9. Bố cục của luận văn
2.2. Nhận thức của cán bộ, người dùng tin về bản quyền tài liệu khoa học
khoa học và công nghệ
2.2.1. Khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý
Trong bất kì lĩnh vực nào thì người lãnh đạo, quản lí vẫn luôn là người đi đầu trong công tác điều hành và thực hiện các quy định liên quan đến lĩnh vực đó. Vì vậy, đối với vấn đề thực thi bản quyền tác giả tại các Thư viện trực thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam thì người lãnh đạo, quản lí cần phải nắm rõ những quy định cơ bản về vấn đề bản quyền để giúp cho các Thư viện ở đây thực hiện một cách tốt nhất trong bối cảnh mà nhận thức của người dùng tin về bản quyền còn hạn chế hoặc biết mà vẫn cố tình vi phạm.
Các cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây là gồm lãnh đạo các viện và các trưởng hay phó phòng Thư viện. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã phát 40 phiếu điều tra đến các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lí ở 20 thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Trong đó, 20 cán bộ là Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng và 20 cán bộ là Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng các Thư viện.
Biểu đồ 3: Trình độ học học vấn của cán bộ lãnh đạo, quản lí (%)
40
15 27.5
17.5
Nhìn biểu đồ trên có thể thấy rằng số cán bộ có học hàm GS, PGS chiếm số lượng nhiều nhất (16 người, chiếm 40%), đây là các Viện trưởng và Phó Viện trưởng; số cán bộ có bằng tiến sĩ có sáu người (chiếm 15%), trong đó có bốn tiến sĩ Viện trưởng và Phó Viện trưởng, còn lại hai tiến sĩ là Trưởng phòng Thư viện (đây là hai Trưởng phòng phụ trách nên không thuộc chuyên ngành thư viện mà là tiến sĩ thuộc chuyên ngành nghiên cứu); số cán bộ có bằng thạc sĩ và cử nhân lần lượt là 11 người (chiếm 27.5%) và bảy người (chiếm 17.5%) - đây là những Trưởng và Phó phòng thư viện.
Như vậy, theo số liệu điều tra nêu trên thì có thể nhận thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây có trình độ cao. Với nhiệm vụ mà các cán bộ lãnh đạo quản lí ở đây đang đảm nhận và lĩnh vực chuyên môn đang hoạt động của họ thì có thể hiểu rằng vấn đề bản quyền được họ nắm kĩ để quản lí và điều hành hoạt động cho các Thư viện một cách hiểu quả nhất, ít sai phạm nhất trong vấn đề thực thi bản quyền tác giả tại đây.
Theo số liệu điều tra thì kênh thông tin mà qua đó các cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây biết về bản quyền tác giả nhiều nhất là qua các phương tiện thông tin đại chúng (36 người - chiếm 90%); tiếp sau đó là qua sách, báo (24 người - chiếm 60%). Ở hai trường hợp này chiếm tỉ lệ cao là do các cán bộ lãnh đạo, quản lí thấy được tầm quan trọng của bản quyền tác giả nên đã tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo để tăng thêm sự hiểu biết của mình về vấn đề này nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý đối với công tác thông tin - thư viện. Trường hợp học ở nhà trường là 23 người (chiếm 57.5%) - đây chủ yếu là những Trưởng và Phó phòng Thư viện, bởi đây là những cán bộ được đào tạo chuyên ngành thư viện nên đã được học về vấn đề bản quyền tác giả. Cuối cùng là kênh thông tin mà các cán bộ lãnh đạo quản lí biết về bản quyền tác giả là qua hội thảo, hội nghị, qua kênh thông tin này để biết về bản quyền tác giả là rất ít, chỉ với 12 người (chiếm 30%).
Bởi, như đã nói ở phần trên thì mấy năm gần đây Viện Khoa học xã hội Việt Nam không tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác thông tin - thư viện nói chung và vấn đề bản quyền tác giả trong hoạt động thư viện nói riêng, do vậy số lượng cán bộ ở đây biết về bản quyền tác giả chủ yếu là thông qua hội thảo, hội nghị ở bên ngoài tổ chức.
Ở mức độ hiểu biết của các cán bộ lãnh đạo, quản lí về vấn đề bản quyền tác giả có thể nói là rất cao. Bởi các cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây có trình độ cao và có nhu cầu cần biết để điều hành và quản lí công tác thư viện. Theo số liệu điều tra đối với 40 cán bộ lãnh đạo, quản lí ở 20 thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì 100% trả lời là có hiểu biết về bản quyền tác giả và thế nào là hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Bên cạnh đó, khi đưa ra một số trường hợp vi phạm bản quyền và không vi phạm bản quyền để hỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lí thì tất cả họ đều có những lựa chọn đúng.
Cũng theo số liệu điều tra đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây về Công ước Berne thì 100% đều trả lời là biết và nói đúng Việt Nam ra nhập Công ước Berne năm 2004. Việc này nói lên một điều rằng, các cán bộ lãnh đạo, quản lí đều rất quan tâm đến Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài ra, hầu hết (hơn 90%) các cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây đều trả lời đúng về những luật, bộ luật (Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Xuất bản, Pháp lệnh Thư viện) có hay không có những điều khoản điều chỉnh các mối quan hệ về bản quyền tác giả. Tuy nhiên, có một vấn đề mà các cán bộ lãnh đạo, quản lí ở đây còn nhiều người chưa nắm vững, đó là vấn đề bản quyền phần mềm, các chương trình máy tính. Bởi, theo số liệu điều tra thì chỉ có 65% cán bộ quản lí, lãnh đạo trả lời rằng việc dùng các phần mềm hay các chương trình máy
tính được cài đặt sẵn miễn phí là vi phạm bản quyền, còn đến 35% cho rằng việc này là không vi phạm.
2.2.2. Khảo sát cán bộ thư viện
Cán bộ thư viện là người quản lí tài liệu, nên cán bộ thư viện là người nắm rõ và hiểu tài liệu hơn ai hết. Bởi vì, cán bộ thư viện là người trực tiếp bổ sung tài liệu, xử lí tài liệu ở cả hình thức lẫn nội dung và cuối cùng là mang ra phục vụ bạn đọc cũng từ tay cán bộ thư viện. Đồng thời, việc hàng ngày cán bộ thư viện tiếp xúc với các bạn đọc khi đến thư viện đọc sách, do vậy cán bộ thư viện cũng là người hiểu tâm lí bạn đọc, biết bạn đọc cần gì khi đến thư viện. Vì vậy, cán bộ thư viện là những người hiểu rất rõ có hay không tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở cơ quan họ đang công tác. Nhưng, để hiểu rõ được việc có vi phạm bản quyền hay không thì người cán bộ thư viện phải có được những kiến thức cơ bản về các vấn đề bản quyền. Việc hiểu về vấn đề bản quyền còn giúp cho cán bộ thư viện làm tốt vai trò tuyên truyền, hướng dẫn cho bạn đọc biết để không vi phạm bản quyền trong quá trình sử dụng thư viện và tìm kiếm thông tin.
Đội ngũ cán bộ thư viện là những người được coi là đào tạo cơ bản nhất về vấn đề bản quyền, bởi hầu như ở các khoa có chuyên ngành Thư viện đều đã đưa môn học về quyền tác giả hoặc những môn học liên quan đến quyền tác giả vào giảng dạy. Đây là một trang bị rất cần thiết trong thời đại thông tin, khi thư viện không còn là truyền thống như trước đây mà đã có thư viện điện tử, thư viện số. Tuy nhiên, thời gian gần đây (khi Việt Nam ra nhập Công ước Berne năm 2004) thì vấn đề bản quyền mới được coi trọng và manh nha đưa vào giảng dạy ở một số ngành. Vì vậy, có một điều dễ nhận thấy rằng những cán bộ thư viện các thế hệ trước (được đào tạo trong các năm trước 1990) thì họ không được học những kiến thức cơ bản về bản quyền ở trường lớp. Đây thực sự là một vấn đề bất cập, bởi trong quá trình công tác không
phải cơ quan nào cũng có điều kiện tổ chức hội thảo hay hội nghị để cán bộ thư viện hiểu thêm về vấn đề này. Còn đối với những cán bộ tâm huyết với nghề, muốn tìm hiểu về vấn đề này thì họ phải tự tìm hiểu qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng số lượng này là không đáng kể. Do vậy, việc có nhiều cán bộ thư viện còn chưa biết hay chưa hiểu sâu về vấn đề bản quyền cũng là một điều dễ hiểu.
Đối với các cán bộ thư viện của các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình chung nói ở trên. Điều này sẽ được thể hiện rất rõ trong các số liệu điều tra sẽ được trình bày dưới đây.
Câu hỏi đầu tiên đánh giá sự hiểu biết về bản quyền trong mẫu phiếu điều tra gửi đến các cán bộ thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đó là đưa ra hai định nghĩa (một định nghĩa đúng và một định nghĩa sai) về quyền tác giả là gì thì có 62/67 cán bộ trả lời đúng (chiếm 92,5%) và có năm cán bộ trả lời sai (chiếm 7,5%). Có thể nói, định nghĩa là cái gốc để có thể hiểu được những vấn đề liên quan, tuy nhiên vẫn còn đến 7,5% cán bộ thư viện ở đây vẫn chưa nắm được cái khái niệm này.
Cũng theo số liệu điều tra khi hỏi các cán bộ thư viện có biết về Công ước Berne không thì có 50 người được hỏi trả lời là có (chiếm 74,6 %), còn lại 17 người trả lời không biết (chiếm 25,4%). Cũng với câu hỏi liên quan đến Công ước Berne đó là Việt Nam ra nhập Công ước Berne vào năm nào thì có 46 người trả lời đúng (chiếm 68,7%) và có đến 21 người trả lời sai (chiếm 31,3%). Có thể nói, với tỉ lệ số cán bộ thư viện không biết về Công ước Berne như kết quả khảo sát là một vấn đề rất bất cập, bởi đây là Công ước quốc tế quan trọng về bản quyền đầu tiên mà Việt Nam tham gia, chính việc tham gia công ước này đã mở ra một tương lai cho vấn đề bảo vệ bản quyền và tạo ra bước ngoặt lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả ở trong và ngoài nước của Việt Nam.
Số lượng cán bộ thư viện chưa nắm rõ các điều khoản về bản quyền và các quyền liên quan được quy định ở các điều luật nào còn tương đối nhiều. Điều này được thể hiện khi chúng tôi đưa ra một số tên luật như: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản, Luật Khoa học và công nghệ, Pháp lệnh Thư viện để hỏi các bộ thư viện rằng trong những luật trên thì luật nào có những điều khoản quy định về bản quyền và các quyền liên quan thì nhiều cán bộ đã có những lựa chọn chưa phù hợp. Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện rõ ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 3: Hiểu biết của cán bộ thư viện đối với những luật có
quy định về bản quyền tác giả
Đơn vị: Người 11 65 27 5 14 7 56 2 40 62 53 60 0 10 20 30 40 50 60 70 Luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ Luật Xuất bản Luật Hình sự Luật Khoa học và công nghệ Pháp lệnh Thư viện Có Không
Nhìn vào biểu đồ 3 chúng ta nhận thấy rằng còn rất nhiều cán bộ thư viện vẫn chưa nắm rõ những luật nào có các quy định về bản quyền tác giả, như: Luật Dân sự chỉ có 11 cán bộ (chiếm 16.4%) trả lời là có các điều khoản
về quyền tác giả, còn lại là 56 cán bộ (chiếm 83.6%) trả lời là không có, trong khi, như đã khái quát ở trên thì Luật Dân sự có rất nhiều điều quy định về bản quyền tác giả. Về Luật Xuất bản, có 27 cán bộ (chiếm 40.3%) trả lời có, còn lại 40 cán bộ (chiếm 59.7%) trả lời là không, trong khi cũng như đã nói ở trên thì Luật Xuất bản có nhiều điều quy định về bản quyền trong lĩnh vực xuất bản. Đến Luật Hình sự thì có năm cán bộ (chiếm 7.5%) trả lời là có và có đến 62 cán bộ (chiếm 92.5%) trả lời là không có điều khoản liên quan đến bản quyền tác giả, trong khi đó, theo Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 thì ở Điều 170b (Chương XVI) có quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Với Luật Khoa học và công nghệ, có 14 cán bộ (chiếm 20.9%) trả lời là có, 53 cán bộ (chiếm 79.1%) trả lời là không, trong khi đó Luật Khoa học và công nghệ có quy định về bản quyền tác giả ở Điều 26 của Chương 3. Về Pháp lệnh Thư viện có bảy cán bộ (chiếm 10.4%) trả lời là có, 60 cán bộ (chiếm 89.6%) trả lời là không, có lẽ do Pháp lệnh Thư viện là văn bản mà tất cả các cán bộ thư viện đã từng đọc những quy định ở trong đó nên biết rõ nội dung của Pháp lệnh không có những điều về bản quyền tác giả. Cuối cùng là đối với Luật Sở hữu trí tuệ, có 65 cán bộ (chiếm 97%) trả lời có, còn lại hai cán bộ (chiếm 3%) trả lời không, có thể thấy là gần 100% cán bộ trả lời đúng về Luật Sở hữu trí tuệ. Các cán bộ thư viện nắm rõ vấn đề này bởi Luật Sở hữu trí tuệ là luật gần gũi phục vụ công tác nghiệp vụ thư viện nhất, bên cạnh đó thì hiện nay hầu hết các trường có đào tạo chuyên ngành Thư viện đều đưa môn Sở hữu trí tuệ vào chương trình học.
Để quản lí thư viện tốt và thực thi vấn đề bản quyền tại các thư viện đúng quy định thì người cán bộ thư viện phải biết rõ hành vi nào là không vi phạm và hành vi nào là vi phạm bản quyền tác giả. Kết quả khảo sát cán bộ thư viện đối với trường hợp nào là không vị phạm và trường hợp nào vi phạm bản quyền tác giả cho thấy kết quả phần lớn các cán bộ thư viện ở
đây còn chưa nắm được vấn đề này. Đầu tiên, chúng tôi đưa ra một số trường hợp và hỏi trường hợp nào không vi phạm bản quyền tác giả thì được kết quả như sau:
Bảng 1: Ý kiến của cán bộ thư viện về các trường hợp không vi phạm
Các trường hợp Không vi phạm Vi phạm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Sao chép (không xin phép người
giữ bản quyền) một cuốn sách, một bài báo nhằm mục đích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cá nhân mà không làm ảnh hưởng đến các quyền tác giả
8 11.9 59 88.1
Sao chép (không xin phép người giữ bản quyền) một cuốn sách, một bài báo nhằm mục đích lưu trữ trong thư viện không làm ảnh hưởng đến các quyền tác giả
7 10.4 60 89.6
Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa tác phẩm của mình
38 56.7 29 43.3
Có thể thấy, theo quy định thì tất cả ba trường hợp nêu trên đều không vi phạm bản quyền tác giả. Tuy nhiên, với số liệu điều tra đạt được thì hầu hết các cán bộ thư viện vẫn chưa hiểu hay chưa phân biệt được trường hợp nào là không vi phạm bản quyền tác giả. Ở trường hợp một và trường hợp hai chỉ khoảng 10% là cán bộ trả lời đúng, còn 90% là số người trả lời sai, gấp chín
lần số người trả lời đúng. Có lẽ đối với phần lớn cán bộ thư viện, họ cho rằng cứ phô tô tài liệu dù là một bản và dùng vào mục đích giảng dạy hoặc lưu trữ trong thư viện cũng là vi phạm bản quyền tác giả. Còn ở trường hợp thứ ba, con số trả lời đúng tăng lên gần 60%, nhưng đây là một trường hợp phổ biến thường xảy ra thì việc hơn 40% cán bộ trả lời sai thì đó vẫn là một vấn đề bất cập lớn.
Khi đưa ra một số trường hợp vi phạm quyền tác giả để khảo sát thì