0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hiện trạng vi phạm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ THỰC THI BẢN QUYỀN TÀI LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM (Trang 63 -75 )

9. Bố cục của luận văn

2.3.1. Hiện trạng vi phạm bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ

2.3.1.1. Nhân bản và phô tô tài liệu của người dùng tin

Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, kinh phí hoạt động 100% do Nhà nước cấp, nên các viện trực thuộc nói chung và các thư viện nói riêng được Viện Khoa học xã hội Việt Nam phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định của Nhà nước. Do vậy, nguồn tài chính chi cho các hoạt động thư viện như bổ sung, bảo quản, nghiệp vụ… tương đối hạn hẹp. Để hoạt động một cách có hiệu quả thì buộc các thư viện phải có những những kế hoạch chi tiêu một cách hợp lí, điều này dẫn đến một tình trạng đó là quá trình bổ sung tài liệu cũng cần có một chính sách hợp lí để phù hợp với số tiền được cấp. Theo kế hoạch hàng năm thì các thư viện thực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam được cấp khoảng 100.000 USD cho hoạt động bổ sung, bao gồm cả sách báo, tạp chí (cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Riêng

Viện Thông tin Khoa học xã hội thì được cấp kinh phí nhiều hơn (khoảng 30- 40.000 USD), do đây là nơi cung cấp nguồn lực thông tin chính cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Trước khi Học viện Khoa học xã hội Việt Nam thành lập (năm 2010), nhằm thống nhất và đồng bộ hóa công tác đào tạo thì Viện Khoa học xã hội Việt Nam có 17 cơ sở đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành ở 17 viện trực thuộc. Do vậy, các thư viện ở đây ngoài chức năng phục vụ công tác nghiên cứu thì còn phục vụ công tác giảng dạy cho các giáo viên và học tập của các học viên cao học, các nghiên cứu sinh. Vì thế, hàng năm các thư viện cần bổ sung một lượng tài liệu đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin. Trong khi đó, giá cả tài liệu tăng nhanh theo thời gian, cộng với nguồn kinh phí hạn hẹp được cấp hàng năm thì việc đảm bảo cho công tác bổ sung một cách hiệu quả theo yêu cầu thật là khó thực hiện. Để khắc phục một phần khó khăn trong công tác bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin, các cán bộ thư viện thường nhân bản những tài liệu quan trọng mà trong kho chỉ có một đến hai bản không đủ phục vụ nhu cầu người dùng tin và mượn những tài liệu mà trong thư viện mình không có từ các thư viện khác để nhân bản lưu giữ phục vụ người dùng tin ở thư viện mình. Đây là một việc làm khá phổ biến ở trong các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Theo số liệu điều tra về nhân bản tài liệu thì có đến 13 trên tổng số 20 (chiếm 65%) thư viện đều trả lời là có nhân bản tài liệu để giảm bớt kinh phí bổ sung và phục vụ nhu cầu của người dùng tin một cách tốt hơn. Theo chúng tôi quan sát và hỏi các cán bộ thư viện thì việc nhân bản thường là từ hai bản trở lên, trong khi đó nếu theo quy định là chỉ được sao chép một bản lưu trữ trong thư viện thì mới không vi phạm bản quyền tác giả. Vẫn biết rằng, số lượng đầu sách được các thư viện nhân bản là rất ít, bởi chỉ một vài tài liệu

quý đã cũ, hoặc một vài tài liệu không có khả năng mua mà lại là giáo trình trong các môn học của học viên cao học và nghiên cứu sinh thì mới được nhân bản. Tuy vậy, dù nhiều hay dù ít thì đó cũng là một việc làm vi phạm bản quyền tác giả mà cần phải được khắc phục và ngăn chặn.

Biểu đồ 8. Tình hình nhân bản tài liệu tại các thư viện (%)

65 35

Nhân bản Không nhân bản

Đối với việc phô tô tài liệu ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì vấn đề này thực sự là rất khó kiểm soát, bởi ngoài việc phục vụ bạn đọc tại chỗ thì ở đây bạn đọc còn có thể được mượn tài liệu về nhà (đối với bạn đọc là cán bộ của cơ quan và học viên cao học, nghiên cứu sinh học tại Viện). Do vậy, khi bạn đọc mượn tài liệu về nhà thì có thể phô tô theo ý mình muốn nếu họ thấy cần thiết. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ vi phạm bản quyền tác giả là rất cao.

Tuy nhiên, cũng không cần đến mức bạn đọc phải mượn tài liệu về nhà thì mới được phô tô, mà theo số liệu điều tra thì có đến 18 trên tổng số 20 thư viện (chiếm 90%) là cho phép bạn đọc phô tô tài liệu khi có nhu cầu. Trong 18 thư viện cho bạn đọc phô tô tài liệu thì có đến 12 thư viện (chiếm 66,7%)

cho phô tô thoải mái mà không quy định số trang, còn lại chỉ có sáu thư viện là quy định số trang tối đa được phô tô. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tại đây. Với điều kiện dễ dàng, không hạn chế khi phô tô tài liệu thì phần lớn bạn đọc khi đến thư viện đều không muốn mất nhiều thời gian để đọc mà họ có thể lựa chọn tài liệu mình cần và đặt thư viện phô tô rồi về nhà đọc, bởi đôi khi họ cũng không có nhiều thời gian hoặc họ cũng không đủ lòng kiên nhẫn để ngồi ở thư viện tìm hiểu một vấn đề mà nếu ở nhà họ cũng có thể tìm hiểu được khi đã có tài liệu phô tô trong tay.

Theo số liệu điều tra về các dạng tài liệu được phô tô thì hầu hết các dạng tài liệu lưu trữ trong các thư viện này như: sách; luận văn, luận án; đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước; cấp Viện; tạp chí, báo; tài liệu dịch; tài liệu hội nghị, hội thảo đều được các thư viện ở đây cho bạn đọc phô tô. Tuy nhiên, thời gian gần đây theo chỉ đạo của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì lãnh đạo của các viện có quy định các tài liệu chưa công bố như đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Viện thì không được phô tô (trước đây vẫn được phô tô) thì đã hạn chế một số Viện cho bạn đọc phô tô dạng tài liệu này. Hạn chế có nghĩa là chưa chấm dứt hẳn tình trạng này, bởi lẽ vì một số lí do nào đó như người trong viện vẫn có thể được ưu tiên, hoặc vì mục đích lợi nhuận mà cán bộ vẫn cho bạn đọc phô tô.

Cũng theo số liệu điều tra đối với các bạn đọc khi hỏi về việc phô tô thì có đến 209 trên tổng số 300 bạn đọc (chiếm 69.7%) trả lời rằng đã từng phô tô tài liệu khi đến các thư viện. Và cũng theo số liệu điều tra thì dạng tài liệu được bạn đọc phô tô nhiều nhất là sách (chiếm 94.7%), ít nhất là đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Viện (chiếm 63.6%).

Biểu đồ 9: Các dạng tài liệu bạn đọc phô tô tại các thư viện (%) 94.7 80.4 63.6 90.4 69.4 64.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Sách Luận văn, Luận án Đề tài cấp Bộ, cấp NN, cấp Viện

Báo, tạp chí Tài liệu dịch Tài liệu Hội nghị, Hội thảo

Qua biểu đồ trên chúng ta nhận thấy rằng, tất cả các dạng tài liệu lưu trữ ở các thư viện đều được bạn đọc phô tô. Trong đó, một số tài liệu dạng bản thảo rất quan trọng và chưa được công bố rộng rãi cũng được bạn đọc phô tô tương đối nhiều, như luận văn, luận án (chiếm 80.4%); tài liệu hội nghị, hội thảo (chiếm 64.1%); đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước, cấp Viện (chiếm 63.6). Đối với các tài liệu như đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Viện đã được lãnh đạo các viện quy định là không được phô tô và mượn về nhà (chỉ được đọc tại chỗ), tuy nhiên con số vẫn nói lên rằng dạng tài liệu này vẫn được bạn đọc phô tô một cách tương đối rộng rãi. Đây là con số đáng báo động, cần phải được ngăn chặn nếu không muốn việc vi phạm bản quyền tác giả diễn ra ở đây một cách phổ biến.

Việc phô tô tài liệu của người dùng tin có nhiều mức độ khác nhau, kết quả khảo sát ở bạn đọc cho thấy như sau:

Bảng 4: Mức độ phô tô tài liệu của bạn đọc tại các thư viện Mức độ Tài liệu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tổng SL % SL % SL % SL % Sách 60 28.7 138 66.0 11 5.3 209 100 Luận văn, luận án 12 5.7 156 74.6 41 19.7 209 100 Đề tài cấp bộ, cấp NN, cấp viện 15 7.2 118 56.5 76 36.4 209 100 Báo, tạp chí 43 20.6 146 69.8 20 9.6 209 100 Tài liệu dịch 18 8.6 127 60.8 64 30.6 209 100

Tài liệu hội thảo, hội nghị

18 8.6 116 55.5 75 35.9 209 100

(Bảng trên chỉ có 209 bạn đọc (tương đương 100%), vì như đã nói ở trên là có 300 bạn đọc nhưng chỉ có 209 bạn đọc phô tô tài liệu khi đến các thư viện).

Những số liệu điều tra ở trên về mức độ phô tô tài liệu của bạn đọc sử dụng dịch vụ của các thư viện chỉ là bề nổi, bởi đây là thống kê khi họ trực tiếp sử dụng dịch vụ đặt thư viện phô tô tài liệu hoặc họ mượn một cách rất nhanh chóng để ra ngoài phô tô và quay lại trả cho thư viện. Ngoài ra, còn một một tình trạng xảy ra rất phổ biến ở các thư viện này là bạn đọc (thường

là những cán bộ trong Viện hoặc là những học viên của Học viện Khoa học xã hội) được mượn tài liệu về nhà trong một khoảng thời gian nhất định, vậy nên khi cần họ có thể phô tô những tài liệu đó mà không cần sự cho phép của thư viện, nghĩa là không có bất cứ một sự kiểm soát nào. Mặc dù không thể kết luận một cách chắc chắn rằng tất cả những người mượn tài liệu về nhà đã phô tô và vi phạm bản quyền, nhưng dù sao cũng có thể nói rằng đây chính là một nguyên nhân cao nhất có thể dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tác giả. Vì vậy, nếu không muốn tình trạng vi phạm bản quyền một cách dễ dàng ở đây thì trước hết các thư viện cần phải có biện pháp ngăn chặn việc phô tô tài liệu một cách thoải mái như hiện nay.

Nói là dễ, nhưng thật khó để ngăn chặn tuyệt đối việc phô tô tài liệu của bạn đọc, bởi các thư viện ở đây chủ yếu phục vụ bạn đọc là cán bộ nghiên cứu trong Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các học viên của Học viện Khoa học xã hội, do vậy thư viện không thể không cho bạn đọc mượn hoặc phô tài liệu để nghiên cứu hoặc sử dụng làm giáo trình trong thời gian học tập. Vì vậy, ngoài việc giảm thiểu tối đa tình trạng phô tô tài liệu một cách thoải mái, thì điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về bản quyền và ý thức trách nhiệm khi sử dụng các tài liệu phô tô ở thư viện theo đúng quy định để tránh nguy cơ vi phạm bản quyền tác giả.

Biểu đồ 10: Mục đích phô tô tài liệu của bạn đọc (%)

80.4 2.4

17.2

Nghiên cứu Giảng dạy Viết luận văn, luận án

Nhìn vào biểu đồ 10 ở trên, chúng ta nhận thấy rằng bạn đọc khi đến các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam phô tô tài liệu với mục đích nghiên cứu là nhều nhất (chiếm 80.4%). Điều này cũng dễ hiểu, bởi đây là các thư viện chuyên ngành phục vụ chủ yếu là cán bộ nghiên cứu. Theo như chúng tôi tìm hiểu thì hiện nay chưa có một trường hợp nào sao chép đề tài của nhau dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu khoa học ở đây, tuy nhiên cũng đã có những trường hợp lấy ý tưởng hoặc là đã sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác cho một phần công trình của mình. Vẫn biết, việc “đạo văn” này chưa đến mức nghiêm trọng nhưng nó cũng là điều đáng lên án trong nghiên cứu khoa học mà cần nghiêm túc xem xét lại để những công trình nghiên cứu thực sự mang tính mới mẻ và hữu dụng trong cuộc sống. Do vậy, nếu muốn vấn đề này được giải quyết trước hết tình trạng để bạn đọc sao chép, phô tô tài liệu chưa công bố rộng rãi mà còn đang ở dạng bản thảo (những công trình cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Viện) cần phải được giảm thiểu một cách tối đa và nằm trong sự cho phép hay quy định của cơ quan chủ quản.

Ở Học Viện khoa học xã hội trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam có đến 14 khoa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Vì vậy, các thư viện cũng phục vụ một lượng bạn đọc rất lớn là các học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ các khoa này, cho nên mục đích phô tô tài liệu dùng việc viết luận văn, luận án chiếm đến 17.2%. Nếu như ai đó nói rằng hiện nay, việc viết luận văn, luận án của các học viên cao học và nghiên cứu sinh dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền nhiều nhất có lẽ là không sai. Đây không phải là một kết luận không có căn cứ, mà vấn đề này tác giả luận văn cũng đã tìm hiểu kĩ ở các cơ sở đào tạo trong quá trình phát phiếu điều tra. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo ở các viện mà thường xuyên tham gia các Hội đồng bảo vệ luận văn, luận án. Đã có trường hợp một học viên cao học đã chép gần hết một cuốn sách vào luận văn của mình mà không ghi nguồn trích rõ ràng, nhưng “không may” cho học viên đó, tác giả cuốn sách lại là một thành viên trong Hội đồng bảo vệ luận văn của học viên. Với việc làm thiếu tính khoa học và đạo đức như vậy thì học viên đó đã phải sửa và bảo vệ lại luận văn của mình. Một câu chuyện thứ hai cũng là chuyện vi phạm trong quá trình viết luận văn, đó là, có lần một thầy giáo nguyên là lãnh đạo của Đại học Văn hóa Hà Nội đến Viện và muốn xem một cuốn luận văn, thầy giáo này nói là ông nghi ngờ bản luận văn ông được mời phản biện có nội dung rất giống với bản luận văn mà ông đã hướng dẫn cách đây không lâu. Sau khi xem bản luận văn cũ và ông kết luận là hai bản luận văn này giống nhau đến 70%. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp vi phạm bản quyền tác giả trong quá trình làm luận văn của học viên cao học, từ đó nói lên rằng việc để bạn đọc phô tô tài liệu một cách thoải mái, tràn lan chính là nguyên nhân lớn dẫn đến vi phạm bản quyền tác giả.

Mục đích phô tô tài liệu sử dụng cho công tác giảng dạy ở đây chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (chiếm 2.4%). Bởi những người tham gia giảng dạy đang công tác ở các viện đa số là những cán bộ có học hàm, học vị cao và

thường là những người làm công tác quản lí có kinh nghiệm trong nghiên cứu nên chủ yếu họ lưu giữ một số lượng tài liệu rất lớn ở phòng làm việc hoặc ở nhà riêng để thuận tiện cho nhu cầu thông tin của họ mà không cần đến thư viện để phô tô. Nhưng một lí do quan trọng khác là vì những người tham gia giảng dạy có học hàm học, vị cao và đang làm công tác quản lí nên họ có ý thức trách nhiệm rất cao trong việc thực thi bản quyền tác giả nên họ thực hiện tương đối nghiêm túc vấn đề này.

2.3.1.2. Chuyển giao và sử dụng phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính là một trong các loại hình tài liệu khoa học và công nghệ được bảo hộ quyền tác giả theo Điều 14 khoản 1 và Điều 22, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Điều 1 khoản 3 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo nhiều kết quả khảo sát được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đây là một vấn đề hết sức trầm

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ THỰC THI BẢN QUYỀN TÀI LIỆU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM (Trang 63 -75 )

×