Khảo sát người dùng tin

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Trang 57 - 63)

9. Bố cục của luận văn

2.2.3.Khảo sát người dùng tin

Các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu và học tập, với đối tượng bạn đọc là các nhà nghiên cứu trong và ngoài viện Khoa học xã hội Việt Nam; các học viên cao học, nghiên cứu sinh của Học viện Khoa học xã hội; sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của các trường đại học…Vì vậy, có thể nói rằng người dùng tin ở đây là đội ngũ tri thức có trình độ cao, được đào tạo căn bản và thuộc lớp người có hiểu biết nhất trong xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 300 bạn đọc sử dụng 20 thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Bạn đọc khi được phát điều tra chủ yếu là các cán bộ nghiên cứu trong Viện, các

học viên cao học và nghiên cứu sinh của Học viện Khoa học xã hội, còn lại một bộ phận nhỏ là bạn đọc ở các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học bên ngoài. Dưới đây sẽ là biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn và lĩnh vực hoạt động của 300 bạn đọc mà chúng tôi tiến hành khảo sát.

Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ học vấn của người dùng tin (%)

42.3

46

9.7 2

Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ PGS-GS

Qua biểu đồ trên có thể thấy bạn đọc của các Thư viện ở đây có trình độ từ thạc sĩ trở lên đến giáo sư chiếm đến 57.7%, còn lại là cử nhân chiếm 42.3%.

Theo kết quả khảo sát cho thấy mục đích của người dùng tin khi đến các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam tìm kiếm thông tin, sử dụng thông tin cho nghiên cứu khoa học là nhiều nhất (chiếm 78.3%), mục đích phục vụ công tác giảng dạy là ít nhất (chiếm 2.7%).

7

12

78.3

2.7

Học tập Quản lí Nghiên cứu Giảng dạy

Có thể thấy, qua số liệu ở hai biểu đồ 4 và 5 ta nhận thấy rằng người dùng tin ở các thư viện trực thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam là những người có trình độ cao. Do vậy, việc họ muốn hiểu biết những vấn đề cơ bản về bản quyền tác giả và tôn trọng bản quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật là một điều không có gì quá khó khăn đối với họ. Tuy nhiên, vì mục đích cá nhân nên không phải người dùng tin nào cũng “nhiệt tình” với việc tìm hiểu và thực thi bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Theo số liệu điều tra đối với người dùng tin ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam khi được hỏi được biết bản quyền tác giả ở đâu thì phần lớn đều trả lời qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua sách báo, còn qua trường học và qua các hội thảo hội nghị là rất ít. Điều này nói lên rằng, những hiểu biết của người dùng tin ở đây về bản quyền tác giả chủ yếu là do nhu cầu quan tâm nên tự tìm hiểu chứ không qua các kênh chính thống như được học ở trường hoặc là được tập huấn hay tham gia các hội nghị hội thảo để trau dồi kiến thức về vấn đề này. Như vậy, có thể nói rằng việc tự tìm hiểu của người dùng tin về vấn đề bản quyền tác giả dẫn đến một tình trạng rất phổ biến đó là hiểu còn chưa sâu, đôi khi chỉ nghe loáng thoáng mà thôi.

Biểu đồ 6: Các kênh thông tin mà người dùng tin biết về bản quyền tác giả Đơn vị: Người 56 210 138 30 0 50 100 150 200 250

Học ở trường Qua thông tin đại chúng

Qua sách báo Qua hội thảo, hội nghị

Để kiểm chứng cho việc hiểu về bản quyền tác giả của người dùng tin ở mức độ nào khi phần lớn người dùng tin chỉ biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và sách báo, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm của người dùng tin, chúng tôi tiến hành điều tra vấn đề này thông qua việc đưa ra một số trường hợp vi phạm bản quyền tác giả để người dùng tin lựa chọn theo ý kiến của mình. Bởi, căn nguyên của việc vi phạm bản quyền tác giả ngoài việc cố ý vi phạm để đạt mục đích của mình thì còn có nguyên nhân quan trọng là do không hiểu thế nào là vi phạm.

Bảng 3: Ý kiến của người dùng tin về các trường hợp vi phạm Các trường hợp Vi phạm Không vi phạm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Sao chép nguyên văn một

phần tác phẩm đã có từ trước vào công trình khoa học của mình mà không ghi rõ nguồn trích

201 67 99 33

Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không

thuộc quyền tác giả của mình 215 71.7 85 28.3 Công bố, phân phối tác phẩm

không được phép của tác giả

205 68.3 95 31.7

Dùng hệ điều hành Windows và các phần mềm Photoshop, Microsoft Office,… được cài đặt sẵn trong máy tính (không mua phần mềm)

50 16.7 250 83.3

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy rằng cả bốn trường hợp đều là những trường hợp vi phạm bản quyền và rất hay xảy ra. Tuy nhiên, kết quả khảo sát dựa trên sự lựa chọn của người dùng tin đã nói lên rằng còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu như thế nào là vi phạm bản quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp thứ nhất, có 99 người (chiếm 33%) trả lời sai; trường hợp thứ hai, 85 người (chiếm 28.3%) trả lời sai; trường hợp thứ ba, 95 người (chiếm 3.7%) trả lời sai. Đến trường hợp thứ tư, xảy ra một tình trạng giống như khi khảo sát cán bộ thư viện, đó là rất nhiều ngời trả lời

sai. Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi mọi người vẫn quen với việc dùng miễn phí các chương trình máy tính, đặc biệt là các hệ điều hành Windows, bộ phần mềm Office được cài đặt sẵn trong máy tính và coi đó là quyền đương nhiên họ được phép dùng.

Giống như cán bộ thư viện, chúng tôi cũng tiến hành điều tra đối với người dùng tin về việc nhận thức các điều khoản về bản quyền tác giả được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, về cơ bản thì phần lớn người dùng tin vẫn chưa hiểu cụ thể về vấn đề này, dưới đây là biểu đồ thể hiện điều đó.

Biểu đồ 7: Hiểu biết của người dùng tin về những văn bản pháp luật có điều khoản quy định về bản quyền tác giả

65 272 179 19 64 49 235 28 121 281 236 251 0 50 100 150 200 250 300 Luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ Luật Xuất bản Luật Hình sự Luật Khoa học và công nghệ Pháp lệnh Thư viện Có Không

Theo kết quả khảo sát với các số liệu cụ thể đã đưa ra ở trên, thấy rằng người dùng tin ở các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam là những người dùng tin có trình độ cao, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu. Do vậy, nhu cầu sử dụng tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn của họ là rất lớn. Tuy nhiên, con số điều tra cũng nói lên rằng người dùng tin ở đây còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu những vấn đề cơ bản nhất

của bản quyền tác giả, như chưa hiểu được thế nào là hành vi vi phạm quyền tác giả. Việc này sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là khi không hiểu thì sẽ dễ dẫn đến hành động vi phạm. Đây chính là một lí do chủ yếu, dẫn đến vi phạm bản quyền tác giả một cách phổ biến. Điều đơn giản là vì chính bản thân họ cũng không biết mình đang vi phạm, họ cứ nghĩ rằng mình đang làm đũng và mình có quyền được làm như vậy. Vì vậy, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về bản quyền, nâng cao nhận thức của người dùng tin đối với bản quyền tác giả là một vấn đề hết sức quan trọng, cần phải được quan tâm một cách đúng mức như tầm quan trọng của nó. Bởi chúng ta biết rằng dù pháp luật có chặt chẽ thế nào, nhà nước hay các tổ chức quản lí có quy định thế nào đi chăng nữa mà người dùng tin không hiểu biết và thực hiện thì pháp luật hay những quy định cũng chỉ mang tính chất hình thức mà thôi.

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Trang 57 - 63)