Chương 2 CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1 KHÁI NIỆM ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề CÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH LL&PPDH MÔN HÓA HỌC (Trang 33 - 37)

Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đĩ cĩ một nhĩm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu.

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy khơng hồn tồn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng cĩ những đặc điểm tương tự với đề tài, và do vậy, cũng cĩ thể vận dụng các phương pháp của một đề tài khoa học, chẳng hạn, Chương trình, Dự án, Đề án. Cĩ thể phân biệt chúng như sau:

Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, cĩ thể chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hĩa trong hoạt động thực tế.

Dự án là một loại đề tài cĩ mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án cĩ những địi hỏi khác đề tài như: đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực.

Đề án là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan để xin được thực hiện một cơng việc nào đĩ, chẳng hạn, xin thành lập một tổ chức; Sau khi một đề án được phê chuẩn, sẽ cĩ thể xuất hiện những dự án, chương trình, đề tài hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề án.

Chương trình là một nhĩm các đề tài hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng cĩ thể cĩ tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong chương trình khơng cĩ sự địi hỏi quá cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luơn đồng bộ.

2.2. PHÂN LOẠI ĐỀ TÀI.

Đề tài khoa học rất đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung và cĩ nhiều cấp quản lý. Cĩ nhiều cơ sở để phân loại đề tài khoa học.

2.2.1. Dựa theo trình độ đào tạo

- Khĩa luận tốt nghiệp

Đĩ là một văn bản trình bày các kết quả tập dợt nghiên cứu của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học để trở thành nhà khoa học. Kết quả đánh giá của luận văn là cơ sở để nhà trường cơng nhận tốt nghiệp. Tuy vậy, cũng cĩ những sinh viên tài năng, luận

văn của cĩ giá trị thực tiễn và khoa học cao, cĩ thể nâng lên thành luận văn Thạc sĩ hoặc luận án Tiến sĩ.

- Luận văn Thạc sĩ khoa học

Đĩ là một cơng trình nghiên cứu khoa học cĩ giá trị thực tiễn. Luận văn thường hướng vào việc tìm tịi các giải pháp cho một vấn đề nào đĩ của thực tiễn cuộc sống hoặc chuyên ngành.Hồn thành luận văn Thạc sĩ là bước trưởng thành về mặt khoa học của nhà chuyên mơn trẻ và là bước chuẩn bị để tiếp tục ở bậc nghiên cứu sinh.

- Luận án Tiến sĩ khoa học

Đĩ là một cơng trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đề tài luận án cĩ tính cấp thiết, kết quả nghiên cứu cĩ những đĩng gĩp mới, những phát hiện mới và kiến giải cĩ giá trị trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chuyên ngành.

2.2.2. Dựa theo quy trình tổ chức nghiên cứu khoa học

- Đề tài do cấp trên giao : thường là đề tài cấp nhà nước hay đề tài cấp bộ. Loại đề tài này nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia hay chiến lược của ngành. Các cơ sở tiếp nhận một phần theo khả năng của của chuyên ngành mình để nghiên cứu.

- Đề tài phát hiện từ cơ sở thực tiễn: đây là loại đề tài cĩ ý nghĩa thiết thực đối với các hoạt động thực tiễn ở cơ sở. Đề tài này do các nhà khoa học đăng kí với cấp trên, trên cơ sở phát hiện những vấn đề cụ thể trong phạm vi hoạt động của chuyên mơn mình.

Loại đề tài này cĩ ý nghĩa thực tiễn lớn và khả năng ứng dụng rất cao.

2.2.3. Dựa theo cấp quản lý đề tài

- Chương trình khoa học quốc gia nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế, văn hĩa, khoa học cơng nghệ quốc gia. Chương trình này chia thành nhiều nhánh với nhiều đề tài cấp nhà nước, giao cho các cơ sở, các nhà khoa học từng chuyên ngành thực hiện.

- Đề tài cấp bộ là đề tài nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chuyên mơn của các ngành phục vụ cho sự tiến bộ chung.

- Đề tài cấp cơ sở là đề tài do các cơ sở đăng ký và cấp trên phê duyệt. Đề tài cấp cơ sở giải quyết những vấn đề trực tiếp trong chuyên mơn của cơ sở hoặc của ngành.

Ba loại đề tài này khơng chỉ khác nhau về cấp quản lý mà cịn khác nhau cả về phạm vi nghiên cứu và ứng dụng. Trong ba loại đĩ thì chương trình khoa học với các đề tài cấp nhà nước cĩ phạm vi rộng bao hàm những vấn đề quan trọng ở tầm cỡ chiến lược quốc gia và chỉ dẫn các đề tài cấp dưới theo một định hướng chung.

2.2.4. Dựa theo các loại hình nghiên cứu khoa học

- Đề tài nghiên cứu cơ bản là đề tài nghiên cứu các mục tiêu phát hiện ra các sự kiện, hiện tượng khoa học mới, tìm ra bản chất và các quy luật phát triển của chúng hoặc tìm ra các phương pháp nhận thức mới.

- Đề tài nghiên cứu ứng dụng là đề tài tìm ra các giải pháp áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tế sản xuất hay quản lý xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất hay tinh thần cũng như nhằm cải tiến nội dung hay phương hướng hoạt động.

- Đề tài nghiên cứu dự báo là loại đề tài hướng vào tìm tịi các xu hướng phát triển của khoa học và thực tiễn tương lai.

Đề tài khoa học mặc dù ở dạng nào cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn mà mục đích thật sự của nĩ hoặc là phát hiện các tri thức mới, các quy luật phát triển của thế giới hoặc là các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực.

2.3. KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng : “Đề tài nghiên cứu khoa học (subject) là một vấn đề khoa học (problem) cĩ chứa một nội dung thơng tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Cĩ thể nĩi đơn giản đề tài nghiên cứu khoa học là một câu hỏi, một vấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi được giải đáp thì làm cho khoa học tiến thêm một bước”.

Theo PGS. TS. Lưu Xuân Mới : “Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học cĩ chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng cĩ thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn”.

Đề tài khoa học cĩ thể là những bài báo, những tham luận khoa học tại các hội thảo, những bài tiểu luận, tổng luận kết quả nghiên cứu, những luận văn, luận án…

2.3. TÍNH CHẤT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài nghiên cứu khoa học cần mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng vào những vấn đề chưa được giải quyểt triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đĩ…Vì vậy, một đề tài nghiên cứu khoa học cần cĩ những tính chất sau:

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề CÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH LL&PPDH MÔN HÓA HỌC (Trang 33 - 37)