Khái quát về hiện trạng quản lý các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam (Trang 48 - 66)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về hiện trạng quản lý các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay

nay

Khó có phƣơng tiện truyền thông – giải trí nào xâm nhập vào đời sống ngƣời dân Việt Nam mạnh mẽ và rộng rãi nhƣ truyền hình. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI có thể coi là thời kỳ bùng nổ của loại hình báo chí này ở Việt Nam. Số lƣợng kênh truyền hình ở cả nƣớc hiện nay đã phát triển tới con số hàng trăm. Bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạt đƣợc trên nhiều phƣơng diện, sự phát triển của ngành truyền hình Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể ở các vấn đề sau:

 Những khó khăn trong công tác quản lý.

 Những vƣớng mắc trong việc kiểm soát nội dung.

 Những bất cập trong quản lý chỉ số kỹ thuật.

 Những tồn tại trong quản trị nhân sự, bộ máy.

 Những yếu điểm trong quản lý tài chính và hiệu quả đầu tƣ.

2.1.1. Công tác quản lý về kênh truyền hình

Nhìn qua hoạt động quản lý kênh truyền hình tƣởng chừng mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo vĩ mô, khái quát, nhƣng thực tế lại có tầm ảnh hƣởng rất lớn, trực tiếp tới hoạt động của kênh tuyền hình. Những quyết định đƣợc đƣa ra trong công tác quản lý có ảnh hƣớng lớn tới toàn bộ kênh, các hệ thống phòng ban trong toàn kênh. Ở Việt Nam việc phân tích, đánh giá công tác này còn thiếu và yếu. Đa phần hoạt động đều mang tính chất cảm tính, thiếu những thông tin đo lƣờng chính sác để đánh giá và đƣa ra những chính sách quản lý hợp lý. Điều này dẫn đến thực trạng truyền hình hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi cần những chỉ số KPI đánh giá cụ thể, tạo những đột phát trong sự phát triển mới.

Những vấn đề bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc về truyền hình nẩy sinh khi hệ thống truyền hình có bƣớc phát triển nhảy vọt, trong khi đó công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực phát thanh truyền hình thƣờng xuyên biến động, thiếu sự thống nhất về tổ chức. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động

phát thanh truyền hình thiếu đồng bộ. Hơn nữa, tầm nhìn chiến lƣợc về phát triển truyền hình Việt Nam vẫn còn là điểm hạn chế.

Tốc độ phát triển rất nhanh của báo chí truyền thông đã xuất hiện những vấn đề mới mà luật pháp hiện hành chƣa bao quát đƣợc hết. Đặc biệt, lĩnh vực phát thanh truyền hình, internet phát triển rất nhanh. Thậm chí có những loại hình báo chí nhƣ báo điện tử thì Luật báo chí năm 1999 mới đề cập đến các loại hình báo in, báo nói, báo hình, internet. Truyền hình cũng vậy, bây giờ, ngay các phƣơng thức trong truyền hình thôi đã rất nhiều loại rồi, truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp…đủ thứ cả, rất nhiều thứ. Bây giờ làm sao để có một cái chung cho tất cả. Rất rất là cần thiết phải sửa đổi, xây dựng Luật Báo chí sửa đổi bao gồm tất cả các báo: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử [43, tr128].

Lỗ hổng đầu tiên do việc quảnlý nhà nước về truyền hình thiếu chặt chẽ là

hiện tƣợng “trăm hoa đua nở” và “tƣ nhân hóa truyền hình” đã và đang diễn ra phức tạp, số lƣợng kênh truyền hình thì nhiều, nhƣng chất lƣợng chƣa nhƣ mong đợi. Hầu hết các đài truyền hình lớn trên cả nƣớc không chỉ phát sóng một kênh mà có tới có vài kênh, nhƣ: VTV, VTC, HTV… chƣa kể số lƣợng kênh truyền hình cáp: HTVC, SCTV, VCTV…đã đƣợc nhà nƣớc khuyến khích, cho phép xã hội hóa.

Khoảng thời gian từ 2007 – 2009 đã diễn ra một “trào lƣu” đầu tƣ kinh doanh sóng truyền hình, nhƣ một khoản đầu tƣ thức thời, vừa giúp các doanh nghiệp khuếch trƣơng thanh thế, vừa chứng tỏ “đẳng cấp” doanh nghiệp. Trên thực tế, với danh nghĩa xã hội hóa truyền hình, đã có rất nhiều kênh truyền hình do các đơn vị tƣ nhân thực hiện toàn bộ nội dung phát sóng nhƣ: HTV1 là sự phối hợp xã hội hóa với Công ty Vân Thanh Long, HTV2 với Đất Việt, HTV3 vơi Trí Việt Media, YAN TV (SCTV) do Quỹ đầu tƣ IDG đầu tƣ, VBC (VTC5) hoạt động bởi kinh phí của Tập đoàn Tân Tạo, Today TV (VTC7) của Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, bánh Kinh Đô…), LesViet (VTC9) của Lasta…[9, 11, 28]. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự ảo tƣởng về sự bùng nổ của thị trƣờng truyền thông, nhƣng có thể chỉ là những “bong bóng xà phòng” [42, 57].

44

"Việc nở rộ các kênh truyền hình hiện nay vừa là cơ hội cho khán giả vừa là thách thức của những ngƣời làm truyền hình. Đó là một hiệu quả tốt trong xu thế phát triển của truyền hình Việt Nam. Thế nhƣng vấn đề cần đề cập ở đây là câu chuyện quản lý. Việc quản lý kênh truyền hình của chúng ta còn yếu, chƣa đủ nhiều kinh nghiệm để quản lý, những nhà quản lý Việt còn đang chƣa “chạy kịp” với xu thế phát triển quá nhanh của truyền

hình." (Phỏng vấn sâu Ông Trương Công Tú, Giám đốc công ty Truyền

thông Vietpicture Media).

Đồng quan điểm trên, ThS. Trà Xuân Phƣơng - Trƣởng phòng Phim Tài liệu và Phóng sự, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng cũng cho rằng:

" Hiện nay chúng ta vẫn chƣa thể kiểm soát hết đƣợc nội dung và

chất lƣợng của các chƣơng trình và các kênh truyền hình. Vẫn xảy ra hiện tƣợng bán sóng và đƣa đến ngƣời xem những chƣơng trình vô bổ, kém chất lƣợng, những hình ảnh phản cảm, mà các cơ quan quản lý dƣờng nhƣ không lƣờng hết đƣợc, trở thành ngƣời chạy theo"

Chúng ta thị trƣờng hóa công nghiệp truyền thông thì thấy có sự bùng nổ những nhà sản xuất và cung cấp conten (nội dung). Ví dụ nhƣ có những điều rất thú vị nhƣ là những ngƣời trƣớc kia làm bình đựng nƣớc, hoặc làm phần mềm, hoặc kinh doanh sắt thép cũng nhận thấy những cơ hội trong ngành truyền thông và họ đã chuyển sang tham gia. Theo phân tích của một số đơn vị uy tín cho rằng, truyền thông là một nền kinh tế duy nhất ở Việt Nam còn nhiều trống vắng, nhƣ vậy chúng ta phải đầu tƣ vào truyền thông, dù rằng doanh nghiệp không liên quan gì đến truyền thông cả. Rõ ràng ngƣời ta nhìn thấy với sự chuyển đổi của chính sách về kinh tế chính trị đã tạo ra cơ hội cho thị trƣờng và thị trƣờng bùng nổ [43, tr130].

Hình thức mua bán sóng truyền hình diễn ra phổ biến, phổ biến là ở các kênh truyền hình vừa và nhỏ, khi mà những đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề doanh thu, tài chính. Cụ thể ở đây phƣơng thức phổ biến nhất hiện nay là đơn vị kinh doanh nộp cho đài truyền hình một khoản tƣơng đƣơng một năm khai thác (do hai bên thỏa thuận), phần nội dung đơn vị tự lên kế hoạch, khung chƣơng trình, sau đó đƣa bài duyệt. Hầu hết các kênh truyền hình đều vi phạm, phát quảng cáo sai quy

Formatted: Indent: Left: 0,5"

định và phát vƣợt quá số lần, vƣợt quá thời lƣợng trong một chƣơng trình. Đó là chƣa kể nội dung một số quảng cáo không phù hợp, kém thẩm mỹ. Hoạt động của truyền hình có vai trò đóng góp của các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh, nhiều tƣ nhân tham gia, nhƣng thiếu quản lý chặt chẽ. Vì vậy, có ý kiến cho rằng nhiều kênh truyền hình đang bị “tƣ nhân hóa” [12, 21].

Những bất cập tồn tại về việc tổ chức quản lý còn thể hiện trong hoạt động, quản lý các kênh truyền hình trả tiền. Việc cấp phép khi chƣa xem xét đến năng lực tài chính, nhân sự, trang thiết bị, khả năng quản lý đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện yếu kém, buông lỏng kiểm soát, giao quyền quản lý thực tế cả về nội dung lẫn cơ sở hạ tầng cho đối tác. Đó cũng chính là lý do dẫn đến chất lƣợng chƣơng trình không đạt yêu cầu, thậm chí sai nội dung và tiêu chí đã đƣợc quy định. Hiện nay, sự buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin của các đơn vị đƣợc cấp phép hoạt động truyền hình trả tiền, truyền hình cáp cũng là một hạn chế lớn. Đa số các đơn vị đƣợc cấp hoạt động truyền hình cáp, truyền hình trả tiền vẫn không xác định đƣợc vai trò quyết định của mình trong việc quản lý nội dung chƣơng trình [10, 12]. Vì mục đích doanh thu lợi nhuận, đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này, đặc biệt là câu chuyện trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.

"Đã xảy ra trƣờng hợp nhiều đài truyền hình cạnh tranh về tần số phát sóng, gây nhiễu lẫn nhau, đài truyền hình nào cũng muốn phủ sóng những địa bàn đông dân cƣ để thu hút ngƣời xem. Sự cạnh tranh về thị phần để tạo nguồn thu quảng cáo sẽ dẫn đến cạnh tranh về nguồn thông tin, về chƣơng trình phát sóng, về bản quyền truyền hình. Điều này có thể nhận thấy việc xuất hiện nhiều chƣơng trình Reality TV ở cùng một thời điểm có nội dung tƣơng tự nhau nhƣ Vũ điệu đam mê ở VTV và So you think you can

dance ở HTV" (Phỏng vấn sâu ThS. Trà Xuân Phương - Trưởng Phòng Phim

Tài liệu và Phóng sự, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp Đà Nẵng).

Hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về truyền hình có thể kể tới, đó là sự không đồng bộ giữa chính sách quản lý dịch vụ chƣa đƣợc các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Với sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ phát thanh, truyền hình, dịch vụ truyền hình trả tiền đang trở thành một ngành kỹ thuật – dịch vụ gắn kết với

46

hạ tầng kỹ thuật và xu thế hội tụ truyền hình, viễn thông trên một hạ tầng kỹ thuật thống nhất. Thế nhƣng, các quy định của pháp luật về báo chí hiện nay đã tỏ ra bất cập trong việc điều chỉnh hoạt động thiết lập hạ tầng cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lƣợng dịch vụ. Chính sách quản lý về hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật chƣa đồng bộ với chính sách quản lý về nội dung thông tin.

Một số bất cập khác cũng cần sớm khắc phục nhƣ sự phân tán và năng lực biên tập các chƣơng trình nƣớc ngoài; việc cấp phép lắp đặt thiết bị thu tín hiệu chƣơng trình truyền hình trực tiếp từ vệ tinh cho ngƣời dân không còn phù hợp, chính sách cấp phép truyền hình trả tiền theo địa bàn hành chính tỉnh, thành phố đến nay cũng đã bộc lộ hạn chế; thiếu cơ chế thúc đẩy phát triển truyền hình trả tiền theo hƣớng thị trƣờng… Để giải quyết những vấn đề trên có vai trò quản lý nhà nƣớc của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp là Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử.

Những bất cập về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền hình đều đang đƣợc Bộ Thông tin Truyền thông xem xét sửa đổi và bổ sung cho hợp lý trong thời gian tới. Xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ và cơ chế giám sát kiểm tra chặt chẽ là yêu cầu cần thiết để hoạt động truyền hình có điều kiện phát triển tốt nhất trong thời gian tới.

2.1.2. Hoạt động kiểm soát chất lƣợng nội dung

Nội dung là một trong những yếu tố đƣợc cho là sƣơng sống của một kênh truyền hình. Đây là yếu tố góp phần quan trọng trong việc tao nên thƣơng hiệu và bản sắc của kênh truyền hình. Thế nhƣng có một thực tế ngành truyền hình Việt Nam đã có 40 năm lịch sử, tuy nhiên cho đến thời điểm này thì nội dung chƣơng trình có nguồn gốc nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, thậm chí mang tính chi phối trong nội dung phát sóng. Các kênh, chƣơng trình, sản phẩm truyền hình nhập khẩu bao gồm tất cả thể loại, từ tin tức thời sự quốc tế, trò chơi truyền hình, các cuộc thi, các bộ phim dài và ngắn tập đến hàng trăm kênh truyền hình của các nƣớc trong khu vực và phƣơng Tây. Tất cả những chƣơng trình tạo sức hút nhiều nhất trên làn sóng truyền hình Việt Nam hiện nay đều có xuất xứ nƣớc ngoài, chúng ta

mua bản quyền: Giọng hát Việt,Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam Idol, Ai là triệu phú, Đuổi hình bắt chữ…

"Sự xâm lấn của các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài đang

đƣa ra một câu hỏi cho những ngƣời là truyền hình Việt Nam phải nhìn lại mình: Tại sao những format do những ngƣời nƣớc ngoài làm, thậm chí họ ở những nền văn minh khác nhƣng mà tại sao khán giả họ vẫn thích? Có nghĩa là họ cũng chạm đƣợc tới tâm hồn, sở thích của những ngƣời ở xa họ rất là

nhiều, thậm chí là không cùng sống với họ trong cùng xã hội?...Anh không

thể vịn vào yếu tố, anh là ngƣời Việt, kênh truyền hình Việt mà đòi hỏi những ƣu đãi trong việc phát sóng. Tất nhiên, ai cũng thích sự ƣu ái hơn, làm chƣơng trình thì đƣợc phát sóng vào những giờ tốt, những giờ đƣợc khán giả quan tâm. Nhƣng theo tôi nghĩ, nếu chƣơng trình của anh đƣợc phát vào những giờ vàng mà chƣơng trình của anh không hay, thì khán giả cũng chả quan tâm đƣợc. Ngƣợc lại nếu anh làm tốt, anh làm tốt anh sẽ có khán giả" (Phỏng vấn sâu Ông Trương Công Tú, Giám đốc công ty Truyền thông Vietpicture Media).

Nhiều văn bản, nghị định liên quan đến việc khống chế tỉ lệ phim Việt so với phim ngoại phát trên sóng truyền hình đã đƣợc ban hành, nhƣng để đảm bảo đủ số lƣợng 30, 40 hay 50% phim Việt trên sóng thì quả là một thách thức lớn đối với tất cả các đài truyền hình.

Tỷ trọng thời lƣợng các chƣơng trình khoa học giáo dục, tin tức thời sự với các chƣơng trình giải trí và quảng cáo cũng là vấn đề bất cập không nhỏ. Chỉ tính riêng các kênh truyền hình lớn nhƣ VTV3 (Hà Nội), HTV9 (Hồ Chí Minh) đã có tới

hơn 30 gameshow phát thƣờng xuyên nhƣ: Ở nhà chủ nhật, Ai là triệu phú?, Chiếc

nón kì diệu, Hãy chọn giá đúng, Tam sao thất bản, Ô cửa bí mật, Đấu trường 100,...Không thể phủ nhận việc các gameshow đã góp phần đáng kể mang lại sự hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giải trí của đông đảo khán giả, nhƣng việc phát triển quá nhiều và bị xen quá nhiều chƣơng trình quảng cáo nhƣ hiện nay đã khiến khán giả bị bội thực, thậm chí một bộ phận khán giả còn cho rằng các gameshow nhằm mục đích thu tiền quảng cáo là chính.

48

Quảng cáo là nguồn thu chính các đài truyền hình nhƣng đó cũng là điều khiến khán giả khó chịu, bực bội, thậm chí là bức xúc khi tần suất phát sóng quá cao. Thông thƣờng một tập phim truyền hình chỉ có 45 phút trên sóng VTV1, VTV3 hoặc HTV7 nhƣng phải ngừng đến 3, 4 lần để dành thời lƣợng cho các chƣơng trình quảng cáo. Thậm chí một số gameshow có thời gian phát quảng cáo kéo dài hàng chục phút, gần ngang bằng thời lƣợng của trò chơi. Điều này làm cho nội dung chƣơng trình bị xé lẻ, vụn vặt, khiến ngƣời xem phải chờ đợi trong tâm trạng vô cùng sốt ruột. Không những thế, nhiều kênh truyền hình còn tận dụng một khoảng bên dƣới màn hình để chen vào một hàng chữ quảng cáo cho các dịch vụ tin nhắn qua di động, làm ngƣời xem cảm thấy không đƣợc tôn trọng. Việc quảng bá cho các hình thức dịch vụ nhắn tin cũng nhƣ các nội dung trò chơi đƣợc tích hợp trong những chƣơng trình truyền hình bằng cách “chạy chân” (pop up) hay “chắn sóng”

(trailer). Theo tác giả Ngọc Trần – Báo điện tử Vnexpress: “lâu nay vẫn chưa có

những quy định cụ thể như:dịch vụ nào, nội dung nào được phép xuất hiện trên kênh nào, trong chương trình nào, với tần suất ra sao, với tỷ lệ hiển thị trên màn ảnh thế nào…” [41].

Cuộc Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây đã tác động mạnh đến chất lƣợng nội dung các kênh truyền hình nƣớc ta nói chung. Theo đó, các kênh, các đài truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng và đặc

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)