0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhân vật anh hùng chiến trận trong những mối quan hệ với cộng

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 50 -60 )

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

2.3.3. Nhân vật anh hùng chiến trận trong những mối quan hệ với cộng

với cộng đồng xã hội

2.2..3.1. Hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận trong các cuộc giao tranh quyết liệt

Hiện thực xã hội đƣợc phản ánh qua hệ thống sử thi Ndrông của ngƣời Mnông đó là tình trạng các cuộc giao tranh giữa các bon làng liên tục xảy ra. Nó là một phần quan trọng của đời sống con ngƣời thời kỳ đó.

Với nội dung nhƣ vậy, sử thi Mnông tập trung mô tả hình tƣợng ngƣời anh hùng trong các cuộc chiến ác liệt đó.

Chiến tranh trong sử thi Mnông xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi là do các nhân vật thổi ngải, chuyển ma lai cho nhau. Có khi những ngƣời của bon làng Tiang đi lấy lại các vật quý nhƣ đàn ndring, Yang di lấy ống bạc tƣợng ngƣời, Lêng, Lông, Mbong đi lấy ché con voi trắng...vv. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng đó là việc bắt cóc phụ nữ nhƣ Lêng đi cƣớp nàng Bing con Jri. Nhiều khi nguyên nhân để xảy ra các cuộc chiến tranh đó là các gia tộc đi chiếm đoạt đồ vật của nhau: Lêng đi cƣớp hoa bạc, hoa đồng, những ngƣời bon Ndu con Srât đi cƣớp chiêng cổ của bon Tiăng. Xuất phát từ đặc điểm xã hội. thời điểm mà tác phẩm ra đời có sự mâu thuẫn về quyền lợi, tình trạng cƣớp bóc, tranh giành giữa các bon làng với nhau. Theo tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong sử thi Mnông có tới khoảng 100 trận đánh nhau. Trong đó đánh nhau vì bắt cóc nam nữ và bon làng Tiăng con Rong đi giành lại các kỷ vật chiếm tới khoảng 60%.

Trong sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng, những ngƣời đàn ông trong làng sau khi nằm mơ thấy anh em của mình ở xa gặp nguy hiểm, họ sốt ruột lên đƣờng tới thăm. Những ngƣời ở lại bon làng đem chiêng quý ra đánh, tiếng chuông vang động tới những bon làng khác làm những ngƣời lạ nảy sinh lòng tham. Họ tới làng lừa cƣớp chiêng, bắt những ngƣời phụ nữ của làng theo. Những ngƣời đàn ông của bon Tiăng biết chuyện liền đi trả thù, giành lại chiêng cổ và những ngƣời phụ nữ của bon làng mình.

Nhƣng cuộc chiến trong sử thi Mnông là sự gắn kết của một tập thế gồm nhiều cá nhân xuất sắc, mỗi ngƣời mỗi tài năng, thế mạnh:

“ Họ tập trung toàn người anh hùng Họ tập trung toàn người can đảm Họ tập trung toàn người gan dạ

Người tay giỏi bắt con cào cào Người tay giỏi phóng lao đâm hổ Người tay giỏi cầm gươm chém người Gồm những người nhanh như con trăn Gồm những người hung như thần Sét

Gồm những người khoẻ như con trâu rừng”

( Cƣớp chiêng cổ bon Tiang, tr 862)

Cũng tƣơng tự nhƣ vậy phía phe Ndu con Srât cũng đƣợc nhắc tới nhƣ một tập hợp những ngƣời anh hùng, ngang sức ngang tài với bon Tiang:

Đoàn con Srât toàn ngưòi can đảm Đoàn con Srât toàn người gan dạ Người tài giỏi bắt được cào cào Người tài giỏi phóng lao đâm hổ ” (Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng; tr 951)

Các nhân vật tham gia vào những cuộc chiến khốc liệt giữa bon Tiang và những ngƣời thuộc phe Ndu con Srât đều đƣợc gọi chung bằng đại từ “họ”. Tính chất tập thể đƣợc làm rõ qua những hành động:

“ Họ vỗ đùi lấy ra hạt muối Lấy trong người có lửa mặt trời Họ hét to miệng phun ra lửa”

(Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng, tr 881)

Cuộc chiến giữa bon Tiang và đoàn con Srât diễn ra cam go, khốc liệt, ngang sức ngang tài.

“ Họ vật nhau tung lên trên bờ Họ vật nhau lăn lộn nhiều vòng”

(Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng; tr 937)

Hai bên đều có những lúc tiến lúc lùi, có khi giành thắng thế, có khi phải vừa đánh vừa lui, tháo chạy. Có lúc những ngƣời của bon Tiang

truy kích đối phƣơng ráo riết. Có lúc họ lại bị những ngƣời đoàn con Srât đuổi lại. Nhiều phen bất phân thắng bại, các thần cũng phải can thiệp vào cục diện của cuộc chiến tranh. Phần thắng cuối cùng thuộc về đoàn bon Tiang, những ngƣời con Srât bị bắt, bị xỏ kim qua mũi, bị giết chết.

Trong sử thi Mnông, ngƣời đọc khó có thể nhận ra đƣợc sự khác biệt giữa hai bên đối thủ. Ấn tƣợng giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà không rõ rệt. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh đều xuất phát từ hai phía, hành động và tính chất, mục đích của hai bên là nhƣ nhau. Mặc dù, trong tâm thức, ngƣời nghệ nhân Mnông dành thiện cảm cho bon Tiăng, một bon giàu có và hùng mạnh hơn ngƣời. Mối quan hệ giữa bon Tiăng với các bon làng khác luôn luôn có sự biến đổi vai trò: có khi họ là kẻ thù, đánh đuổi nhau hết sức ác liệt song lại có khi trở thành đồng minh cùng đi đánh một kẻ thù khác.

Nhƣ đã nói ở trên, chiến tranh trong sử thi Mnông là những cuộc chiến tập thể với rất nhiều những nhân vật tài giỏi, hùng mạnh. Hình ảnh chàng dũng sĩ Lêng đƣợc xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm. Đặc biệt có những tác phẩm vai trò của ngƣời dũng sĩ này đƣợc xây dƣng một cách nổi bật. Dù vậy, bên cạnh Lêng, còn có rất nhiều những ngƣời anh hùng khác. Họ hợp thành sức mạnh chung của cả cộng đồng và điều đó mới quyết định phần thắng trong những cuộc giao tranh.

Lực lƣợng tham gia các cuộc giao tranh, đƣợc miêu tả với tƣ cách là những nhân vật đóng vai trò nhất định, của sử thi Mnông rất nhiều, hơn hẳn so với sử thi Êđê. Các cuộc giao tranh trong sử thi Êđê chỉ miêu tả hai cá nhân, hai tù trƣởng đại diện cho hai bên, những ngƣời quyết định cuộc chiến, các nhân vật khác hầu nhƣ vắng bóng và không có giá trị quyết định trừ nhân vật ông Trời, tuyến sinh lực của ngƣời anh hùng. Các cuộc chiến trong sử thi Mnông là cuộc chiến của cả một tập thể. Ở đó vai trò của những ngƣời anh hùng không tuyệt đối nhƣ trong sử thi Êđê.

Cách miêu tả nhân vật trong sử thi Tây Nguyên dù còn nhiều ƣớc lệ, tƣợng trƣng và dập khuôn công thức nhƣng đã phần nào làm hiện rõ đƣợc chân dung của những ngƣời anh hùng thật đẹp, oai hùng khác thƣờng. Đặc biệt trong các cuộc giao tranh, hình ảnh ngƣời anh hùng đẹp hơn bao giờ hết. Ở đó sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm là những phẩm chất luôn đƣợc con ngƣời đề cao, tinh thần thƣợng võ là khát vọng mà cộng đồng ngƣời Tây Nguyên gửi trọn vẹn vào những nhân vật anh hùng của mình.

Các cuộc chiến tranh đƣợc tái hiện trong sử thi Êđê, chúng ta không nhìn thấy sự khốc liệt, tàn ác hay những cảnh đầu rơi máu chảy. Chúng kết thúc ngay khi những ngƣời thủ lĩnh chấm dứt cuộc tranh tài và những ngƣời thuộc phe bại trận tình nguyện đi theo kẻ chiến thắng. Sử thi Mnông dƣờng nhƣ có quy mô rộng lớn hơn sử thi Êđê với những cảnh giao tranh tập thể hết sức ác liệt. Sử thi Mnông thƣờng kết thúc với thắng lợi thuộc về bon Tiăng. Tuy nhiên, đây không phải là cách kết thúc có hậu nhƣ trong truyện cổ tích, khi mà tác giả dân gian muốn đề cao sự chiến thắng của cái thiện trƣớc cái ác. Cái kết thúc trong sử thi Mnông không nhấn mạnh về chiến thắng của cái chính nghĩa trƣớc cái phi nghĩa mà ngầm sau đó, phản ánh một sự thực lịch sử qua cách nhìn của ngƣời Mnông xƣa kia: kẻ mạnh hơn sẽ hạ gục kẻ yếu, bên nào đƣợc thần linh ủng hộ nhiều bên đó sẽ giành chiến thắng.

Nhìn chung, các cuộc chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên, dù là đề tài phổ biến nhất, là cái nền để thể hiện hình ảnh ngƣời thủ lĩnh tài ba, dũng cảm song chƣa có đƣợc cái không khí hùng tráng, vĩ đại nhƣ các cuộc chiến tranh trong sử thi thế giới. Sau những trận chiến, không để lại những hậu quả nặng nề đau xót, không có cảnh tàn phá dữ dội, thây ngƣời, xác ngựa ngổn ngang.

2.2.3.2. Ngƣời anh hùng trong những mối quan hệ với cộng đồng và thế giới thần linh

Sử thi Mnông, ngoài những nhân vật đứng đầu bon làng có nhiệm vụ cai quản và sắp xếp xã hội theo một thiết chế nhất định, thƣờng mang ý nghĩa nhƣ những ngƣời anh hùng văn hoá nhƣ Tiang, Yang…còn phải nhắc tới những nhân vật anh hùng, những ngƣời dũng sĩ của chiến trận. Họ chính là linh hồn của cuộc chiến.

Xuất phát từ thời điểm xã hội mà sử thi Mnông ra đời: xã hội thị tộc- bộ lạc, với tình trạng tranh chấp lãnh thổ, tài sản giữa các bon làng xảy ra thƣờng xuyên. Vai trò của ngƣời anh hùng văn hoá tập trung vào việc cai quản bộ tộc. Bên cạnh họ, trong các bon làng đều phải có những ngƣời dũng sĩ tài giỏi, thiện chiến sẵn sàng bảo vệ bon làng trong những cuộc giao tranh với các bộ tộc khác. Ở giai đoạn lịch sử với các cuộc chiến tranh là thƣờng xuyên, vai trò của ngƣời dũng sĩ anh hùng hơn khi nào hết đƣợc đề cao. Họ là thành luỹ để giữ gìn sự tồn vong của cộng đồng trƣớc kẻ thù, họ là cơ sở cho sức mạnh của cộng đồng. Tuy vậy, họ không là ngƣời đứng đầu bộ tộc. Sức mạnh của họ chỉ nhằm góp phần

vào cái chung của cả cộng đồng. Ở sử thi Mnông, sự phân hoá của xã hội hầu nhƣ còn rất sơ khai.

Sự tập trung vai trò quyền lực của cộng đồng vào một cá nhân gần nhƣ chƣa hề có. Tính chất tập thể của sử thi Mnông bộc lộ rõ ràng, vai trò độc tôn cá nhân không rõ rệt nhƣ trong sử thi Êđê.

Cũng nhƣ nhiều sử thi của các dân tộc khác, trong sử thi Mnông, thần linh cũng là một nhân vật quan trọng tham gia vào đời sống của con ngƣời. Đọc sử thi Mnông, chúng ta đƣợc sống trong cái không khí sôi sục của những cuộc giao tranh với không khí nửa hƣ, nửa thực. Ở đó có cả sức mạnh của những dũng sĩ phi thƣờng và cả những vị thần che chở cho các bon làng. Các vị thần trong sử thi Mnông chiếm vị trí khá đông đảo: Ting, Mbong con Jri (thần cây Đa), hai nữ thần Deh, Dai là em của thần Ting, Mbong; thần Krong, Dong là các thần âm thanh chiêng, đồng la, thần Vah, Vănh là các nữ thần ngải….Mỗi thần lại có những chức

năng riêng của mình: thần thì trông giữ chân trời (Deh, Dai), thần trông giữ bầu trời (Bing, Jông con Lêt), thần Kêng, Kăng con Unh lại làm nhiệm vụ coi giữ lửa...Điều đặc biệt thú vị của sử thi Mnông đó là sự đa dạng về đặc điểm tính cách của thế giới thần linh. Cũng nhƣ con ngƣời, thần linh của sử thi Mnông cũng có những cá tính nhất định. Ngƣời trần có tính xấu nào, thần linh cũng có nhƣ vậy. Trong đó, nổi trội nhất hơn cả phải kể đến Lêt, Mai- hai nhân vật thần linh xuất hiện nhiều nhất trong sử thi Mnông. Hành động của hai thần này thƣờng là nguyên nhân gieo hiềm khích cho con ngƣời và các thần linh khác. Nhiều khi họ chính là nguyên nhân của những cuộc giao tranh rất ác liệt đã đƣợc sử thi mô tả. Hay nhƣ hai nữ thần Deh, Dai mặc dù đƣợc thần Ting giao cho theo dõi hành vi của Lêt và Mai nhƣng vì bản tính cả tin mà họ thƣờng không làm tròn bổn phận của mình. Thế giới thần linh trong sử thi Mnông hết sức sống động, đan cài với thế giới con ngƣời làm nên bức tranh của sử thi Mnông trở nên náo nhiệt, sinh động.

Dù có gần gũi với đến vậy nhƣng đối với những ngƣời Mnông, thần linh vẫn là lực lƣợng nắm giữ các quyền năng nhất định quyết định đến đời sống của con ngƣời. Cũng tƣơng tự nhƣ ngƣời Êđê, khi bắt đầu ra trận, công việc đầu tiên mà những ngƣời Mnông phải làm đó là khấn các thần linh đi theo, phù hộ mình:

“Ta khấn vái các vị thần linh Khấn mời thần ba chân ba tay Khấn mời thần ba tay sáu chân Mời thần rừng chin tay mười chân Mời các thần cùng đi với ta

Mời các thần theo giúp cho Sung Mời các thần đi giúp cho Trang”

Cướp chiêng cổ bon Tiăng kể về cuộc chiến tranh giữa một bên là ngƣời phƣơng bắc gồm có Lêng con Rung, Mbong con Tiang…(những ngƣời này của bon Tiang) và một bên là những ngƣời phƣơng Nam gồm có Ndu con Srât, Yang con Srăng. Trong cuộc chiến này, hai bên đều có một lực lƣợng thần linh ủng hộ. Về phía ngƣời phƣơng bắc đƣợc sự che chở của các thần: Bing Jông, thần Lêt Mai, thần Deh Dai, ngƣời phƣơng nam lại đƣợc các thần Tet Klong giúp sức. Ngoài ra, đi đến đâu, những ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông còn gặp các vị thần Nƣớc, thần Rừng, thần gốc cây đa…

Vai trò của thần linh trong sử thi của ngƣời Mnông khá bình đẳng với con ngƣời, dù những họ vẫn mang sức mạnh của thế giới siêu nhiên. Họ cũng có những tính xấu, đôi khi tham lợi thậm chí còn gây hại cho chính ngƣời mà mình phải che chở.

Quang cảnh thần linh chuẩn bị ra trận theo đoàn quân phƣơng bắc, những ngƣời bon Tiăng, cũng đƣợc ngƣời Mnông miêu tả hết sức sinh động. Các thần “ chu đáo, tƣơm tất” giống ngƣời trần:

“Thần mang theo áo nước áo sương Mang áo sương để chống nóng lửa Mang cơm khô để ăn theo suối Mang cơm nếp để ăn theo đường »

Cuộc chiến của hai bên rất ác liệt và các thần cũng tham chiến nhƣ những ngƣời trong bon làng :

« Thần hai bên lời qua tiếng lại Thần cãi nhau đến sôi nước bọt »

Cãi nhau không phân thắng bại, các vị thần cũng dùng vũ lực nhƣ ngƣời trần :

« Thần Lêt đẩy Tet Klong ngã ngửa Thần Mai đẩy Sung Klong ngã ngửa Thần Krăch Krong lấy cây đánh tiếp

Thần Srêm Srai lấy cây đánh tiếp »

Kết thúc cuộc giao tranh cũng là lúc các thần hoàn tất nhiệm vụ của mình. Thần của phe bại trận thì giã biệt những ngƣời mình yểm trợ nhƣ Ndu con Srât, Yang con Srăng, Ting con Srât…và thừa nhận thất bại của mình :

« Thần chúng tôi chịu thua họ rồi Thần chúng tôi đành phải rút về »

Thái độ của ngƣời Mnông đối với các vị thần thể hiện qua sử thi cũng hết sức đơn giản, bình đẳng, không có sự kiêng dè sợ sệt kiểu “kính nhi viễn chi”. Nhiều khi, quan hệ giữa hai bên khá sòng phẳng, “mặc cả” rõ ràng:

“ Giúp chúng tôi đánh thắng kẻ thù Chiến thắng về ta cúng ché rượu Chiến thắng về ta cúng trâu to Ăn con lợn ta cúng thịt đùi Ăn con trâu ta cúng thịt vai Ăn con gà ta cúng thịt ngực ... Có ống tép mời thần ăn trước Có rượu ngon mời thần ăn trước”

(cƣớp chiêng cổ, 6720, tr 887)

Thậm chí, đôi lúc họ còn « bất kính » doạ dẫm cả thần linh nhƣ Yang đã từng doạ:

“Ta cầu khấn thần chiêng cổ này Nay ta lấ chiêng cổ xuống đánh

Uống nửa đêm phải vang tiếng chuông Uống nửa đêm phải mang tiếng cồng …Nếu chiêng không vang đến nam bắc Nếu chiêng không vang đến đông tây

Nếu chiêng không vang đến R‟ ông Nong Ta sẽ bán chiêng cổ đổi bạc

Ta sẽ bán chiêng cổ đổi kho”

(Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng, 2545- 2563)

Lời đe doạ của Yang khiến cho thần linh cũng phải đắn đo, cân nhắc, phải e sợ, lúng túng:

“ Nếu trái lời anh Tiang không được Trái lời Tiang có chuyện xảy ra Trái lời Tiang có chuyện rủi ro »

Thần linh cũng có những suy nghĩ, những đắn đo tính toán thiệt hơn hệt nhƣ con ngƣời. Cái tâm lý « ăn cây nào rào cây đấy » cũng là một tâm lý rất « ngƣời » mà các thần linh trong sử thi Mnông thƣờng có.

Cuộc chiến trong sử thi Mnông, tƣơng tự nhƣ trong sử thi Iliat, là cuộc chiến hai tầng : một của thần linh, một là những ngƣời trần mà họ bảo trợ. Dù không can thiệp sâu nhƣ trong sử thi Iliat, nhƣng các vị thần trong sử thi Mnông cũng có mặt từ đầu tới cuối tác phẩm, chứng kiến nguyên nhân xảy ra cuộc chiến, diễn biến của cuộc chiến cho tới hết. Đôi khi chính những tật xấu của họ là nguyên nhân của mâu thuẫn đối với mọi ngƣời và làm nổ ra các cuộc chiến tranh. Sử thi Mnông rõ ràng có xu

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 50 -60 )

×