1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2. Nguyên lý về sự phát triển
3. Nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ và sự phát triển
B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ƠN TẬP
Câu hỏi 30. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật?
Trong thời kỳ cổ đại, người ta hiểu phép biện chứng là nghệ thuật dùng để tranh luận để phát hiện chân lý, bằng cách khẳng định hoặc bác bỏ những mâu thuẫn của đối tượng. Mãi về sau này phép biện chứng thường được giải thích là mối liên hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và ở bên ngồi ý thức con người. Cịn biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người. Như vậy, thuật ngữ phép biện chứng thường được hiểu theo nghĩa chung nhất là mối quan hệ giữa thế giới quan triết học với phương pháp biện chứng. Lịch sử hình thành và phát triển của phép biện chứng về cơ bản cĩ ba hình thức:
Phép biện chứng duy vật tự phát cổ đại với quan điểm cơ bản cũng thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng thơng qua những mối liên hệ, sự vận động, sự thay đổi chuyển hố cho nhau. Theo như cách đánh giá của Ăngghen đĩ là phép biện chứng nguyên thủy, ngây thơ cơ bản là đúng nhưng chưa đạt đến kết quả của những sự nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Hạn chế đĩ do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đĩ phải nĩi đến tính lịch sử của sự phát triển khoa học thời kỳ này.
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen với quan điểm cơ bản đã coi biện chứng của thế giới khách quan là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”. Trong quá trình phát triển ấy sự “tự tha hố” của “ý niệm tuyệt đối” trong tự nhiên, xã hội và tư duy sau đĩ lại trở về với ý niệm tuyệt đối. Hêghen là người đã cĩ cơng trong việc phê phán tư duy siêu hình và là nguời đã trình bày cĩ hệ thống những phạm trù, qui luật của phép biện chứng. Mặc dù phép biện chứng của ơng là duy tâm và cịn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn mà chính Hêghen khơng tự mình giải quyết được.
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác do Mác và Ăngghen sáng lập và được Lênin phát triển được coi là hình thức cao nhất của lịch sử phát triển phép biện chứng.
Phép biện chứng duy vật của triết học Mác đã kế thừa mang tính phê phán đối với lịch sử phát triển phép biện chứng, dựa trên thành quả phát triển của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX cũng như lịch sử thực tiễn của nhân loại. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin đã khái quát một cách đúng đắn những qui luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới. Nhờ vậy, Phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc phục những hạn chế của phép biện chứng duy vật tự phát cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen.
Câu hỏi 31. Phân tích nội dung, ý nghĩa nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển?
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng khơng cĩ sự liên hệ tác động qua lại, khơng cĩ sự chuyển hĩa lẫn nhau và nếu cĩ chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp v.v... Ngược lại, phép biện chứng duy vật với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới khơng phải là sự tồn tại tách rời và cơ lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đĩ cĩ những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hố cho nhau v.v...
Xét về mặt hình thức mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng thể hiện mang tính đa dạng và phong phú. Nhưng dù thể hiện dưới hình thức nào thì mối liên hệ đều mang tính phổ biến, tính khách quan và tính qui luật. Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể, cịn phép biện chứng duy vật thì nghiên cứu những mối liên hệ chung, phổ biến nhất của thế giới. Vì vậy, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”1.
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cĩ ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên khi nghiên cứu mối liên hệ phổ biến phải cĩ quan điểm tồn điện, quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nĩ trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn cĩ của nĩ. Qua đĩ để xác định được mối liên hệ bên trong, bản chất, v.v...để từ đĩ cĩ thể nắm được bản chất, qui luật của sự vật và hiện tượng.
Quan điểm lịch sử cụ thể địi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá trình cĩ tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Cho nên khi phân tích tính tồn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nĩ trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đĩ.
2. Nguyên lý về sự phát triển
Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình nĩi chung phủ nhận sự phát triển. Bởi vì, họ tuyệt đối hĩa sự ổn định tương đối của sự vật và hiện tượng, chứ khơng 1 Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà nội, 1971, tr.5.
thấy được vận động, sự thay đổi chuyển hĩa cũng như sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Nếu cĩ thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ khơng phải về mặt chất lượng hoặc khơng cĩ sự ra đời của cái mới v.v... Ngược lại, phép biện chứng duy vật với nguyên lý về sự phát triển cho rằng phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng; nhưng cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển.
Khái niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nĩi chung và là phương thức tồn tại của vật chất. Cho nên, cĩ quá trình xuất hiện cái mới, cái tiến bộ, nhưng đồng thời cĩ những biến đổi dẫn đến sự tan rã và tiêu vong của các sự vật v.v... Cịn ngược lại, khái niệm phát triển thì khơng khái quát mọi sự vận động nĩi chung, nĩ chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa hồn thiện đến hồn thiện.
Như vậy, sự phát triển bao hàm sự vận động, sự xuất hiện cái mới theo chiều hướng đi lên. Nhưng khơng phải bất kỳ sự vận động nào cũng bao hàm sự phát triển. Nhưng khơng nên hiểu phát triển khơng phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp. Xét từng trường hợp cá biệt thì cĩ những vận động đi lên tuần tự và đồng thời cĩ những vận động đi xuống, hoặc thụt lùi, v.v... Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng tất yếu. Chính vì vậy, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của các sự vật và hiện tượng.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng, phải cĩ quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nĩ trong sự vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi, chuyển hĩa của chúng. Quan điểm phát triển cịn địi hỏi chúng ta phải cĩ quan điểm đúng về cái mới, cái mới phù hợp với qui luật, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển.
Chương 6 CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
A. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG