƠNG 3

Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động thông tin – thƣ viện tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là trường trọng điểm với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực về kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí cho khu vực Việt Bắc. Từ thực tế trên đòi hỏi Thư viện ĐHKTCN cần nhận thấy đầy đủ nhu cầu tin của bạn đọc và có kế hoạch hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động TT-TV nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy của thầy và trò trường ĐHKTCN. Căn cứ vào cơ sở phương pháp luận, xuất phát từ thực trạng triển khai công tác tổ chức và hoạt động TT-TV đã được trình bày tại Chương 1 và Chương 2, rất cần xác định và thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp phát triển tổ chức và hoạt động TT-TV trong thời gian tới, bao gồm các giải pháp sau:

3.1 Giải pháp công tác tổ chức thông tin- thƣ viện

3.1.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao vị thế pháp lý của thư viện

Hiện nay, Thư viện trường ĐHKTCN vẫn là một tổ chuyên môn trực thuộc Phòng Công nghệ Thông tin và Thư viện. Về phương diện hành chính-tổ chức, với vị thế một tổ chuyên môn trong một phòng như vậy, thư viện không thể có điều kiện cần thiết để phát huy tốt nhất vai trò của mình trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan chủ quản – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Với tư cách tổ trưởng một tổ chuyên môn, Giám đốc Thư viện, dù có chủ động, năng động và trách nhiệm đến mấy, thì những đề xuất, ý kiến của mình cũng rất khó hoặc chậm đến được cấp lãnh đạo, quản lý có thẩm quyền của cơ quan chủ quản và ngược lại, các chủ trương, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường cũng khó phát huy hiệu quả do chậm đến với lãnh đạo thư viện và không sát với yêu cầu phát triển của thư viện. Trong trường hợp, thủ trưởng trực tiếp của Giám đốc Thư viện, trưởng phòng chuyên môn, nếu lại là người không

67

thực sự am hiểu, gắn bó với công tác thư viện, thì dòng thông tin quản lý, ra quyết định liên quan tới sự điều hành, phát triển thư viện lại còn gặp thêm khó khăn hơn nữa. Về mặt xã hội, mặc dù phải đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong phạm vi một trường đại học không nhỏ như Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, với nhiều nhiệm vụ nặng nề và trách nhiệm đối với nguồn tài sản rất đáng kể của nhà nước, Giám đốc Thư viện hiện nay chỉ được xếp ngạch bậc của tổ trưởng, với mức phụ cấp chức vụ thấp nhất trong thang bậc hành chính, điều này thực sự là bất hợp lý và thiếu công bằng. Xét về chức năng, nhiệm vụ, vai trò và quy mô hoạt động, thư viện chí ít cũng phải được xếp vào vị trí ngang với một khoa của nhà trường hoặc hơn thế, tương đương với một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc nhà trường, có tư cách pháp nhân và tài khoản hoạt động riêng.

Xét thực trạng tổ chức và hoạt động hiện nay của thư viện và đặt trong bối cảnh chung về công tác TT-TV của ĐHTN, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao vị thế pháp lý của thư viện trường ĐHKTCN có thể được thực hiện theo phương án nâng cấp Thư viện hiện nay thành Trung tâm Thông tin- thư viện trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên như một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Trung tâm Thông tin-Thư viện này có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:

a) Xác định nhu cầu thông tin thiết yếu về quản lý, lãnh đạo, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các nhóm người dùng tin của Nhà trường; xây dựng và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển của nhà trường, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn tin nội sinh phản ánh đẩy đủ và có hệ thống các kết quả nghiên cứu, đào tạo và tiềm lực của nhà trường; tham gia Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin khoa học và công nghệ;

68

b) Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động TT-TV phù hợp với các chương trình, mục tiêu phát triển của nhà trường, bảo đảm TTTTTV là một bộ phận hữu cơ của nhà trường, thành viên chủ chốt của hệ thống TT-TV của Đại học Thái Nguyên, thành viên tích cực trong hệ thống TT-TV các trường đại học và hệ thống TT-TV quốc gia;

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)