3 Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc

Một phần của tài liệu So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 33 - 37)

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

1.4. 3 Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc

tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng:

Trên nền cảnh của núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ, những lời kể sử thi nhƣ hoà với khung cảnh thiên nhiên, đƣa ngƣời nghe về với một bầu không khí xa xƣa hùng tráng, sục sôi. Sử thi tạo cho ngƣời nghe một bầu không khí hùng tráng, những khung cảnh vừa mĩ lệ vừa dữ dội của một thời kỳ lịch sử xa xƣa. Khi những cuộc giao tranh giữa các buôn làng, các thành bang liên tục diễn ra. Những gì mà các pho sử thi miêu tả lại có thể và chắc chắn là không có thực hoàn toàn trong đời sống con ngƣời nhƣng ngƣời nghe hoàn toàn cảm thấy thoải mái, thú vị với chúng. Bởi nhƣ Arixtôt đã nói trong cuốn Nghệ thuật thơ ca : « Mặc dầu những con người mà hoạ sĩ Dơxixơ đã vẽ ra đều không thể tồn tại trong thực tế nhưng cần rất coi trọng cái không thể có đó, vì phải vượt qua xa hơn cái mẫu ». Chính cách nói «vượt xa hơn cái mẫu », phóng đại sự vật, lối diễn tả khoa trƣơng làm cho các pho sử thi anh hùng mang một vẻ mạnh mẽ, phi thƣờng. Hình tƣợng nghệ thuật đạt tới một tầm kích lớn lao mang theo cả vẻ hoành tráng, kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Cách kể phóng đại sự vật đó kích thích sức tƣởng tƣợng của ngƣời nghe, ngƣời đọc biết bao thế hệ. Nó là biểu hiện cho óc tƣởng tƣợng phong phú thể hiện qua phong cách sáng tạo lý tƣởng hoá mang đậm chất lãng mạn của con ngƣời

xa xƣa. Ngƣời anh hùng, nhân vật trung tâm của sử thi đƣợc nâng lên một tầm kích lớn lao, sánh ngang với vũ trụ. Hình tƣợng của ngƣời anh hùng Đăm Săn đƣợc miêu tả qua vẻ ngoài đẹp đẽ tới mức siêu phàm. Những hành động của chàng cũng phi thƣờng không kém với một nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng giàu nhạc tính : « Chàng múa khiên, khiên quay như chong chóng, tạo ra gió bão. Đam Săn lia đao, gió bay ù ù...Đam Săn hướng khiên về bên trái tạo thành bão dập nát chuồng trâu, hướng về bên phải tào thành gió làm đổ sập chuồng dê..hướng vào hàng rào buôn làng Mtao Msei, buối sáng hàng rào bị bay, buổi chiều bị dồn vào sông suối trôi theo dòng nước » - những hành động mang tính chất lý tƣởng, cƣờng điệu hoá rất nhiều song lại tạo nên âm hƣởng và không khí bừng bừng của những tác phẩm sử thi.

Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ miêu tả của sử thi Ê Đê đó là sự chi tiết, tỉ mỉ tới từng đƣờng nét. Nhất là trong khi xây dựng hình ảnh ngƣời anh hùng, tác giả dân gian đã đi vào miêu tả những đƣờng nét chạm khắc rất. Khi miêu tả về Đăm Săn, ngƣời Ê Đê đã dụng công tới từng chi tiết: " Tay trái chàng đeo vòng bạc, tay phải đeo vòng vàng.

Miệng chàng như gặm nhai hoa săm mluê, đôi môi đỏ như rau dja, mắt

long lanh như mắt trâu đực, thân thì trắng, bắp chân như có tạc....". Trong sử thi Ê Đê, đặc biệt là khan Đăm Săn, hình ảnh ngƣời anh hùng, những cô gái đẹp đều đƣợc miêu tả một cách tỉ mỉ. Cách tả đó phần nhiều gợi sự liên tƣởng đối với ngƣời nghe, ngƣời đọc chứ không chỉ đơn thuần phô diễn các chi tiết rồi ghép chúng lại theo những mảng khối nhất định. Sự vật, con ngƣời đƣợc miêu tả vì vậy mà trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều.

Ngôn từ đối thoại vốn đƣợc coi là phƣơng tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo hành vi của con ngƣời và các giao tiếp tinh thần của con ngƣời trong những mối quan hệ. Đối thoại là một trong những đối tƣợng miêu tả quan trọng bậc nhất trong mọi thể loại văn học. Các phát ngôn của nhân

vật ở các tác phẩm tự sự thƣờng tồn tại dƣới dạng phát ngôn đối thoại hoặc phát ngôn độc thoại. Sử thi, với tƣ cách là một loại hình tự sự dân gian, cũng đã sử dụng ngôn từ đối thoại làm đối tƣợng để thể hiện các quan hệ giao tiếp của nhân vật khác nhau. Ngôn từ đối thoại trong sử thi thƣờng đơn giản, ít cầu kỳ hơn ngôn từ đối thoại trong các thể loại tự sự của văn học thành văn. Sử thi Êđê cũng vậy, ngoài những lời để trao đổi, nó cũng đã phần nào bày tỏ đƣợc những suy nghĩ, những quan điểm thậm chí cả một phần cá tính của nhân vật.

Lời nói của nhân vật trƣớc tiên thể hiện một phần tâm lý, suy nghĩ của nhân vật. Chẳng hạn, trong Đăm Săn, sau khi chàng chịu lấy Hơ Nhị theo sự dàn xếp của ông Trời, tuy vậy chàng vẫn không khỏi hoài nghi:

”Nhưng ông ơi, có thật lấy Hơ Nhị, Hơ Bhi chân cháu không phải xuống đất mà nô lệ vẫn có, chân cháu không chạy mà voi vẫn có không ông?”.

Lời đó khi đối thoại thực hiện chức năng giao tiếp thông thƣờng của nhân vật với các đối tƣợng khác trong tác phẩm và đồng thời cũng thể hiện sự suy nghĩ riêng của nhân vật.

Ở một cấp độ cao hơn, ngôn từ đối thoại trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện chức năng thông tin bình thƣờng mà còn phải chứa đựng trong đó những nét tiêu biểu về đặc trƣng tính cách, những cá tính của ngƣời phát ngôn. Khi đó, ngôn từ đối thoại đƣợc mang tính chất cá thể hoá. Ngôn từ đối thoại của nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê bƣớc đầu có những tính cá thể hoá khá rõ rệt. Cái ngang tàng, hùng hồn trong lời nói của Đam Săn càng làm tô đậm thêm tính cách của nhân vật. Lời của Đăm Săn nói với ông Trời khi bị ép buộc phải lấy hai chị Hơ Nhị, Hơbhi: " Có chết cháu cũng không lấy Hơ Nhị, cháu cũng không lấy Hơ bhi", hay khi chàng quyết đi tìm nữ thần Mặt Trời để lấy nàng về làm vợ: ” Tôi đi đây để bắt nữ thần Mặt Trời. Có bắt được nàng tôi mới thực sự trở thành một tù trưởng giàu có, chiêng lắm la nhiều, mới thật sự đâu đâu cũng phải khuất phục tôi....Tôi đi đến đâu, ở đó tre le phải nghiêng mình,

tre lồ ô phải cúi rạp...Khắp các tù trưởng không một ai sánh tày tôi nữa....Tôi nghe danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nói Nữ thần Mặt Trời là một cô gái xinh đẹp, đôi bắp chân chàng tròn trạnh, váy nàng mặc tuyệt vời là đẹp. Vì vậy, các cô đừng mong đợi tôi làm gì” đã thể hiện quyết tâm của ngƣời anh hùng với khát vọng lớn lao đƣợc vang danh khắp nơi, muốn tất cả phải quy phục mình. Đôi lúc, cái tôi đầy kiêu hãnh của chàng khi nói về sự giàu mạnh của buôn làng, khẳng định vị trí cao nhất, không ai có thể sánh bằng. Những lời nói thoát khỏi khuôn mẫu có sẵn, làm nổi lên suy nghĩ, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm

Trong các tác phẩm tự sự, vai trò của ngƣời kể chuyện khá quan trọng dẫn dắt mạch phát triển của câu chuyện. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện có khi ẩn giấu cái tôi chủ quan để dẫn dắt mạch truyện phát triển một cách tự nhiên khách quan. Nhiều khi, ngƣời kể chuyện có thể đƣa ra những nhận xét, những bình luận về sự kiện, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm để định hƣớng cho ngƣời đọc, ngƣời nghe đi theo một quan điểm nào đó. Thậm chí, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời kể chuyện đóng vai trò là một nhân vật của tác phẩm (trƣờng hợp này không có trong sử thi)

Ngoài ngôn từ miêu tả, ngôn từ đối thoại của nhân vật, trong sử thi Tây Nguyên còn có ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện thể hiện qua những lời dẫn, lời kể. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện có khi đơn giản, khách quan cũng có khi kèm theo những sắc thái biểu cảm nhất định. Đó có khi niềm tự hào trƣớc sự giàu mạnh của buôn làng. Đó cũng có khi là âm hƣởng ngợi ca chiến công của ngƣời tù trƣởng. Cũng có khi là sự xót thƣơng trƣớc hi sinh của ngƣời anh hùng mà họ hằng yêu mến. Nhiều khi lại là tiếng cƣời, mỉa mai trƣớc sự thất bại của kẻ thù....Rất nhiều sắc thái biểu cảm đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện càng làm cho các pho sử thi thêm sống động và gần gũi, dễ đi vào lòng ngƣời nghe.

Riêng với sử thi Đăm Săn, có sự xuất hiện với tần số khá lớn của các lời bình luận, cảm thán của ngƣời kể chuyện. Qua những đoạn miêu tả, ngƣời dẫn chuyện không chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu nhân vật mà còn góp phần nói rõ đặc điểm , phẩm chất, tính chất hiện tƣợng, thể hiện quan điểm thẩm mỹ của ngƣời kể. Tả về nhan sắc của Hơ nhị nhƣ sau: " Thân hình nàng càng tuyệt vời là đẹp! Lưng nàng trơn bóng, ngực nàng nõn nà. Ngón tay như lông nhím, đôi bắp chân thì tròn một màu vàng của hoa ring đơng. Váy nàng cứ loang loáng như chớp, anh ánh như sét rọi trong lên xóm làng những tia sáng muôn màu. Mắt nàng ngời sáng như một ngôi sao đẹp nhất ban đêm. Tiếng nói khác nào tiếng chiêng Lào, tiếng cười khác nào tiếng cồng hlong. Thật là một cô gái tuyệt vời xinh đẹp" . Khi nói về sự giàu sang, hùng mạnh của ngƣời tù trƣởng: ” Quả là nhà Đăm Săn rất giàu có” hay lúc miêu tả hình ảnh của ngƣời anh hùng trên chiến trận: "Đăm Săn múa đao rất giỏi, múa khiên rất tài”... Những lời bình luận, cảm thán thể hiện tâm lý ngợi ca, ngƣỡng mộ của ngƣời kể đối với các nhân vật mà mình yêu quý.

Qua giọng kể của nghệ nhân Pôkhan, lời của ngƣời kể chuyện vừa đóng vai trò dẫn dắt, lôi cuốn ngƣời đọc theo dõi từng chặng phát triển của câu chuyện, hứng thú với những cuộc giao tranh quyết liệt của ngƣời anh hùng. Đồng thời, nghe trong đó, ta cảm nhận đƣợc sự ngƣỡng mộ, yêu mến và tự hào đối với ngƣời anh hùng của cả một cộng đồng thông qua âm hƣởng ngợi ca trong từng lời cảm thán của ngƣời kể.

Một phần của tài liệu So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)