Ảnh hưởng của việc vi phạm bản quyền tài liệu khoa học và

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Trang 78)

9. Bố cục của luận văn

2.3.3.Ảnh hưởng của việc vi phạm bản quyền tài liệu khoa học và

công nghệ đối với hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Hậu quả của việc vi phạm bản quyền tác giả dù cố tình hay vô ý không chỉ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người sử dụng khác, điều này còn gây tâm lí e ngại cho các nhà văn hóa, khoa học, khi muốn công bố tác phẩm của mình. Chính điều này cũng dẫn đến hệ quả là khó tạo ra những công trình khoa học, văn hóa, nghệ thuật có giá trị, ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển lành mạnh của xã hội, mà đặc biệt cản trở sự phát triển khoa học, công nghệ của đất nước và thậm chí có thể dẫn đến những xung đột trong quan hệ quốc tế.

Đối với Viện Khoa học xã hội Việt Nam - cơ quan đầu ngành về nghiên các lĩnh vực khoa học xã hội của cả nước thì việc vi phạm bản quyền tác giả sẽ dẫn đến một hậu quả rất lớn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nền khoa học của cả nước.

Mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của Viện Khoa học xã hội Việt Nam là công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao để khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Viện đối với đời sống khoa học nước nhà. Các công trình này phải được sử dụng vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển kho tàng trí tuệ của khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung. Vì vậy, nếu các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và người dung tin không thực hiện nghiêm túc pháp luật về bản quyền tác giả thì sẽ xảy ra tình trạng nhiều người sao chép các công trình khoa học của nhau, việc này gây ra hậu quả là chất lượng các công trình khoa học không đảm bảo, không thể phát huy được tính sáng tạo của các nhà nghiên cứu. Từ đó, kết quả các công trình khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam sẽ không mang lại hiệu quả cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của nước ta, dẫn đến mục tiêu chiến lược nêu trên sẽ không thể thực hiện được.

Khi các thư viện trực thuộc không thực thi nghiêm túc pháp luật về bản quyền tác giả tài liệu khoa học và công nghệ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng sao chép, làm cho các nhà nghiên cứu của Viện không phát huy hết trình độ và năng lực nghiên cứu. Từ đó việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng của Viện Khoa học xã hội Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, các thư viện trực thuộc Viện phục vụ một số lượng bạn đọc rất lớn, đó là các học viên cao học, các nghiên cứu sinh ở trong và ngoài Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Vì vậy, hậu quả của việc vi phạm bản quyền là dẫn đến tình trạng chất lượng luận văn, luận án không cao, từ đó đội ngũ thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo sẽ có trình độ chuyên môn không tốt.

Việc vi phạm bản quyền tác giả tài liệu khoa học và công nghệ ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn ảnh hưởng đến các hoạt

động của các thư viện, cụ thể là công tác phục vụ bạn đọc trở nên lộn xộn, quản lý tài liệu gặp nhiều khó khăn, tài liệu trong thư viện dễ hư hỏng do các thư viện cho bạn đọc mượn tài liệu thoải mái và phô tô tài liệu không giới hạn… Ngoài ra, việc các thư viện phô tô hay số hóa tài liệu không trả phí cho tác giả làm ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo ra các công trình mới có chất lượng, do các tác giả không nhận được thù lao xứng đáng cho công sức mà họ đã bỏ ra và không đủ niềm tin cũng như kinh phí để thực hiện công trình sáng tạo mới.

Bên cạnh đó, việc các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam sử dụng các chương trình hay phần mềm máy tính không bản quyền sẽ gây ra hàng loạt những vấn đề phức tạp trong quan hệ thương mại quốc tế. Điều này góp phần ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, làm giảm thu nhập của từng cá nhân, là trở ngại lớn cho sự lớn mạnh của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, từ đó kìm hãm sự phát triển của cả hệ thống công nghệ thông tin. Hơn nữa, những tác hại từ vi phạm bản quyền phần mềm sẽ làm xấu đi hình ảnh các phần mềm sản xuất trong nước, làm ảnh hưởng các phần mềm mang thương hiệu Việt Nam và rất dễ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế khi bị kiện hoặc không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ phía nhà sản xuất. Ngoài ra, dùng những phần mềm bất hợp pháp còn dễ bị nhiễm vi rút và ẩn chứa nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng.

Như vậy, việc vi phạm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam sẽ gây ra những hậu quả rất lớn như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành khoa học xã hội, ảnh hưởng đến việc đào tạo đội ngũ các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và của cả nước nói chung.

2.4 Đánh giá việc thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Bên cạnh việc vi phạm bản quyền tài liệu trong quá trình hoạt động tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã được trình bày ở phần trên, thì hiện nay ở đây vẫn có những mặt tích cực trong việc thực thi bản quyền tác giả.

Đầu tiên là phải nói đến mặt tích cực trong việc nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lí và cán bộ thư viện ở đây về vấn đề bản quyền tác giả. Có đến gần 100% cán bộ lãnh đạo, quản lí và cán bộ thư hiểu thế nào là hành vi vi phạm bản quyền tác giả và những vấn đề này được điều chỉnh chủ yếu ở trong các văn bản pháp luật nào của nước ta. Ngoài ra, người dùng tin ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam có trình độ cao nên sự hiểu biết của một bộ phận người dùng tin về những vấn đề cơ bản của bản quyền tác giả là tương đối sâu, từ sự nhận thức sâu đó dẫn đến họ có ý thức hơn trong việc sử dụng thư viện để phần nào giảm thiểu việc vi phạm các quy định về bản quyền tác giả.

Trên đây là vấn đề nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lí, cán bộ thư viện và người dùng tin đối với bản quyền tác giả. Còn đối với việc thực thi pháp luật về quyền tác giả thì ở 20 thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam mà chúng tôi khảo sát cũng có những mặt tích cực nhất định. Đối với công tác nhân bản tài liệu thì hiện nay không phải thư viện nào ở đây cũng tiến hành nhân bản tài liệu một cách tràn lan để phục vụ bạn đọc. Trong tổng số các thư viện có dịch vụ nhân bản tài liệu thì đã có một vài thư viện thực hiện nhân bản chỉ một bản lưu trong thư viện theo đúng quy định nhằm phục vụ bạn đọc được tốt hơn. Việc phô tô tài liệu ở đây cũng có những thư viện thực hiện một cách nghiêm túc. Theo số liệu điều tra thì có hai trên tổng số 20 thư viện là chỉ cho bạn đọc sử dụng tài liệu tại chỗ mà không được phô tô, trong số 18 thư viện cho phép bạn đọc được phô tô tài liệu thì có đến sáu thư viện quy định tỉ lệ số trang tối đa của tài liệu mà bạn đọc được phô tô,

điều này hạn chế việc phô tô tài liệu một cách thoải mái dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tại các thư viện.

Biểu đồ 12: Quy định về việc phô tô tài liệu tại 20 thư viện (%)

10

30 60

Không được phô tô

Quy định số trang khi phô tô Không quy định số trang khi phô tô

Qua biểu đồ trên, thấy rằng có đến 40% thư viện (10% không được phô tô và 30% quy định số trang khi phô tô) thực hiện khá nghiêm túc về vấn đề bản quyền trong việc cho bạn đọc phô tô tài liệu. Đây là quy định hết sức quan trọng để tránh việc phô tô tài liệu một cách tràn lan, dẫn đến tình trạng sao chép sản phẩm của nhau. Mặc dù mới chỉ có một vài thư viện có những quy định rõ ràng về vấn đề này, tuy nhiên đây sẽ là những tấm gương cho các thư viện khác làm theo. Hy vọng rằng trong thời gian tới số lượng các thư viện có những quy định rõ ràng này sẽ càng nhiều hơn để từ đó hạn chế đến mức tối đa việc vi phạm bản quyền tác giả diễn ra ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Bên cạnh việc quy định số trang tài liệu tối đa bạn đọc được phô tô, một số thư viện đã có những quy định dạng tài liệu nào được phô tô và dạng tài liệu nào không được phô tô. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện nay đã

có những thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam quản lí nghiêm ngặt hơn khi bạn đọc muốn phô tô tài liệu, đặc biệt đối với các tài liệu dưới dạng bản thảo chưa được xuất bản thì các thư viện hạn chế đến mức tối đa cho bạn đọc sao chép . Theo như quan sát và điều tra thì hầu hết các thư viện ở đây đều lưu trữ riêng các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước - những tài liệu còn ở dạng bản thảo này được sự quản lí chặt chẽ của cán bộ thư viện, bạn đọc chỉ được mượn đọc tại chỗ mà không được mượn về nhà hoặc phô tô hay chụp ảnh.

Thời gian gần đây, các viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác với các nhà xuất bản (chủ yếu là Nhà xuất bản Khoa học xã hội) để xuất bản các bộ sách tổng tập, như: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc

thiểu số Việt Nam, Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Tổng tập văn học dân gia người Việt…(những bộ tổng tập này do Viện Nghiên cứu

văn hóa hợp tác với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản). Các bộ Tổng tập này được tập hợp từ một khối lượng tài liệu rất lớn, ngoài những tài liệu đã xuất bản thì còn có những tài liệu đánh máy và chép tay. Đối với những tài liệu đã xuất bản và được lưu trữ trong các thư viện thì khi tiến hành biên soạn những bộ tổng tập này nhóm biên soạn sẽ xin phép thư viện để sử dụng nguồn tư liệu. Ngoài ra, những tài liệu chưa xuất bản thì khi sử dụng đưa vào tổng tập, nhóm biên soạn sẽ xin phép và trả một phần thù lao cho tác giả đó. Bên cạnh đó, khi sử dụng các nguồn tài liệu ở trong bộ tổng tập thì đều ghi rõ xuất xứ. Có thể thấy đây là việc thực thi bản quyền tác giả một cách nghiêm túc khi tham gia công tác xuất bản tại các viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Một ưu điểm nữa trong việc thực thi bản quyền tác giả tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đó là vấn đề sử dụng các chương trình máy tính hay các phần mềm ứng dụng văn phòng. Bởi, hiện nay có

khoảng gần 1/3 (25.4%) số cán bộ thư viện trả lời rằng ở đây vẫn trả tiền khi sử dụng các chương trình máy tính hay các ứng dụng văn phòng (Windows, microsoft Office, Photoshop hay một số các phần mềm của Việt Nam: Từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietky…). Hiện nay, trong khi các hệ điều hành, các chương trình máy tính ứng dụng văn phòng hay các phần mềm đã được đưa lên mạng một cách tràn lan, chỉ cần download về máy mình là có thể dùng một cách thoải mái mà không cần phải trả bất kì một khoản phí nào thì ở đây vẫn có gần 1/3 các cán bộ thư viện vẫn được cơ quan trả tiền cho công ti máy tính khi cài đặt các chương trình máy tính là một việc làm rất nghiêm túc trong việc thực hiện bản quyền tác giả.

Tóm lại, trên đây là một vài ưu điểm của việc thực thi bản quyền tác giả tài liệu khoa học công nghệ ở 20 thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Qua đây chúng ta thấy trong quá trình hoạt động của 20 thư viện cũng đã có những thư viện thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định về bản quyền tác giả, đây là những tín hiệu đáng mừng mà cần phải được duy trì và phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu khoa học một cách “lành mạnh” ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và trong cả nước nói chung. Việc các thư viện không cho sao chụp tài liệu hoặc quy định số trang cụ thể khi sao chụp sẽ tránh được tình trạng sao chép luận văn, luận án hoặc sử dụng tư liệu của người khác cho luận văn, luận án của mình. Vì thế, các học viên cao học hay nghiên cứu sinh sẽ phải tự tham khảo các tài liệu liên quan khi viết luận văn, luận án cho mình, đó là một điều kiện để các học viên cao học hay các nghiên cứu sinh nghiêm túc hơn trong quá trình học tập và phát huy năng lực của mình. Đây là cũng là một chiến lược để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, các

nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vào hợp tác và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, việc thực thi nghiêm túc bản quyền tác giả tài liệu khoa học công nghệ ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam giúp cho các cán bộ, các nhà nghiên cứu công tác tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam cảm thấy yên tâm để sáng tạo ra những công trình khoa học của mình, bởi hiện nay hàng năm có rất nhiều các các đề tài cấp Viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đang công tác tại đây. Từ đó sẽ phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam trở thành một trung tâm quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng đầu về nghiên cứu cơ bản, tham mưu chính sách cũng như đào tạo các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có những đóng góp thực sự quan trọng

trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có uy tín cao trong nước và quốc tế; có vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước giai đoạn 2011 - 2020 và những thập niên tiếp theo.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI BẢN QUYỀN TÀI LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC THƯ VIỆN TRỰC

THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

3.1. Các giải pháp chung

3.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lí về bản quyền tài liệu

Có thể thấy, các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bản quyền tác giả trong vài năm qua tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ. Tình trạng ban hành văn bản hướng dẫn ở nhiều cấp và nhiều

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Trang 78)