7. Kết cấu luận văn
3.4. Dự báo khó khăn thách thức và kiến nghị giải pháp
3.4.1. Dự báo những khó khăn thách thức có thể gặp phải trong quá trình áp dụng KIP tại hệ thống truyền hình Việt Nam
Khi áp dụng KPI vào kênh truyền hình Việt Nam nói chung và VTC 10 nói
riêng, cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà điển hình nhất là câu chuyện "tư duy về
cái mới".
“ Từ xƣa đến nay ngành truyền hình chƣa hề áp dụng chỉ số KPI này ở
đâu cả, ngay kể cả đài truyền hình Việt Nam (VTV), rồi đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Chƣa có một đài truyền hình nào áp dụng bộ KPI cho việc đánh giá cả. Từ trƣớc đến nay việc đánh giá đa phần đều mang yếu tố cảm tính. Vì thế khi áp dụng bộ chỉ số KPI sẽ cần giải thích, hƣớng dẫn rất nhiều,
vì cơ bản chƣa ai có tƣ duy đó ở trong đầu cả”(Phỏng vấn sâu Bà Nguyễn
Hương Giang - PGĐ Kênh truyền hình Quốc Phòng).
“Hơn nữa KPI là một hệ thống với rất nhiều các hạng mục mô tả các
công việc của các bộ phận khác nhau: Bộ phận biên tập, phóng viên, quay
116
phim, quản lý sản xuất... Xây dựng và áp dụng nó sẽ rất phức tạp. Do đó, việc dự báo xây dựng và áp dụng KPI ở VTC10 nói riêng và truyền hình nói
chung sẽ tốn khá nhiều công sức”(Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Văn Long -
Giám đốc kênh VTCHD, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC).
Khó khăn về hệ thống quản lý, lãnh đạo: KPI là một hình thức đo lƣờng mới,
trong khi đội ngũ quản lý lãnh đạo chính hiện nay đa phần còn chậm về thay đổi.
Đặc biệt ở đặc thù ở Việt Nam, việc quản lý các kênh truyền hình và đội ngũ quản lý các kênh truyền hình còn chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố. Do đó đây cũng là một thách thức lớn.
Khó thay đổi thói quen, lề lối làm việc trong các đài truyền hình hiện nay. Bộ máy làm việc trì trệ, tác phong làm việc chƣa năng động và nghiêm túc đặc biệt là các kênh truyền hình có nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc. Điều này xuất phát từ nhận thức, trình độ, năng lực của ngƣời lao động chƣa cao, nhân viên trong các đài truyền hình đã quen với cách làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, cũng nhƣ chƣa thực sự quan tâm và chƣa có nhận thức đúng về vai trò, lợi ích của việc áp dụng KPI. Vì vậy, đội ngũ nhân viên chƣa thực sự hƣởng ứng, đề xuất, tham mƣu cho lãnh đạo sự cần thiết phải áp dụng và việc thay đổi ngay tức thời sang một phƣơng pháp làm việc khoa học là tƣơng đối khó và cần nhiều thời gian.
"Trƣớc đây các kênh truyền hình Việt của mình tƣ duy quản lý
theo mặt cảm tính là nhiều hơn, còn hiện giờ thì mình phải áp dụng khoa học vào quản lý. Mỗi bộ phần cần có một bảng mô tả công việc riêng, chất lƣợng công việc phải đƣợc diễn giải chi tiết ra. Trong khi đó chất lƣợng chƣơng trình trƣớc đây chỉ đƣợc đánh giá qua cảm nhận của ngƣời chấm thôi, còn bây giờ thì cần phải vạch ra các chi tiết: cụ thể chƣơng trình nhƣ thế nào, nội dung yêu cầu những vấn đề gì, chất lƣợng yêu cầu thế nào…Điều này sẽ là
một thách thức rất lớn" (Phỏng vấn sâu Ông Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng
chuyên đề kênh VTC10).
Thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực, cán bộ phụ trách KPI phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Các cán bộ phụ trách phụ trách về KPI chủ yếu là cán bộ của các phòng ban chuyên môn, phải kiêm nhiệm thêm chức năng nhiệm vụ để
tiết kiệm chi phí về nhân sự, ngoài ra việc thay đổi nhân sự liên tục tại một số kênh truyền hình gây khó khăn cho quá trình đào tạo, tập huấn, triển khai thực hiện và duy trì KPI; nhân viên mới (những ngƣời thực hiện công việc có ảnh hƣởng đến chất lƣợng) hầu nhƣ không đƣợc đào tạo bài bản về KPI).
"Trong câu chuyện đó thì có một điều khó khăn nữa là việc thiếu đồng bộ. Bởi vì con ngƣời chúng ta thì chƣa quen về việc áp dụng và
chuyên môn hóa trong kiểm soát và đo lƣờng sản xuất. Trƣớc là một ngƣời
hoạt động sáng tạo, giờ chuyển sang quản lý theo khoa học, theo lý tính thì lại cần có một tầng cấp khác, một sự thay đổi nỗ lực khác. Đó là một sự thay
đổi về tƣ duy và hành động" (Phỏng vấn sâu Ông Lê Hoàng Anh, Trưởng
phòng chuyên đề kênh VTC10).
Phải thực hiện nhiều quy trình, biểu mẫu, các quy trình thủ tục đối với những đơn vị mới xây dựng và áp dụng chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI có thể còn gặp phải sự phức tạp, rƣờm rà. Do đơn vị chuyên gia tƣ vấn không nắm rõ đƣợc các lĩnh vực hoạt động của kênh truyền hình, tƣ vấn cứng nhắc, không sát với thực tế tại doanh nghiệp, đƣa ra những quy trình, biểu mẫu rắc rối, phức tạp, rƣờm rà, làm giảm sự sáng tạo từ đó gây rắc rối và phiền hà, ngƣời thực hiện phải lƣu trữ, kiểm soát các giấy tờ, hồ sơ quá nhiều. Đào tạo chƣa chuyên sâu về các nội dung của KPI cho ngƣời lao động nên đã làm cho kênh gặp khó khăn, gây mơ hồ cho ngƣời thực hiện, dẫn tới tình trạng thay vì hƣớng dẫn thực hiện thì đơn vị tƣ vấn lại làm thay đơn vị nên không phù hợp, khó thực hiện.
Sự thiếu đồng tính từ đội ngũ cán bộ nhân viên ở một số bộ phận do việc quản lý báo cáo đo lƣờng chặt chẽ, sẽ làm cho các nhân viên có cảm tƣởng nhƣ phức tạp, bị quản lý chi phối gắt gao. Nhƣng thực tế, toàn thể đội ngũ quản lý và nhân viên hiểu và áp dụng chỉ số đo lƣờng này thì việc vận hành nó lại đem lại những hiệu quả tối ƣu cho toàn bộ hệ thống kênh.
Khó khăn về tiềm lực tài chính: Giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đã tác động không nhỏ tới hoạt động của các kênh truyền hình. Khủng hoảng kinh tế vừa đặt ra thách thức cho sự phát triển vừa đặt ra bài toán cho các kênh truyền hình phải có những bƣớc đi sáng tạo toàn
118
diện.Xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất cần đảm bảo lƣợng tài chính vừa đủ để có thể triển khai dự án trong toàn diện kênh. Đồng thời xây dựng và áp dụng đƣợc một bộ cơ sở dữ liệu hiệu suất để áp dụng trong toàn thể công ty. Vừa tính phƣơng án tiết kiệm chi tiêu, đẩy mạnh kết hợp doanh nghiệp để tạo nguồn thu, vừa phải chi tiêu để áp dụng phƣơng thức quản trị mới, hàng loạt vấn đề về tài chính cần giải quyết. Đó cũng là một thách thức lớn mà các kênh truyền hình sẽ phải đối diện.
Yếu tố quá trình và đồng bộ, với những cam kết về tiêu chuẩn của bộ chỉ số KPI: cam kết từ lãnh đạo cấp cao, gắn với mục tiêu chiến lƣợc, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu... dự đoán cũng gây không ít khó khăn.
Chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI cho kênh truyền hình vẫn là bộ chỉ số còn mới mẻ. Hiện ở Việt Nam chƣa có kênh truyền hình nào áp dụng việc đo lƣờng KPI, nên kênh nào sẽ là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng chỉ số này? đó vẫn còn là một câu hỏi. Mới, đi kèm với yếu tố rủi ro, khi chƣa có nhiều kinh nghiêm, đối tác trong chiến lƣợc phát triển. Vừa tiếp thu cái mới, vừa chọn lọc và vận dụng, đó là một quá trình gây khó khăn cho các kênh truyền hình tại Việt Nam.
“ Việc áp dụng KPI cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay áp
dụng KPI cho doanh nghiệp còn rất là mới mẻ, vậy thì áp dụng vào truyền hình, một lĩnh vực đặc thù nhƣ vậy thì sẽ là "cực mới". Bản thân kênh nào áp dụng, anh phải là ngƣời đi tiên phong, từ tìm hiểu, tự mày mò, học hỏi kinh nghiệp quốc tế, áp dụng linh hoạt vào Việt Nam. Hơn nữa báo chí lại là loại hình đặc thù, do đó áp dụng KPI sẽ phải vƣợt qua khá nhiều thách thức. Nhƣng tất nhiên, nếu trong khó khăn anh vƣợt qua, anh chấp nhận đối diện và thử thách với cái mới, mà ở đây là KPI, anh sẽ là ngƣời đạt đƣợc thành công. Quy luật trong kinh tế cũng thƣờng là thế và trong truyền hình chắc
cũng vậy”(Phỏng vấn sâu Bà Nguyễn Thị Nam Phương - Tư vấn Trưởng
của Công ty Tư vấn quản lý OCD).
3.4.2. Kiến nghị một số giải pháp trong việc ứng dụng bộ chỉ số KIP trong điều kiện Việt Nam
Những thay đổi của đội ngũ lãnh đạo cao nhất, những ngƣời có vai trò quản trị kênh truyền hình:
Cần cam kết và có quyết tâm cao để lôi kéo mọi ngƣời cùng tham gia vào việc triển khai áp dụng các chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI.
Cần hoạch định nguồn tài chính, nguồn nhân lực, đào tạo thƣờng
xuyên để nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và yêu cầu phát triển kênh truyền hình.
Có chính sách, chế độ khen thƣởng, kỹ luật đối với những cá nhân,
tập thể tham gia thực hiện tốt quá trình xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống. Xây dựng môi trƣờng làm việc có thể phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, sự đóng góp ý kiến, giải pháp của mọi ngƣời.
Xem chi phí cho việc áp dụng chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI nhƣ là
một khoản đầu tƣ ban đầu và sẽ mang lại lợi nhuận trong tƣơng lai.
Xác định mục đích của việc áp dụng chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI là
nhằm hỗ trợ nâng cao hệ thống quản lý trong hoạt động của kênh truyền hình từ đó sẽ giúp kênh duy trì và hoạt động có hiệu quả cao.
Sáng suốt trong việc lựa chọn nhà tƣ vấn, nhà chuyên gia phù hợp với
lĩnh vực hoạt động của kênh.
Chú tâm tới hoạt động đào tạo và áp dụng chỉ số KPI trong toàn thể kênh
truyền hình của mình: Thƣờng xuyên đào tạo và nâng cao nhận thức của toàn bộ
nhân viên trong việc triển khai áp dụng chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI; để toàn thể nhân viên xác định đây là một nhiệm vụ chiến lƣợc mà toàn kênh, từ đội ngũ lãnh đạo cao nhất đến những cán bộ nhân viên thấp nhất trong kênh cũng phải thực hiện. Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, thảo luận về các chỉ số KPI, kinh nghiệm áp dụng và những bài học rút ra sau khi áp dụng. Mục đích chính là hiểu và chia sẻ kinh nghiệm giữa các bộ phận.
Về lựa chọn đội ngũ nhân lực tuyến đầu áp dụng KPI tại kênh: Lựa chọn ngƣời có đủ năng lực để làm đại diện tuyến đầu; lựa chọn những cá nhân có trình độ, tâm huyết và có quyết tâm cao phụ trách triển khai áp dụng KPI tại các bộ phận; thay đổi dần thói quen, lề lối làm việc của nhân viên từ phƣơng pháp làm việc theo kinh nghiệm chuyển sang làm việc theo phƣơng pháp khoa học, áp dụng KPI trong đánh giá.
120
Tập trung xây dựng nguồn lực: Cần xác định và cung cấp đầy đủ các nguồn lực (bao gồm con ngƣời, vật lực, tài lực, nhân lực, thông tin, cơ sở dữ liệu…) cần thiết và thích hợp cho việc thực hiện, duy trì, cải tiến hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý theo yêu cầu của chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI.
Về cơ sở hạ tầng: Cần xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết
để có đƣợc sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhà cửa, không gian làm việc, các phƣơng tiện kèm theo, trang thiết bị máy móc (cả phần cứng và phần mềm), các dịch vụ hỗ trợ...
Chú ý hoạt động áp dụng, vận hành, duy trì và cải tiến:
Thƣờng xuyên rà soát và cải tiến các quy trình không còn phù hợp với
thực tế, không nên chạy theo hình thức, đối phó. Chủ động loại bỏ các KPI không phù hợp và thay thế và cải tiến các KPI còn chƣa hợp lý.
Chú trọng cải tiến liên tục: Các hành động cải tiến, những hoạt động
đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực và cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để đảm bảo hệ thống của kênh luôn duy trì có hiệu lực, hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 là chƣơng tập trung tác giả vận dụng những nền tảng lý thuyết từ các chƣơng 1 và chƣơng 2 vào thực tế là chƣơng tập trung vào việc giả lập xây dựng các chỉ số KPI cho kênh truyền hình Việt nói chung. Từ đó tập trung vào việc thí nghiệm áp dụng vào một kênh truyền hình cụ thể (kênh VTC10 - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC).
Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra giả thuyết về một bộ chỉ số KPI cho kênh truyền hình Việt, với 47 chỉ số đƣợc xây dựng cụ thể: phân tích khái niệm, ý nghĩa, và công thức tính. Các chỉ số này đƣợc tác giả gom vào 5 nhóm chính: Nhóm chỉ số quản lý chất lƣợng nội dung; nhóm chỉ số về kỹ thuật; Nhóm chỉ số về quản lý tài chính và hiệu quả đầu tƣ; nhóm chỉ số về môi trƣờng vĩ mô, chính sách của nhà nƣớc, ban ngành và nhóm chỉ số về nhân sự, quản trị nhân sự. Đây là những chỉ số rất quan trọng, là cơ sở nền tảng để áp dụng thí nghiệm cho kênh VTC10 và là cơ sở tham khảo để bất kỳ một kênh truyền hình nào cũng có thể dựa vào đó để khai
thác và xây dựng cho mình một bộ chỉ số KPI phù hợp với chiến lƣợc phát triển của kênh mình.
Tác giả cũng chủ động đề xuất hƣớng áp dụng các chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI cho các kênh truyền hình tại Việt Nam. Đi từ việc áp dụng chung cho tất cả các kênh truyền hình nói chung đến việc phân tích áp dụng KPI cho từng nhóm kênh cụ thể: Kênh truyền hình thuộc hệ thống Trung ƣơng, địa phƣơng và các kênh truyền hình mang tính chất xã hội hóa. Phân tích những điểm mạnh mà điểm yếu khi áp dụng KPI vào hệ thống các kênh truyền hình này.
Từ hệ thống các chỉ số KPI đã xây dựng đƣợc, tác giả áp dụng thí nghiệm vào một kênh truyền hình cụ thể, đó là kênh VTC10 (đài truyền hình kỹ thuật số VTC). Tập trung vào việc chỉ dẫn cụ thể từng bƣớc từ nghiên cứu, xây dựng, triển khai, áp dụng và thay đổi điều chỉnh. Tất cả đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong 3 giai đoạn thực hiện, với thời gian dự kiến thí nghiệm là 09 tháng. Dựa trên một mục tiêu chiến lƣợc cụ thể, tác giả đã xây dựng một hệ thống những mẫu thu thập số liệu quan trọng trong 6 tháng cuối của quy trình, sau khi kênh đã xác lập đƣợc cho mình một bộ chỉ số cụ thể. Những bảng biểu này đƣợc xây dựng dựa trên những tiêu chí mang tính chiến lƣợc cụ thể, là một nội dung khá hữu ích để tham khảo, đánh giá và áp dụng.
Phần cuối của chƣơng 3, tác giả đƣa ra những dự báo khó khăn trong quá trình áp dụng các chỉ số hiệu suất, đồng thời chủ động nêu lên những kiến nghị giải pháp để có thể xây dựng một mô hình quản trị KPI hoàn hảo trong điều kiện Việt Nam.
122
KẾT LUẬN
Với ba chƣơng của luận văn, tác giả đã thực hiện một quá trình tìm hiểu, khám phá, khảo sát và nhận định về chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI và xây dựng một hệ thống các chỉ số đo lƣờng KPI cho kênh truyền hình Việt. Để hệ thống hóa lại công trình, tác giả xin đƣợc phép nhấn mạnh một số kết quả chính sau đây:
Trƣớc hết, luận văn đã luận giải những thuật ngữ về chỉ số đo lƣờng hiệu
suất KPI làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu của mình. KPI -Chỉ số đo lường
hiệu suất là bộ công cụ đo lường, phân tích, đánh giá. tổng hợp các mặt hoạt động của một đơn vị, một tổ chức. Giúp đơn vị và tổ chức nhìn nhận ra giải pháp xây