Sách đã dẫn, tr 59.

Một phần của tài liệu Triết học Mác Lênin Đề cương bài giảng hướng dẫn ôn tập (Trang 56 - 61)

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

2 Sách đã dẫn, tr 59.

con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, cơng cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.

Ý thức cĩ kết cấu phức tạp bao gồm các yếu tố khác nhau như: tri thức, ý chí, tình cảm, trong đĩ tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức sự hình thành và phát triển của ý thức cĩ liên quan mật thiết đến quá trình con người nhận thức về thế giới, tích lũy những tri thức, sự hiểu biết nĩi chung.

Câu hỏi 28. Phân tích kết cấu của ý thức?

Ý thức cĩ kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố. Cĩ thể phân chia kết cấu đĩ thành nhiều cấp độ khác nhau: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí ... và tự ý thức, tiềm thức và vơ thức.

1.Tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí v.v...

Cấp độ này nghiên cứu ý thức thơng qua các tính chất, trình độ phản ánh của nĩ về thế giới khách quan được thể hiện ở tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong tính hiện thực của hoạt động tinh thần con người.

Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức bao gồm tri thức về tự nhiên, xã hội, con người ... dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính - tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm - tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học - tri thức khoa học. Chẳng hạn, tri thức kinh nghiệm là tri thức nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn - từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học. Đĩ là kết quả từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và trong lao động v.v... hoặc từ những thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, sự miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm về các khía cạnh cụ thể khác nhau của hiện thực. Ngược lại, tri thức lý luận là tri thức được hình thành từ tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng khơng phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm, mà nĩ cĩ thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm bởi tính vuợt trước của nĩ trong sự phát triển của khoa học. Tri thức lý luận là tri thức mang tính hệ thống, khái quát, trừu tượng hố phản ánh tính bản chất và các qui luật của hiện thực.

Sự phản ánh thế giới khách quan của ý thức con người khơng chỉ đem lại cho con người những tri thức mà cịn đem lại tình cảm, niềm tin, ý chí của con người đối với thế giới. Trong đĩ, tình cảm là những rung động cảm xúc khi cĩ tác sự tác động trực tiếp của hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Tình cảm tham gia một cách hữu cơ vào tất cả các hình thức hoạt động tinh thần, đồng thời làm giảm nhẹ, hoặc tác động tích cực, hay làm khĩ khăn thêm cho cơng tác học tập, lao động và sáng tạo. Chính vì vậy, tình cảm tham gia trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động người. Tri thức cĩ biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc để tạo thành niềm tin, ý chí của con người hay khơng thì phải thơng qua tình cảm mới trở thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của con người.

2. Tự ý thức, tiềm thức và vơ thức

thường gọi là tầng sâu của ý thức được thể hiện ở tự ý thức, tiềm thức và vơ thức trong tính hiện thực của hoạt động tinh thần con người.

Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức. Khi phản ánh hiện thực khách quan, con người tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giới và nhận thức bản thân như một thực thể hoạt động cĩ cảm giác, cĩ tư duy, cĩ hành vi đạo đức và vị trí xã hội. Tự ý thức là quá trình nhận thức về bản thân để cĩ thể tự khẳng định, tự điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân. Tự ý thức khơng chỉ thể hiện thơng qua giao tiếp mà cịn thể hiện qua gía trị văn hĩa của xã hội. Cho nên, tự ý thức khơng chỉ là tự ý thức cá nhân mà cịn ý thức của một giai cấp, một tập đồn xã hội hoặc của xã hội

Tiềm thức là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngồi sự kiểm sốt của chủ thể, song lại cĩ liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm sốt của chủ thể. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã cĩ (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp nắm bắt chúng) nhưng gần như cái bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức dưới dạng tiềm tàng và cĩ thể gây ra các hoạt động tâm lý - nhận thức mà chủ thể khơng cần kiểm sốt chúng một cách trực tiếp. Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn liền với tư duy chính xác, gĩp phần giảm sự quá tải của đầu ĩc trong việc xử lý một khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện với các hoạt động thường lặp đi, lặp lại nhiều lần v.v...

Vơ thức là một hiện tượng tâm lý cĩ liên quan những hoạt động xảy ra ở ngồi phạm vi của lý trí hoặc chưa được con người ý thức đến. Vơ thức thể hiện thơng qua những hành vi mà con nguời chưa ý thức được. Hoặc những hành vi trước kia đã ý thức được thơng qua sự lặp lại nhiều lần trở thành thĩi quen tới mức xảy ra tự phát khơng cĩ sự chỉ đạo của ý thức. Nĩi một cách khác, vơ thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa cĩ sự tham gia của lý trí. Vơ thức biểu hiện nhiều hiện tượng như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thơi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nĩi nhịu, trực giác v.v... Những hiện tượng vơ thức này cĩ vai trị và chức năng riêng nhưng chúng đều cĩ khả năng giải toả các ức chế thần kinh, gĩp phần quan trọng lập lại tính cân bằng trong hoạt động tinh thần để ngăn chặn hoặc giảm đi những ham muốn bản năng của con người khơng được phép bộc lộ ra và thực hiện trong qui tắc của đời sống cộng đồng.

Vơ thức giúp cho con người tránh được những tình trạng căng thẳng thần kinh khơng cần thiết bởi một lý do nào đĩ và nhờ nĩ mà những chuẩn mực con người đặt ra được giải quyết một cách tự nhiên mà khơng cĩ sự khiên cưỡng thái hố.

Câu hỏi 29. Phân tích nội dung, ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?

1. Nội dung mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lênin cho rằng: Vật chất là

thực tại khách quan, nghĩa là tất cả những gì cĩ thuộc tính tồn tại khách quan khơng phụ thuộc vào ý thức của con người, độc lập với ý thức của con người. Vật chất tồn tại khách quan là tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất và mối liên hệ giữa chúng trong một chỉnh thể thống nhất là thế giới vật chất. Xét theo tính hệ thống, thế giới

vật chất bao gồm: thế giới vật chất vơ cơ, hữu cơ và vật chất dưới dạng xã hội.

Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất cĩ tổ chức cao là bộ não người, hoặc là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Ý thức khơng phải là vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất cĩ tổ chức cao là bộ não người. Cho nên, ý thức chỉ cĩ ở con người và tồn tại thơng qua sự hoạt động của bộ não người. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là sự tồn tại chủ quan và cĩ khả năng phản ánh tồn tại khách quan.

Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức thì mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện ở hai nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất cĩ trước quyết định ý thức, ý thức, tinh thần là cái cĩ sau, cái phụ thuộc vật chất. Cho nên, tồn bộ hoạt động tinh thần đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị qui định bởi hoạt động hoạt động vật chất của con người. Trong hoạt động tinh thần của con người nĩi chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước v.v... cũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới cĩ thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực.

Tự thân nĩ, ý thức tư tưởng của con người khơng thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nĩ khơng thơng qua các nhân tố vật chất, bởi “chỉ cĩ lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thơi”. Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan.

Thứ hai, xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người cĩ khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, khơng phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nĩ cĩ tính tích cực, năng động và sáng tạo. Cho nên, kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực bao gìơ cũng cĩ ý nghĩa định hướng chung cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động thực tiễn.

Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người cĩ thể giữ vai trị quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này cĩ nghĩa là, ý thức, tư tưởng của con người với sự nhạân biết đúng đắn và ý chí của mình, con nguời cĩ thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao gìơ cũng giữ vai trị quyết định đối với nhân tố tinh thần.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách quan trong sự xem xét. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhận thức biện chứng duy vật. Nguyên tắc này địi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng khơng xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ đối tượng trên cơ sở hiện thực khách quan vốn cĩ để phản ánh đúng đắn và xây dựng mơ hình lý luận phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, giữa khách quan - chủ quan.

Nguyên tắc này địi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật đúng với những gì vốn cĩ của nĩ, khơng lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, khơng lấy ý chí chủa quan áp đặt cho thực tế, phải tơn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nĩng vội, phiến diện, định kiến… Yêu cầu của nguyên tác tính khách quan cịn địi hỏi phải tơn trọng và hành động theo qui luật khách quan.

Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức phát huy nhân tố con người.

Nguyên tác tính khách quan khơng những khơng bài trừ, mà trái lại cịn địi hỏi phải phát huy tính sáng tạo của ý thức. Ý thức khơng phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà cĩ

tính tích cực, năng động và sáng tạo. Tính tích cực, năng động và sáng tạo của nhân tố tinh thần được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như việc lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Sức mạnh của ý thức cịn tùy thuộc vào mức độ sự xâm nhập của tri thức khoa học vào hoạt động của quần chúng.

Thứ ba, trong hoạt động thực tiễn phải hiểu biết đúng đắn giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan của con người. Bởi vì, nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện thơng qua mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần. Nhân tố vật chất là những điều kiện hồn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của xã hội và các qui luật khách quan vốn cĩ của nĩ. Nhân tố tinh thần là tồn hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, ý chí và tư tưởng của con người…là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người. Trong mối quan hệ biện chứng đĩ những nhân tố vật chất giữa vai trị quyết định thì ngược lại những nhân tố tinh thần cĩ tính tích cực, năng động và sáng tạo.

Chương 5 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

A. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

Một phần của tài liệu Triết học Mác Lênin Đề cương bài giảng hướng dẫn ôn tập (Trang 56 - 61)