1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu
2.3.2. Nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ khoa trƣơng làm nổi lên vẻ đẹp
vẻ đẹp của ngƣời anh hùng
Cũng giống nhƣ nhiều sử thi của các dân tộc khác, trong sử thi Mnông, so sánh là phƣơng tiện phản ánh thực tại khá nhiều. Thủ pháp này đã làm tăng thêm hiệu quả tác động thẩm mĩ của đối tƣợng đƣợc so sánh.
Trong sử thi Mnông ta cũng bắt gặp những so sánh, liên tƣởng rất thú vị trong những đoạn tả về cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời hoặc tả về trạng thái cảm xúc, hình thức của chính các nhân vật.
Khi tả về tài nội trợ của những ngƣời phụ nữ :
«Gạo nhà chị trắng như hoa mpang Cơm nhà chị nở như bông vải »
Hoặc cũng có khi tả về vẻ đẹp của các cô gái : „cặp vú lú tròn như hoa chuối‟, "Tiếng cười giòn trắng như hạt gạo" . Tiếng nói êm ái đƣợc ví nhƣ "tơ nhện" nhƣ "tiếng cồng".
Ngƣời Mnông thƣờng mƣợn cái cụ thể thƣờng thấy trong hiện thực cuộc sống để so sánh với những đối tƣợng, sự việc cần miêu tả. Đối tƣợng đó có khi vô hình nhƣ cơn giận, sự bực bội...của con ngƣời :
« Bing tức đắng như quả bồ hòn Cục giận Kông to như cái cối »
Hoặc cũng có khi đối tƣợng là những sự vật hữu hình :
« Đôi vú nhú lên như bắp chuối » « Tay sà xuống như dây đuổi chim »
Với việc miêu tả chân dung ngƣời anh hùng, nghệ thuật so sánh cũng đƣợc ngƣời Mnông sử dụng với một tần xuất khá lớn và phát huy tác dụng của nó tạo hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ
Hình ảnh Lêng đƣợc miêu tả với vẻ mạnh mẽ khác thƣờng :
« Người của Lêng cứng như thanh sắt Lêng bỏ sẵn ngọn lửa trong người Lêng vỗ đùi lấy ra hạt muối
Lấy trong người ra lửa mặt trời Lêng hét to miệng phun ra lửa »
Những hình ảnh đƣợc ngƣời Mnông đem so sánh với hành động của con ngƣời rất gần gũi, sinh động mang tính chất trực quan nhiều hơn
là sự cảm nhận, tƣởng tƣợng. Phép so sánh của sử thi Mnông thƣờng thô sơ, đơn giản nhiều khi không có sự chọn lọc, tinh thế, gọt dũa
So sánh là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi Tây Nguyên. Xuất phát từ khả năng nhận thức một cách trực quan của ngƣời xƣa. Dù có phần thơ ngây, chất phác trong cách tƣ duy song ngƣời đọc vẫn phải ghi nhận rằng chính nó đã làm nên những giá trị, sức hấp dẫn lâu bền của các pho sử thi đối với đông đảo ngƣời nghe.
Cũng giống nhƣ nhiều pho sử thi khác, sử thi Mnông cũng sử dụng lối kể chuyện phóng đại, cƣờng điệu hoá một cách thƣờng xuyên từ đầu tới cuối tác phẩm. Khi miêu tả về nhân vật anh hùng chiến trận, sử thi Mnông cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp khác thƣờng. Vũ khí của họ cũng đƣợc miêu tả với một tầm kích khác thƣờng :
« Những lưỡi gươm nhiều như lá mía Những lưỡi dao nhiều như cỏ tranh Tên ná bóng như mỏ kring
Những chiếc khiên to bằng mặt trăng »
Hình thức của họ đƣợc xây dựng với một
Lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ cũng thƣờng đƣợc ngƣời Mnông sử dụng trong việc thể hiện các sự vật, hiện tƣợng khác nhau, đã tái hiện lại trƣớc mắt ngƣời nghe, ngƣời đọc một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, sinh hoạt, đấu tranh của ngƣời Mnông khá sinh động, cụ thể
Một điểm dễ nhận thấy là trong những đoạn tả chi tiết của sử thi Mnông thƣờng là việc sắp xếp các sự việc nhỏ tạo thành một chuỗi liên tục thống nhất. Cách kể- tả này nhiều khi kéo dài nhịp độ làm cho sự việc nhƣ chậm lại. Các nhà nghiên cứu gọi đó là "lối trì hoãn sử thi". Trong sử thi Mnông, lối trì hoãn sử thi này đƣợc thực hiện thông qua những đoạn tả kéo dài sự thể hiện hành động của nhân vật. Cũng có khi, việc trì hoãn lại đƣợc thực hiện thông qua việc liệt kê nhiều các sự vật liên tiếp nhau trong chuỗi sự kiện :
« Họ về nhà sửa soạn hành trang Họ mặc vào một lớp áo mỏng Họ mặc vào một lớp áo dày Họ khoác ngoài áo đá áo sắt Họ khoác ngoài áo sắt áo đồng Người của họ còn ló lỗ mũi... »
(Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng, tr 746)
Tuy nhiên, việc trì hoãn sử thi của sử thi Mnông chƣa có đƣợc sự chọn lọc những chi tiết. Sự việc đƣợc mô tả nhiều khi khiến ngƣời đọc hôm nay có cảm giác rƣờm rà, khó chịu. Song với trình độ tƣ duy, nhận thức trực quan, việc ngƣời nghệ nhân dân gian Mnông nhặt nhạnh hầu nhƣ tất cả chi tiết trong hiện thực cuộc sống rồi hát kể lại cho mọi ngƣời là điều hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. Phân tích nét nghệ thuật trong sử thi của ngƣời dân tộc xƣa kia, chúng ta không nên áp dụng những cách tiếp nhận văn chƣơng hiện đại mà phải đặt chúng trong mối tƣơng quan về văn hoá và trình độ nhận thức của con ngƣời thời kỳ đó.
Sử thi Mnông đƣợc cấu tạo nên do các đoạn văn vần và các đoạn về hình thức nhƣ thơ tự do của thơ hiện đại, xen vào đó có các câu đối thoại theo ngôn từ giao tiếp thông thƣờng hàng ngày của con ngƣời. Tất nhiên, những câu đối thoại đó đã đƣợc chuyển thành thơ với những mức độ dài ngắn khác nhau. Trong sử thi của ngƣời Mnông, những câu nói đối đáp nhiều khi đƣợc lặp đi lặp lại đối với các nhân vật. Đối thoại cốt để chuyển tải nội dung, sự kiện chứ không nhằm để lột tả khí chất, tinh thần của nhân vật. Đối thoại mang chức năng thông tin nhiều hơn là tính biểu cảm:
« Lêng vừa đi vừa khấn vái thần Lêng vừa đi vừa khấn vái Yang …Ta khấn vái thần rừng cây trum Ta khấn vái thần ao trâu tắm
Mời các thần giúp ta mang gạo Mời các thần phù hộ cho Lêng Mời các thần che chở cho Lêng”
Ngôn từ đối thoại trong sử thi Mnông thƣờng thiếu chọn lọc, hàm súc mà thiên vào việc diễn tả dài dòng, kể lể, chẳng hạn nhƣ đoạn Ndu nói chuyện với Lêng trong tác phẩm Cướp chiêng cổ bon Tiăng.
Ngôn ngữ trong sử thi Mnông mang tính trần thuật khách quan gần với văn xuôi nhiều hơn. Những câu chuyện trong sử thi đƣợc kể với một giọng điệu trần thuật giản dị, đều đặn tuần tự từ chuyện này sang chuyện khác từ nhân vật này sang nhân vật khác:
" Lúc buổi sáng bàn chuyện cán rìu Lúc buổi chiều bàn kiếm cán rìu
Giữa buổi trưa kể chuyện anh hùng..."
Hay nhƣ khi mô tả về hình thức của nhân vật, cũng với một giọng điệu so sánh thông thƣờng:
”Người em Lêng cứng như hòn đá Người em Lêng cứng như thanh sắt”
Hầu nhƣ không có thêm một sự bình luận, cảm thán nào thêm nhƣ trong sử thi Êđê. Nhân vật ở hai bên chiến tuyến đều đƣợc miêu tả khá cân bằng với nhau, không có sự ƣu ái quá rõ rệt đối với bên nào. Giọng ngƣời kể chuyện mang sắc thái trần thuật, cảm xúc hầu nhƣ vắng bóng trong lời kể.