Giới thiệu chung và lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Chương 6 kinh doanh thông minh (Trang 31 - 33)

1. Kinh doanh thông minh là gì?

5.4.1. Giới thiệu chung và lịch sử hình thành

Kể từ khi thành lập vào giữa những năm 1980, Sáu Sigma đã được các công ty trên khắp thế giới chấp nhận rộng rãi. Các cong ty sử dụng Sáu Sigma như một phương pháp cải tiến quy trình, cho phép họ xem xét kỹ lưỡng các quy trình của họ, xác định chính xác các vấn đề và áp dụng các biện pháp khắc phục. Sáu Sigma cung cấp các phương tiện để đo lường và giám sát các quy trình chính liên quan đến lợi nhuận của công ty và tăng tốc độ cải thiện hiệu suất kinh doanh tổng thể. Sáu Sigma cũng cung cấp một cách giải quyết các vấn đề về hiệu suất một cách đơn giản, sau khi các vấn đề được xác định hoặc phát hiện.

Sigma (δ) được các nhà thống kê sử dụng để đo lường sự biến đổi trong một quy trình. Trong lĩnh vực chất lượng, tính biến thiên đồng nghĩa với số lượng sản phẩm lỗi. Theo thống kê, có đến 6.200 đến 67.000 lỗi trên một triệu lần (DPMO- Defects Per Million Opportunities). Chẳng hạn, nếu một công ty bảo hiểm xử lý 1 triệu yêu cầu bồi thường, thì theo quy trình hoạt động bình thường, 6.200 đến 67.000 trong số quy trình đó sẽ bị lỗi ( ví dụ: sử lý sai, có lỗi trong các biểu mẫu,…). Sự thay đổi này thể hiện mức độ hiệu suất ba đến bốn Sigma. Để đạt được mức hiệu suất Six Sigma, công ty sữ phải giảm số lượng lỗi xuống không vượt quá 3,4 DPMO. Do đó, Six Sigma là một phương pháp quản lý hiệu suất nhằm phục mục đích giảm số lượng lỗi trong quy trình kinh doanh xuống càng gần với DPMO càng tốt.

Sáu Sigma dựa trên một mô hình cải tiến hiệu suất được gọi là DMAIC. DMAIC là một mô hình cải tiến kinh doanh khép kín, bao gồm các bước xác định, đo lường, phan tích, cải tiến và kiểm soát. Dự trên các bước căn bản này, tổ chức cần thực hiện theo 5 bước lộ trình thực hiện 6 Sigma như sau:

Nhóm 7: Toán Tin K60 31 • Giai đoạn xác định (Define): Xác định các mục tiêu của dự án

o Nhận biết quá trình cốt lõi và khách hàng quan trọng o Xác định các yêu cầu của khách hàng (CTQs); o Xác định dự án cải tiến.

Giai đoạn đo lường (Measure): Đo lường quá trình để xác định hiệu quả hiện tại, lượng hóa vấn đề

o Lựa chọn đo cái gì

o Tìm hiểu quá trình, xác định điểm đo

o Dự kiến nguồn dữ liệu, phương pháp lấy dữ liệu o Kế hoạch thu thập và lấy mẫu;

o Thu thập dữ liệu

o Đánh giá năng lực quá trình và mức sigma hiện tại.

Giai đoạn phân tích (Analyze): Phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề

o Phân tích dữ liệu, thiết lập mục tiêu

o Nhận biết nguồn gây ra các dao động/sự không ổn định của quá trình o Nghiên cứu quá trình

o Xác định nguyên nhân gốc rễ

o Chọn các nguyên nhân ưu tiên dựa vào mối quan hệ Y=f(x).

Giai đoạn cải tiến (Improve): Cải tiến quá trình bằng cách loại bỏ các khuyết tật và sai lỗi

o Phát triển các giải pháp tiềm năng

o Đánh giá lợi ích và rủi ro của các giải pháp, xếp thứ tự ưu tiên o Thẩm định, nghiên cứu thử nghiệm

o Điều chỉnh, hoàn thiện, đánh giá lại giải pháp.

Giai đoạn kiểm soát (Control): Kiểm soát hiệu quả quá trình trong tương lai o Xác định và thẩm định các hệ thống giám sát và kiểm soát

o Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình

o Thực hiện kiểm soát quá trình bằng thống kê o Xác định năng lực quá trình

o Chuyển giao và đào tạo cho những người trực tiếp quản lý và thực hiện quá trình

o Đánh giá lợi ích tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận đạt được o Đóng dự án, xây dựng và chuẩn hóa tài liệu

o Báo cáo Ban lãnh đạo và ghi nhận kết quả.

Một phần của tài liệu Chương 6 kinh doanh thông minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)