0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Những nhân vật đối lập trong các cuộc giao tranh đều là những

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 60 -62 )

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

2.3.1. Những nhân vật đối lập trong các cuộc giao tranh đều là những

những ngƣời anh hùng

Trong kho tàng sử thi đồ sộ của ngƣời Mnông, có tới hàng trăm cuộc giao tranh giữa các gia tộc, bon làng. Nguyên nhân của các cuộc chiến xuất phát từ nhiều lý do : có khi là sự hằn thù do thổi bùa ngải, chuyền ma lai cho nhau ; có khi là do một bên lấy đồ vật và bên bị mất đi trừng phạt đối phƣơng để đòi lại đồ vật của mình...Những cuộc chiến tranh ác liệt trong sử thi Mnông với đại diện của các buôn làng. Lực lƣợng đƣợc phân chia rõ rệt. Một bên là những ngƣời phƣơng bắc, bon Tiang bao gồm những nhân vật Tiang con Rong, Yang con Rung, Lêng con Rung và một số ngƣời họ hàng ở các bon khác nhƣ Ndu con Kông, Yang con Kông, Kong con Bong...Một bên kia là những ngƣời phƣơng nam, những ngƣời tới cƣớp chiêng cổ. Họ là những ngƣời bon của Ndu con Srât : Yang con Srăng, Ting con Srât, Mbong con Srăng....Trong cuộc chiến đấu ác liệt của giữa hai bên. Những ngƣời dũng sĩ của cả hai bên đều trổ hết tài năng, lòng gan dạ để hạ gục đối phƣơng. Bên nào cũng có những cá nhân xuất sắc, và đều khiến cho đối phƣơng e ngại:

Sử thi Mnông cũng có những nhân vật đối lập nhau, đó là những kẻ thù địch trong các cuộc giao tranh ác liệt. Xung đột giữa hai thế lực xuất phát từ sự mâu thuẫn về mặt lợi ích, sở hữu, tranh giành chiếm đoạt. Những ngƣời ở bon con Srât sau khi đƣợc tiếng chiêng cổ của bon Tiang vọng tới đã nổi lòng tham:

“ Chiêng của họ đánh nghe rất kêu Chiêng của họ đánh nghe rất vang Được chiêng đó chúng ta vui sướng Có chiêng đó chúng ta vui mừng”

Không chỉ có vậy, họ còn âm mƣu đoạt đƣợc những ngƣời phụ nữ đẹp, Bing, Jông vợ của những ngƣời đàn ông trong bon Tiang:

“ Cướp họ về để giã gùi lúa Cướp họ về đề bổ củi dra Cướp họ về để nấu cơm nia Cướp họ về dọn cơm khách ăn”

Bản thân chính Ndu con Srất khi nghe ngƣời khác can không nên “chọc đàn ong hung dữ” đã tuyên bố:

“Ta sợ gì chỉ có một Lêng Ta sợ gì chỉ có một Mbong”

Thế là đoàn ngƣời của bon Ndu con Srât đã tới Bon Tiang, lừa lúc những ngƣời đàn ông trụ cột của bon đi vắng, cƣớp chiêng cổ, cƣớp luôn cả mấy ngƣời phụ nữ đem đi.

Lêng sau khi biết chuyện đã vô cùng căm giận, quyết giành lại bằng đƣợc những gì đã bị bon Ndu con Srât cƣớp mất:

“Ta không thể bỏ mặc gió cuốn Ta không thể bỏ qua bọn Ndu Ta không thể bỏ cho briang ăn Ta không thể bỏ cho khỉ ăn”

( tr 819, Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng)

Vậy là cuộc chiến cân sức giữa ngƣời phƣơng bắc và ngƣời phƣơng nam đã xảy ra. Họ đều là những ngƣời mƣu mẹo, mạnh khoẻ, thiện chiến. Dù rất ngạo mạn, tự kiêu về sức mạnh của cá nhân mình nhƣ Lêng, nhƣ Ndu con Srât, nhƣng họ vẫn phải thừa nhận đối phƣơng và không khỏi lo lắng trƣớc sức mạnh của kẻ thù:

« Ndu con Srât ngắt lời ngăn cản …... Ta rất ngại em Lêng con Rung Ta rất ngại em Mbong con Tiang

... Ta đừng chọc ong klo ong klôr Ta đừng chọc con hổ đang gầm Ta đừng bắt lươn thần đáy nước”

( Cƣớp chiêng cổ bon Tiăng, tr 738)

Còn Lêng, dù đƣợc các thần cũng nhƣ con ngƣời coi là ngƣời hùng mạnh nhất, đôi lúc cũng phải nao núng, e dè:

” Lêng nói rằng việc khó khăn lắm Người của họ nhanh như con trăn Người của họ hùng như thần Sét Người họ khoẻ như con trâu rừng ... Đoàn của ta không thắng nổi họ”

Các cuộc chiến trong sử thi Mnông không phân biệt rõ bên chính bên tà. Trong một số tác phẩm, các nhân vật là kẻ thù, đánh giết nhau rất ác liệt nhƣng họ lại trở thành đồng minh, cùng đi đánh kẻ thù trong một số tác phẩm. Sử thi Mnông phản ánh một sự thực lịch sử đó là tình trạng tranh giành giữa các gia tộc, bộ lạc chứ không nhằm nhấn mạnh thể hiện những ý nghĩa triết lý của cuộc sống nhƣ cái thiện cái ác, cái tốt cái xấu.

Ngoài sự xung đột về quyền lợi, về mục đích, sử thi Mnông chƣa có những cặp nhân vật trái chiều, tƣơng phản thật sự với nhau về hình dáng, tính tình, nhân cách.

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 60 -62 )

×