0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Công thức tả kể mang tính chất lặp đi lặp lại:

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 37 -42 )

1. 4 Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu

1.4.4. Công thức tả kể mang tính chất lặp đi lặp lại:

Khi Bài ca chàng Đam Săn đƣợc xuất bản năm 1959 dựa trên bản tiếng Pháp của L. Sabatier (1933), bản dịch tiếng Việt của Đào Tử Chí, các nhà soạn giả đã lƣợc bỏ đi những đoạn lặp "các lời đều giống nhau và đều lặp lại một cách vô vị". Cốt truyện vì thế mà ngắn gọn hơn rất nhiều.

Trong Sử thi anh hùng Tây Nguyên, Võ Quang Nhơn đã nêu rõ quan điểm của mình đối với việc lƣợc bỏ đó, ông cho rằng khi đó ngƣời làm công tác khảo cứu, sƣu tầm đã đặt dấu ấn chủ quan lên những tác phẩm quá nhiều và nhƣ thế là chƣa thoả đáng trong nghiên cứu khoa học. Từ những pho sử thi lớn của nhân loại nhƣ Iliat và Ođixe chúng ta đều có thể nhận thấy sự có mặt của một số câu thơ, đoạn thơ đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một công thức. Những đoạn này thƣờng dùng để mô tả các sự việc, dựng nên những hoàn cảnh nhất định: ngƣời anh hùng đƣợc so sánh với « thần linh », khi họ xung trận đƣợc ví nhƣ ”con sƣ tử ”, « con chim ƣng », chiếc khiên sáng bóng đƣợc so với « bức tƣờng thành vững chắc »…Xuất phát từ nhu cầu truyền miệng, ngƣời viết phải làm sao để ngƣời nghe nắm đƣợc nội dung câu chuyện, các tình tiết, diễn biến. Có nhiều khi câu chuyện bị ngắt quãng vì quá dài. Và việc lặp đi lặp lại từ, các hình ảnh cũng xuất từ yêu cầu gây ấn tƣợng với ngƣời đọc mà các đồ vật, con ngƣời, sự việc, hiện tƣợng thƣờng đƣợc mô tả bằng các định ngữ quen thuộc đó.

Thực tế, ta phải thừa nhận rằng việc sử dụng các công thức tả kể một cách thƣờng xuyên, có tính chất lặp đi lặp lại là một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật hát kể sử thi nói riêng và của văn học truyền miệng nói chung của ngƣời xƣa. Do đặc thù của môi trƣờng diễn xƣớng, ngƣời nghệ nhân sử dụng các đoạn tả kể mang tính lặp đi lặp lại. Đó nhƣ một công thức đã có sẵn mà ngƣời nghệ nhân chỉ việc lắp ghép vào đó các nhân vật, chi tiết khác nhau cho phù hợp với mỗi câu chuyện.

Khảo sát các văn bản sử thi Êđê ta gặp rất nhiều những đoạn nhƣ vậy. Trong việc miêu tả hình tƣợng ngƣời anh hùng, tác giả dân gian cũng sử dụng những đoạn tả kể lặp đi lặp lại. Điều đó đƣợc chấp nhận nhƣ một nét trong nghệ thuật kể sử thi

Việc lặp lại đƣợc sử dụng trong sử thi Êđê ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau. Trƣớc hêt. việc lặp đƣợc triển khai trong cả toàn bộ cấu

trúc của tác phẩm. Sử thi Đăm Săn lần lƣợt kể về các cuộc giao tranh giữa các tù trƣởng: Mtao Anur, Mtao Grƣ, Mtao Msei, Mtao Kuăt, Mtao Kông, Mtao Yang Êa, Mtao Yang Hruê (thần Mặt Trời). Tất cả các cuộc giao tranh lần lƣợt đƣợc kể lại có một kiểu kết cấu, nhân vật gần giống với nhau. Ban đầu, nhân vật chính đi vào rừng cùng buôn làng để lao động, ngƣời vợ ở nhà bị kẻ xấu đến lừa làm khách trọ, bắt đi. Ngƣời anh hùng nhận đƣợc tin báo thƣờng là do vợ tìm cách nhắn lại bèn đi tới tìm kẻ thù. Trên đƣờng đi, chàng lƣu lại nhà bà Duôn Sun và cháu gái xinh đẹp của bà nhƣ: Hbia Ring Djao, Hbia Ling Pang.... Ngƣời anh hùng ở lại qua đêm, thăm dò kẻ thù. Hôm sau, chàng tới thẳng buôn làng của kẻ thù và đòi lại vợ.

Công thức tả- kể trong sử thi Êđê không chỉ dừng lại ở phạm vi của một tác phẩm mà thậm chí nó đƣợc dùng nhƣ những công thức có sẵn đối với nhiều tác phẩm khác nhau. Đọc Khing Ju chúng ta sẽ bắt gặp cấu trúc quen thuộc nhƣ ở Mdrông Đăm và cũng có nhiều nét tƣơng đồng với Đăm Săn.

Việc lặp còn thể hiện cả trong những đoạn mô tả cuộc giao tranh giữa Khing Jú với tù trƣởng Mtao Ak. Khing Ju: “ Hãy xuống đất đi, Mtao Ak, để ta cùng cưỡi ngựa, cùng đua voi!”. Mtao Ak: ”Ta không xuống. Nếu ta xuống cháu đâm ta thì sao?. Khing Ju: Tôi không thèm đâm ông lúc ông đang xuống, nếu đâm thì tôi đã dâm con heo dưới đất này rồi”. Mtao Ak: ”nếu ta nhảy xuống, Khing Ju có đâm ta không?” . Khing Ju: Nếu tôi đâm ông thì tôi đã đâm chết con chó đang nằm dưới sàn nhà này rồi....

Về cấu trúc, ngôn ngữ đầy tính kịch lẫn cả phong thái của các nhân vật đều có nhiều điểm tƣơng đồng với đoạn đối thoại giữa Đăm Săn với các tù trƣởng để giành lại nàng Hơ Nhị. Những đoạn lặp đi lặp lại đó ở mỗi tác phẩm cũng có sự biến đổi đôi chút ở từ ngữ, trật tự, tuy nhiên về cơ bản, chúng vẫn có nhiều điểm tƣơng đồng, liên tục tác động tới tâm trí

ngƣời nghe. Tuy nhiên, với riêng trƣờng hợp của Đăm Săn, dù yếu tố lặp lại khá nhiều song chúng ta vẫn thấy trong những lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật, tác giả dân gian đã cố gắng dùng những hình ảnh mới, ngôn ngữ mới khác với các sử thi còn lại của Êđê. Bảy lần giao tranh của Đăm Săn với các tù trƣởng đều giống nhau ở trong cấu trúc: Đăm săn chửi mắng -> đối phƣơng không xuống sàn -> Đăm Săn doạ phá nhà -> đối phƣơng chịu xuống nhƣng nói không đƣợc đâm khi đang xuống -> Hai bên đánh nhau -> Đăm Săn mệt mỏi, hỏi ông Trời -> ông Trời bày cho cách đánh -> Đăm Săn nghe theo -> Đam Săn chiến thắng kẻ thù. Tuy cùng một cấu trúc đƣợc định sẵn nhƣng bảy cuộc giao tranh của sử thi Đam Săn vẫn có những nét khác biệt. Nếu nhƣ trong sử thi Mdrong Đăm, nhân vật chính bị mảnh áo sắt của Mtao Msei bay trúng gót chân và bị chết thì sử thi Đam Săn, chàng đã chiến thắng mọi kẻ thù của mình, tất nhiên, có sự trợ giúp nhất định của ông Trời. Vì vậy, có thể nói, trong tất cả các nhân vật anh hùng của sử thi Ê Đê, Đăm Săn là hình tƣợng hoàn hảo nhất, mạnh mẽ, tài năng nhất.

Hình anh chàng Đam Săn dù vẫn có những điểm tƣơng đồng với các nhân vật anh hùng khác nhƣ Khing Ju, Đam Di....song sắc nét, nổi trội hơn. Hình tƣợng Đam Săn là tập trung cao nhất, thậm chí ở mức độ lý tƣởng tất cả các phẩm chất của ngƣời anh hùng. Khan Đam Săn vì thế mà vừa đƣợc coi là tác phẩm tiêu biểu nhất lại vừa đƣợc coi là độc đáo nhất trong kho tàng sử thi Êđê nói riêng, sử thi Tây Nguyên nói chung.

Nhƣ đã nói ở trên, sử thi Êđê, đặc biệt là Đam Săn, nhiều khi đã thoát ly khỏi cấu trúc lặp kể thông thƣờng để có một hình tƣợng ngƣời anh hùng mang tính chất cá biệt, rõ rệt. Vẻ đẹp của Đam Săn hiện lên vừa mang cái chung của kiểu mẫu ngƣời tù trƣởng anh hùng vừa có nét độc đáo, vƣợt trội hơn bất kỳ nhân vật nào trong cùng hệ thống sử thi Tây Nguyên. Khi tả về Đam Săn ngoài những đoạn mẫu có sẵn để miêu tả hành động của ngƣời anh hùng trong các cuộc giao tranh, tƣơng tự với

Khing Ju, Mdrông Đăm, tác giả dân gian đã biến đối một số chi tiết khiến cho tác phẩm bớt đi rất nhiều sự lặp lại một cách đơn điệu và nhàm chán.

So sánh với các tác phẩm khác của sử thi Êđê, chúng ta thấy về mặt cốt truyện, Đam Săn cũng có một sự thay đổi nhất định. Nếu nhƣ các tác phẩm kia, ở đoạn đầu tiên, tác giả đã dành một thời lƣợng khá dài để kể về sự ra đời, thời niên thiếu của các nhân vật anh hùng thì Đam Săn bắt đầu ngay với việc hôn nhân của Đam Săn với Hơ Nhị. Cách kết thúc của sử thi Đam Săn với cái chết của Đam Săn trên đƣờng rời khỏi chỗ của nữ thần Mặt trời, sau khi lời cầu hôn của chàng bị khƣớc từ, cũng khác biệt so với các tác phẩm kia. Chƣa kể tới những chi tiết khác biệt trong quá trình xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm. Đam Săn đƣợc miêu tả kỹ càng hơn, rõ nét hơn với nhiều ngôn từ bóng bẩy, chau chuốt đạt tới kỹ thuật điêu luyện hơn nhiều so với các nhân vật anh hùng khác.

Nhân vật trung tâm của sử thi Êđê chính là những ngƣời tù trƣởng anh hùng, những ngƣời thủ lĩnh quân sự tài ba không chỉ trong chiến trận mà còn xứng đáng là ngƣời chăm lo cho sự giàu mạnh của buôn làng. Những nhân vật nhƣ Khing Ju, Xing Nhã, Mdrong Dăm và đặc biệt là Đam Săn, mang lý tƣởng thẩm mỹ, tập trung toàn bộ khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cả cộng đồng. Các nhân vật này đã vƣợt qua những khó khăn, nguy hiểm trong các cuộc chiến tranh với kẻ thù. Dù có những nhân vật phải hi sinh tính mạng, nhƣng họ đã để lại một cuộc đời huy hoàng, oanh liệt với những chiến công.

Sử thi Êđê, bên cạnh âm hƣởng ngợi ca cuộc sống của cộng đồng còn tập trung đề cao hình tƣợng ngƣời anh hùng bằng những lời lẽ trang trọng nhất, đẹp nhất. Nghệ thuật sử thi của ngƣời Ê Đê cũng đạt tới một trình độ phát triển khá cao với những nhân vật, những hình ảnh đẹp và sinh động khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, thán phục.

CHƢƠNG II: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI MNÔNG

Một phần của tài liệu SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG (Trang 37 -42 )

×