Xuất về đối tƣợng áp dụng bộ chỉ số KPI trong điều kiện Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam (Trang 99 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.2. xuất về đối tƣợng áp dụng bộ chỉ số KPI trong điều kiện Việt Nam

3.2.1. Đối tƣợng áp dụng chung

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, hệ thống truyền hình đƣợc xây dựng theo mô hình tổ chức: thƣơng mại, quảng bá công cộng và quốc gia - trong đó quyền đƣợc cấp tần số phát sóng (đài phát sóng) không chỉ dành riêng cho các tổ chức nhà nƣớc mà cho cả các doanh nghiệp tƣ nhân có đủ điều kiện.

Tại Việt Nam, chỉ có các đài truyền hình nhà nƣớc với tƣ cách là một cơ quan báo chí mới đƣợc cấp phép tần số phát sóng. Nhiệm vụ chính của các đài truyền hình là thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và cung ứng các dịch vụ công, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống và tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình truyền hình. Bên cạnh nhiệm vụ truyền hình, các đài truyền hình cũng dần đƣợc vận hành nhƣ một doanh nghiệp, đƣợc xây dựng các mô hình kinh doanh theo quy định của luật pháp.

Trƣớc năm 2005, truyền hình ở Việt Nam chủ yếu chỉ hƣớng đến các đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng đảm nhiệm, do thời điểm này số lƣợng và vai trò của các công ty truyền thông - truyền hình có vài trò nhà sản xuất cung cấp nội dung, liên kết xã hội hóa còn chƣa cao. Nhƣng thời điểm hiện tại, những năm gần

94

đây số lƣợng các doanh nghiệp truyền hình đã có sự phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng, về kinh doanh, hệ thống sản phẩm và nguồn thu. Vì vậy để xây dựng một bức tranh tổng quan về mô hình tổ chức và đặc trƣng hoạt động của các đài truyền hình cần tập trung vào 02 mảng lĩnh vực chính:

 Hệ thống đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng:

o Những kênh truyền hình có nguồn tài chính từ hệ thống ngân

sách quốc gia.

o Những kênh truyền hình có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách

nhà nƣớc.

 Hệ thống doanh nghiệp xã hội: Kênh truyền hình hoàn toàn tự chủ về

tài chính.

Bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI có thể áp dụng cho tất cả các kênh truyền hình tại Việt Nam. Tất nhiên không thể cùng một lúc áp dụng tất cả các chỉ số này, mà việc áp dụng nên có sự chọn lọc, dựa trên nền tảng và định hƣớng phát triển chiến lƣợc của kênh.

3.2.2. Đối tƣợng áp dụng chuyên biệt

3.2.2.1. Hệ thống đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng

Đây đƣợc coi là xƣơng sống trụ cột của hệ thống truyền hình Việt Nam. Trong số hơn 800 cơ quan báo chí cả nƣớc hiện nay, thì đã có 02 đài truyền hình quốc gia phủ sóng toàn quốc, 05 đài khu vực và 63 tỉnh thành phố [5,14].

Là đài truyền hình quốc gia, cơ quan thuộc chính phủ, trƣớc năm 2009, đài truyền hình Việt Nam vẫn hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu [30]. Với mô hình hình này, toàn bộ các nguồn thu sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan và thuế đều phải nộp ngân sách nhà nƣớc. Theo cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc, căn cứ theo kế hoạch tài chính hàng năm đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt, nguồn thu trên đƣợc cấp lại để đầu tƣ cho Đài trên cơ sở các dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế tài chính này đã gây nhiều lực cản cho sự phát triển của Đài. Họ không đƣợc chủ động quyết định kinh doanh những dự án có tính đột phá trong cơ chế thị trƣờng.

Thông tƣ số 09/2009/TT-BTC đã quy định Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính theo quy định của pháp luật. Thực hiện cơ chế quản lý tài chính, lao động tiền lƣơng, cơ chế hoạch toán kinh doanh nhƣ đối với doanh nghiệp, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hiện hành [4].

Với cơ chế quản lý mới, Đài truyền hình Việt Nam đã thực sự chủ động trong việc quản lý sử dụng vốn tài sản, quản lý doanh thu và chi phí, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán và công khai tài chính nhƣ một doanh nghiệp với đầy đủ chức năng kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.

Đối với các đài truyền hình địa phƣơng, theo thông tƣ số 17/2010/TTLT- BTTTT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hệ thống đài truyền hình tỉnh, thành phố đƣợc hoạt động theo mô hình sự nghiệp [6], đƣợc cấp ngân sách địa phƣơng và đƣợc phép tổ chức hoạt động quảng cáo, kinh doanh dịch vụ, tiếp nhận tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật. Nguồn thu quảng cáo và các dịch vụ truyền hình thuộc ngân sách địa phƣơng đƣợc cấp trở lại đầu tƣ cho Đài phát thanh truyền hình các địa phƣơng [3]. Điều này vẫn còn là một yếu tố khiến cho các đài truyền hình địa phƣơng còn bị hạn chế nhiều trong quá trình hoạt động.

Hệ thống các đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng đã tạo nên hai hệ thống kênh truyền hình riêng biệt: Một hệ thống các kênh truyền hình tài chính từ hệ thống ngân sách quốc gia và một hệ thống kênh tài chính có sự hỗ trợ của nhà nƣớc.

3.2.2.1.1. Kênh tài chính từ hệ thống ngân sách quốc gia

Những kênh tài chính từ hệ thống ngân sách quốc gia là những kênh truyền hình thuộc hệ thống truyền hình trung ƣơng địa phƣơng, hoạt động do kinh phí nhà nƣớc bổ sung hoàn toàn. Những kênh truyền hình này khi áp dụng việc chỉ số KPI vào sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

96

Những chỉ số KPI về chính sách môi trƣờng vĩ mô luôn là những điểm mạnh trong hệ thống đo lƣờng hiệu suất của kênh này. Bởi những kênh truyền hình đƣợc Nhà nƣớc cung cấp tài chính sẽ là những kênh đƣợc ƣu tiên trong hoạt động đầu tƣ chính sách và phát triển cũng nhƣ hoạt động.

KPI về tài chính và đầu tƣ cũng là những điểm mạnh của hệ thống các kênh truyền hình này. Những kênh truyền hình này, họ không chịu áp lực quá nhiều về các chỉ số KPI tài chính và đầu tƣ, trong khi đó, với các kênh truyền hình nằm ngoài diện này, tài chính, nguồn thu và lợi nhuận luôn đƣợc coi là một vấn đề sống còn trong việc duy trì hoạt động của kênh. Đã có không ít những kênh truyền hình đƣợc sinh ra, rồi tự thân xóa đi trong hệ thống truyền hình Việt vì không đảm bảo đƣợc yếu tố tài chính.

Hàng năm, những kênh truyền hình tài chính từ hệ thống ngân sách quốc gia sẽ có những khoản kinh phí nhất định đƣa xuống để cải tiến, nâng cấp chất lƣợng của kênh.

b. Những khó khăn khi áp dụng KPI

Điều đầu tiên đƣợc nhắc đến khi áp dụng những chỉ số KPI vào hệ thống các kênh truyền hình này, đó chính là những rào cản đến từ việc quản lý của ngân sách nhà nƣớc. Đảng, nhà nƣớc hàng năm cung cấp một khoản tài chính để duy trì hoạt động của kênh, do đó kênh đó mang trong mình trọng trách, sứ mệnh phải thƣờng xuyên tuyên truyền những đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc tới quần chúng nhân dân. Nhiều nội dung bị ràng buộc, nhiều sáng tạo mở ra hoạt động kinh tế thị trƣờng sẽ bị ràng buộc.

Truyền hình hiện nay đã tạo ra một môi trƣờng đa dạng và sinh động với nhiều lựa chọn cho công chúng. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, công chúng sẵn sàng chi trả tài chính để có đƣợc những chƣơng trình đáp ứng đƣợc nhu cầu cá nhân của mình. Trong khi đó, những kênh tài chính của nhà nƣớc việc sáng tạo và chuyển đổi các nội dung lại là những vấn đề khó khăn.

Có thể nói, những điểm mạnh về chỉ số tài chính và chính sách vĩ mô lại tạo nên những khó khăn trong việc tạo những kết quả tốt từ những chỉ số quản lý nội

dung. Trong khi đó, nội dung lại có vai trò níu chân công chúng lại với kênh truyền hình.

Hơn nữa, những kênh truyền hình từ ngân sách tài chính quốc gia thƣờng đƣợc đánh giá là những kênh có hệ thống quản lý nhiều tầng. Việc thay đổi, áp dụng những chỉ số đo lƣờng đánh giá sẽ khó diễn ra hoặc nếu áp dụng đƣợc thì cũng diễn ra rất chậm, hoặc bị điều chỉnh bởi nhiều yếu tố chính sách vĩ mô. Điều này cũng gây trở ngại không nhỏ những khó khăn trong việc đổi mới chính bản thân các kênh truyền hình này.

3.2.2.1.2. Kênh có sự hỗ trợ một phần của ngân sách nhà nƣớc

Những kênh truyền hình đƣợc sự hỗ trợ của một phần ngân sách nhà nƣớc là những kênh truyền hình hệ thống ngân sách nhà nƣớc hàng năng cung cấp một phần để duy trì hoạt động của kênh, phần còn lại, là kênh tự hoạt động và tìm kiếm các nguồn thu từ các dịch vụ truyền hình của mình. Xét trên phƣơng diện về kinh tế, những kênh truyền hình này phải tự lo một phần về nguồn tài chính để duy trì hoạt động của kênh. Khi phải chủ động một phần trong tài chính, nghĩa là kênh truyền hình này cũng phải tự vận động cạnh tranh trong môi trƣờng kinh tế truyền hình, để tự tìm cho mình các nguồn thu tài chính, bổ sung vào nguồn ngân sách vừa phải của nhà nƣớc.

Trên cơ sở nào đó, những kênh truyền hình trong hệ thống này bƣớc đầu có những hƣớng đi và những cơ chế gần và thoáng hơn so với những kênh truyền hình mà tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách quốc gia. Những điểm thuận lợi và những khó khăn của hệ thống các kênh truyền hình này khi áp dụng chỉ số đo lƣờng hiệu suất:

a. Thuận lợi

Hệ thống kênh truyền hình này vẫn có một phần ngân sách từ nhà nƣớc, do đó họ vẫn có những tiềm lực cơ sở về tài chính để có thể tiến hành chuyển hƣớng sang áp dụng tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu suất mới. So với những kênh truyền hình mang tính chất xã hội hóa, họ cũng không phải chịu những áp lực quá cao về tài chính khi thử sức và thay đổi.

98

Bản thân các kênh truyền hình này cũng phải tự vận động để tìm kiếm nguồn tài chính trong hoạt động của mình. So với các kênh tuyền hình tài chính toàn bộ từ ngân sách nhà nƣớc, họ cũng có những bƣớc chuyển hòa mình để bắt kịp vào thị trƣờng truyền hình sớm. Nhận thức sớm và có nhiều cơ chế thuận lợi hơn trong việc thay đổi và áp dụng thay đổi để nâng cao chất lƣợng.

Những chính sách về vĩ mô thoáng hơn so với hệ thống các kênh tuyền hình phụ thuộc tài chính hoàn toàn vào ngân sách quốc gia. Đó là tiền đề quan trọng cho việc áp dụng chỉ số đo lƣờng KPI.

b. Những thách thức gặp phải

Nằm trong hệ thống các đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng, mặc dù đã có những cơ chế thoáng hơn trong hoạt động truyền hình, nhƣng có thể nói, các kênh truyền hình thuộc hệ thống hỗ trợ một phần ngân sách của nhà nƣớc vẫn còn gặp nhiều khó khăn về lĩnh vực cơ chế chính sách. Sẽ có những quy định ràng buộc chi tiết và sâu sắc hơn trong việc vận hành và hoạt động. So với các kênh truyền hình toàn bộ tài chính từ ngân sách nhà nƣớc thì có thoáng hơn, nhƣng vấn đề cơ chế và chính sách sẽ vẫn là một yếu tố gây nhiều khó khăn cho quá trình áp dụng KPI.

Phần đổi mới nội dung sản xuất và mở rộng để thu hút sự đầu tƣ và móc nối tài chính với các doanh nghiệp bên ngoài cũng sẽ gặp những khó khăn. Với các kênh truyền hình này, việc thay đổi một cách toàn diện là khó khăn. Thƣờng thì chỉ có thể thay đổi một số bộ phận, một số đơn vị trong phạm vi cho phép. Bởi sẽ có những chƣơng trình mang tính chất cố định về nội dung tuyên truyền của Đảng, của tổ chức chính trị khó thay đổi. Hơn nữa, trong hệ thống các chƣơng trình của kênh luôn phải lồng ghép những chính sách của những đơn vị chủ quản trong hệ thống chính trị Việt Nam. Bởi truyền hình cũng là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của Đảng và Nhà nƣớc. Nên việc áp dụng KPI sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.2. Kênh xã hội hóa

Do đặc thù quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có các đài truyền hình với tƣ cách là các cơ quan báo chí mới đƣợc Nhà nƣớc cấp phép tần số phát sóng, các

doanh nghiệp bên ngoài khi hoạt động trong lĩnh vực truyền hình chỉ đóng vai trò mắt xích của quá trình sản xuất và kinh doanh.

Thực tế phát triển cho thấy, các đài truyền hình không thể tự mình thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà phải thông qua phƣơng pháp xã hội hóa để liên kết các lực lƣợng sản xuất khác nhau. Tại Việt Nam, hệ thống doanh nghiệp xã hội hóa truyền hình có thể phân ra làm hai nhóm cơ bản:

 Các công ty sản xuất - kinh doanh sản phẩm dịch vụ truyền hình độc

lập.

 Các công ty liên doanh - liên kết trực tiếp với các Đài truyền hình.

Trong đó, các công ty sản xuất - kinh doanh sản phẩm dịch vụ truyền hình độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. Đây thƣờng là những trung tâm với đầy đủ nhân sự, tài chính, kỹ thuật để sản xuất các nội dung chƣơng trình mang tính chất chuyên sâu với tiêu chuẩn chất lƣợng thậm chí cao hơn tiêu chuẩn phát sóng thông thƣờng. Thay vì tự sản xuất, các đài truyền hình có thể trực tiếp mua thành phẩm từ các cá nhân hay các đơn vị khác. Khi liên kết với các nhà sản xuất bên ngoài, các đài truyền hình có cơ hội cắt giảm giá thành đầu tƣ và chia sẻ rủi ro về mặt kinh tế.

Việc hợp tác với các đài truyền hình có thể dựa trên nguyên tắc hợp tác phân chia quyền lợi, trong đó mỗi bên thụ hƣởng theo giá trị đầu tƣ và lợi thế kinh doanh của mình. Các chƣơng trình phim truyện Việt Nam, các chƣơng trình thể thao - văn hóa nghệ thuật thƣờng đƣợc áp dụng theo cách này.

Các công ty liên doanh - liên kết trực tiếp với Đài truyền hình có hình thức hoạt động tƣơng đối đa dạng và phức tạp. Hình thức phổ biến nhất của nó là dạng đại lý cho các đài truyền hình. Theo đó nó đƣợc hƣởng những ƣu đãi kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mà đài cung cấp nhƣ: khung giờ quảng cáo, quyền lợi phát hành băng đĩa, tổ chức sự kiện.. Môi trƣờng hoạt động của lĩnh vực này rất đa dạng và đã hình thành nhiều công ty hoạt động chuyên sâu: chuyên về kinh doanh quảng cáo, chuyên về cung cấp dịch vụ âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu, hóa trang, đạo cụ, tổ chức biểu diễn...

100

Một trong những hình thức liên kết phổ biến hiện nay giữa truyền hình và các công ty bên ngoài là việc xã hội hóa kênh sóng, chƣơng trình. Thay vì chủ động sản xuất và tìm nguồn thu, các đài truyền hình đã mở rộng liên kết với rất nhiều đối tác trong và ngoài nƣớc. Ngoài việc thu lợi nhuận đƣợc từ nguồn kinh phí cố định hàng năm hoặc phân chia lợi nhuận quảng cáo, các đài truyền hình còn tiết kiệm đƣợc khoản phí khổng lồ dành cho việc sản xuất các chƣơng trình truyền hình. Hiện nay đã có hàng chục các kênh truyền hình ra đời theo hình thức liên kết xã hội hóa nhƣ: Infor TV, YAN, VCB, Today...

Đối với những hình thức hoạt động của kênh truyền hình này, việc áp dụng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất vào sẽ gặp những thuận lợi và những thách thức khó khăn sau:

a. Những thách thức và khó khăn

Có thể nói, những kênh truyền hình mang tính chất xã hội hóa khi áp dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)