- Tính xác định: mức độ, xác định và phạm vi đề tài 2.4 LỰA CHỌN ĐỀ TÀ
Chương 3 TÊN ĐỀ TÀ
3.4. CÁC ĐIỂM CẦN TRÁNH KHI ĐẶT TÊN ĐỀ TÀ
Người nghiên cứu cần lưu ý một vài nhược điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:
Thứ nhất, tên đề tài khơng nên đặt bằng những cụm từ cĩ độ bất định cao về thơng
tin. Ví dụ:
- Về...; Thử bàn về...; Gĩp bàn về...
- Suy nghĩ về...; Vài suy nghĩ về...; Một số suy nghĩ về... - Một số biện pháp...; Một số biện pháp về...
- Tìm hiểu về...; Bước đầu tìm hiểu về...; Một số nghiên cứu về... - Vấn đề...; Một số vấn đề...; Những vấn đề về...
Thứ hai, cũng cần hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài.
Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ để, nhằm, gĩp phần, v.v... Nĩi lạm dụng, nghĩa là sử dụng một cách thiếu cân nhắc, sử dụng tùy tiện trong những trường hợp khơng chỉ rõ được nội dung thực tế cần làm, mà chỉ đưa những cụm từ chỉ mục đích
để che lấp những nội dung mà bản thân tác giả cũng chưa cĩ được một sự hình dung rõ rệt. Ví dụ:
- (...) nhằm nâng cao chất lượng..., - (...) để phát triển năng lực cạnh tranh. - (...) gĩp phần vào...,
Sẽ là khơng đạt yêu cầu khi đặt tên đề tài bao gồm hàng loạt loại cụm từ vừa nêu trên đây, ví dụ: “Thử bàn về một số biện pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
gĩp phần tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường”.
Thứ ba, khơng nên đặt tên đề tài thể hiện tính quá dể dãi, khơng địi hỏi tư duy sâu
sắc, kiểu như: “Chống lạm phát – hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp”. Đương nhiên, khi nghiên cứu đề tài “Chống lạm phát”, tác giả nào chẳng phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích
nguyên nhân và đề xuất giải pháp; hoặc đề tài “Hội nhập – thách thức, thời cơ”. Ai nghiên cứu đề tài này mà chẳng phải bàn về thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập.
Cách đặt tên đề tài như trên cĩ thể phù hợp với một bài báo (kể cả bài báo khoa học), một bản tham luận về các vấn đề xã hội phức tạp hoặc những cuốn sách cĩ nội dung bao quát rộng, nhưng vì một lý do nào đĩ, tác giả khơng muốn trình bày một cách đầy đủ, tường minh, tồn diện, hồn chỉnh và hệ thống. Tuy nhiên cách nĩi với độ bất định cao trên đây khơng thực sự thích hợp đối với một cơng trình nghiên cứu khoa học.
Sau đây là một số cấu trúc tên đề tài của một số luận văn:
Bảng 2. Một số mẫu về cách cấu tạo tên đề tài
Cấu trúc Ví dụ
Giả thuyết khoa học
“Phơng lưu trữ Ủy ban Hành chính Hà Nội (1954-1975) –
nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đơ” (Biên
soạn lịch sử và sử liệu học), Hồ Văn Quýnh, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu nghiên cứu = Mơ tả
“Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì” (Động vật học), Phi Mạnh Hồng, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994
Mục tiêu nghiên cứu = Giải pháp
“Giải gần đúng một số bài tốn biên phi tuyến” (Tốn học), Bùi Đức Tiến, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
“Trioxyazobenzen, thuốc thử mới cho ion Fe(III)” (Hĩa phân tích), Ngơ Văn Tứ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993
Mục tiêu nghiên cứu = Giải pháp + Phương tiện
“Chuyển hĩa phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương pháp lên men rắn” (Vi sinh học), Phạm Hồ Trương, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993
Mục tiêu nghiên cứu = Giải pháp + Mơi trường
“Đặc trưng sinh học cơ bản về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ nữ vùng nơng thơn Đồng bằng Bắc Bộ” (Nhân chủng học), Hà Thị Phương Tiến, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995
Mục tiêu nghiên cứu = Giải pháp + Phương tiện + Mơi trường
“Sử dụng kĨ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự phân bố của các nguyên tố đất hiếm trong một số khống vật Việt Nam” (Hĩa vơ cơ), Nguyễn Văn Sức, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, 1995
PHỤ LỤC