Định nghĩa thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Chương 6 kinh doanh thông minh (Trang 27 - 30)

1. Kinh doanh thông minh là gì?

5.3.1. Định nghĩa thẻ điểm cân bằng

Hệ thống quản lý hiệu suất được biết đến nhiều nhất và sử dụng rộng rãi nhất là thẻ điểm cân bằng (BSC). Phương pháp này được Kaplan và Norton giới thiệu lần đầu tiên trong bài báo cáo đánh giá kinh doanh: “ The Balanced Scorecard: Measures That Drive Performance” vào năm 1992. Vào năm 1996, cũng 2 tác giả này đã viết một cuốn sách: “The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action” ghi lại cách các công ty sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC để bổ sung thêm vào các biện pháp phân tích tài chính cũng như để truyền đạt và thực hiện các chiến lược kinh doanh. Trong vài năm qua, BSC đã trở thành một thuật ngữ chung được sử dụng để nói đến một loạt ứng dụng và thực hiện thẻ điểm, bất kể nó có cân bằng hay chiến lược.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và những thay đổi mới của phương pháp này, Kaplan và Norton đã phát hành một cuốn sách mới vào năm 2000, “The Strategy-Focused

Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment.” Cuốn sách mới này như để khẳng định thêm tính chiến lược cũng như hiệu quả của phương pháp BSC trong kinh doanh. Một vài cuốn sách kinh điển cũng được săn đón như: “Converting Intangible Assets into Tangible Outcomes” của Strategy Maps vào năm 2004, mô tả chi tiết quy trình để liên kết các mục tiêu chiến lược với các chiến thuật và sáng kiến hoạt động. Cuối cùng, cuốn sách: “The Execution Premium”

Nhóm 7: Toán Tin K60 27 Sau đó xây dựng các chiến lược, biến pháp, mục tiêu và sáng kiến liên quan đến từng vấn đề này.

Quan điểm khách hàng.

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự quan trọng của việc sự tập trung, hài lòng của khách hàng trong kinh doanh. Nếu khách hàng không hài lòng, cuối cùng họ sẽ tìm nhà cung cấp khác, và các nhà cung cấp khác sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ ở mức cao nhất. Do vậy, nhận thức yếu kém quan điểm khách hàng là dấu hiệu của sự suy giảm trong tương lai, mặc cho bức tranh tài chính hiện tại có thể tốt. Trong việc phân tích các số liệu sự hài lòng của khách hàng, nên phân chia khách hàng thành từng nhóm và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng đó.

Quan điểm tài chính.

Kaplan và Norton không coi thường sự đóng góp của dữ liệu tài chính cho bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Tính kịp thời và chính xác của dữ liệu tài chính truyền thống phải luôn được đảm bảo, để các nhà quản lý đánh giá và đưa ra những chiến lược, biện pháp phù hợp. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu tài chính được đưa ra. Với việc ứng

dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu thì dữ liệu tài chính có thể được tập trung hóa và xử lý tự động hóa nhiều hơn. Có một số vấn đề có thể phát sinh như việc quá chú ý đến các báo cáo tài chính có thể dẫn đến tình trạng “mất cân đối” với các quan điểm khác. Có lẽ nên bổ sung thêm đánh giá rủi ro và lợi ích đạt được trong báo cáo tài chính.

Quan điểm học tập và tăng trưởng.

Quan điểm này nhằm trả lời cho câu hỏi: “Để có được tầm nhìn chiến lược, chúng ta sẽ phải thay đổi và cải nhiện như thế nào? ”. Học tập, tăng trưởng bao gồm việc đào tạo nhân viên, quản lý kiến thức, đặc trưng văn hóa doanh nghiệp trong cả cấp độ cá nhân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh thay đổi công nghệ nhanh chóng hiện nay, việc những người lao động tri thức phải ở trong một chế độ học tập và phát triển không ngừng. Trong mọi trường hợp, học tập và phát triển tạo thành nền tảng thiết yếu cho sự thành công của bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Kaplan và Norton nhấn mạnh rằng, việc “học tập” thì tốt hơn nhiều việc “học nghề/tập luyện”. Trong tổ chức nên có người cố vấn, người dạy kèm, cũng như đánh giá cao việc giao tiếp, trao đổi giữa các công nhân cho phép họ có thể được giúp đỡ ngay khi cần thiết.

Quan điểm về quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Quan điểm này tập trung vào tầm quan trọng của các quy trình kinh doanh. Số liệu thống kê dựa trên quy trình kinh doanh của doanh nghiệp cho phép các nhà quản lý biết quy trình và chức năng kinh doanh nội bộ của họ đang hoạt động như thế nào, hiệu quả của các quy trình này có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không.

Ý nghĩa của sự cân bằng trong phương pháp BSC.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) vừa là thước đo hiệu suất vừa là phương pháp quản lý giúp chuyển một tổ hợp tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và mục tiêu học tập tăng trưởng thành một tập hợp các hoạt động, sáng kiến cụ thể. BSC là một phương pháp đo lường được thiết kế để khắc phục hạn chế của các hệ thống tài chính tập trung. Phương pháp này chuyển tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành một tập hợp các mục tiêu, biện pháp, sáng kiến tài chính có liên quan đến nhau. Các mục tiêu phi tài chính được phân chia thành ba quan điểm:

Nhóm 7: Toán Tin K60 29 o Học hỏi và tăng trưởng: Chỉ ra việc làm thế nào để một tổ chức có thể cải

thiện khả năng học hỏi và thay đổi để đạt được tầm nhìn chiến lược đã đặt ra.

Về cơ bản, các mục tiêu của phương pháp BSC tạo thành một chuỗi các hoạt động liên quan đến nhau để tạo ra kết quả khả quan cho quá trình kinh doanh. Sự tổng hòa và cân bằng của phương pháp BSC được thể hiện như sau:

o Tài chính và phi tài chính o Tiến bộ và tụt hậu

o Nội bộ và bên ngoài o Định lượng và định tính o Ngắn hạn và dài hạn

Một phần của tài liệu Chương 6 kinh doanh thông minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)