Không giống như các hình thức hợp đồng trước đó có sự thiên vị đối các nhà đầu tư nước ngoài, hình thức hợp đồng hiện đại về đầu tư nước ngoài đảm bảo tính công bằng. Những hình thức từ đó đã thay đổi. Hiện nay, xuất hiện một chủ nghĩa thực dụng hơn trong chính sách đầu tư nước ngoài đang được áp dụng, tuy nhiên người ta chưa quên rằng niềm đam mê cơ bản như chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại vẫn tồn tại và có thể được kích thích bởi sự tinh tế trong quá trình theo đuổi quyền lực. Tương tự, nạn tham nhũng cũng làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển địa phương. Triết lý hiện hành là đầu tư nước ngoài có thể được khai thác để phục vụ phát triển kinh tế của nhà nước chủ nhà ,đây là cơ sở của một số các biện pháp quản lý được trình bày chi tiết ở trên. Chúng được dựa trên sự thừa nhận rằng đầu tư nước mang lại lợi ích cho cả hai bên : nhà đầu tư và nhà nước. Để phù hợp với triết lý này, các hình thức ưu đãi đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi. Các hình thức hợp đồng thông qua đó các khoản đầu tư nước ngoài hiện nay có sự thuận lợi hơn trong việc kiểm soát cũng như yêu cầu đầu vào hơn so với các hình thức đươc quy trước đó và những hình thức mới này cũng thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lợi ích của đầu tư từ nước ngoài .Khi đó, xuất hiện nhiều hợp đồng khai thác hơn . Chúng được tạo ra nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Quan điểm cho rằng các hợp đồng này đều nằm trong luật thương mại không còn đúng nữa.
Các hình thức đầu tư nước ngoài cơ bản là công ty liên doanh và các hợp đồng hợp tác sản xuất , cả hai sẽ được trình bảy ở phần dưới đây. Chúng đã hình thành dựa trên các
thỏa thuận ví dụ như hợp đồng quản lý (mà là dựa trên sự phân chia quyền sở hữu và kiểm soát để các nhà đầu tư kiểm soát một dự án nhưng đổi lại phải chuyển một phần lợi ích cho nhà nước), hợp đồng chuyển giai công nghệ và hàng loạt các hợp đồng tương tự mà nhà nước vẫn đảm bảo lợi ích cũng như sự kiểm soát của họ. Những hình thức hợp đồng đầu tư nước ngoài sẽ được mô tả ở phần sau của tài liệu.
2.1 Các công ty liên doanh
Công ty liên doanh là một thỏa thuận hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để đạt được một mục tiêu cụ thể, ví dụ như tài nguyên hoặc công nghệ. Nguy cơ rủi ro khiến họ hợp tác thực hiện dự án qua đó xuất hiện công ty liên doanh. Có hai hình thức chủ yếu của công ty liên doanh được công nhận. Một là quan hệ đối tác liên doanh, nó không có khác biệt với các hợp đồng hợp tác thông thường, ngoại trừ nó được hình thành với một dự án chính xác trong tâm trí. Hình thức thứ hai là công ty liên doanh, nơi mà các bên tham gia vào một thỏa thuận liên kết qua một công ty mà qua đó họ sẽ thực hiện mục tiêu kinh doanh của họ. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể thỏa thuận của hai bên.
Hình thức công ty liên doanh xuất hiện đầu tiên tại Mỹ.Theo thời gian nó đã trở thành một hình thức đầu tư quốc tế được sử dụng phổ biến. Ở các nước phát triển, các hình thức liên doanh đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, và đặc biệt là trong ngành công nghiệp như ngành hàng không (phạm vi kinh doanh rất lớn). Hình thức này đã trở nên phổ biến vì những lý như : sự thâm nhập thị trường mới trở nên dễ dàng hơn thông qua các đối tác kinh doanh địa phương , thông qua đối tác địa phương có được.
Ở các nước đang phát triển, ngoài những lý do này, có những lý do thuyết phục hơn là việc gia nhập đầu tư nước ngoài hợp pháp thường có duy nhất một con đường đó là sự hợp tác với một đối tác địa phương.Nếu muốn tham gia vào ngành nhà nước độc quyền thì các liên doanh sẽ phải được thực hiện với một công ty nhà nước. Điều này có lợi hoặc bất lợi tủy thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Một lợi thế là các nhà đầu tư sẽ có một liên kết với nhà nước để các vấn đề như thông quan hải quan, giấy phép xuất khẩu và các vấn đề hành chính khác liên quan đến nhập cảnh và sau đó với các hoạt động của liên doanh sẽ được đơn giản hơn. Những khó khăn là nhà nước sẽ tìm cách thực hiện các mục tiêu của mình thông qua các công ty nhà nước và đảm bảo rằng các chính sách của mình được thực hiện trong các hoạt động của liên doanh. Sự hiện diện liên tục của các Giám đốc các đơn vị nhà nước tại các cuộc họp hội đồng quản trị của công ty liên doanh sẽ cung cấp các phương tiện đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước về định hướng liên doanh. Kể từ khi chính sách nhà nước xung đột với động cơ tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài, đến một lúc nào đó sẽ tạo ra tranh chấp. Trong bất kỳ tranh chấp, nhà nước sẽ không ngần ngại sử dụng quyền lập pháp và hành chính để đảm bảo rằng các trách nhiệm và lợi ích liên doanh của họ được rút ra. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể để khẳng định ý chí của mình trong hoàn cảnh như vậy. Bản chất của sự kiểm soát mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể gây
ra là thay đổi tính chất của dự án.
Trong các quốc gia xã hội chủ nghĩa, liên doanh với các tổ chức nhà nước thường được quy định chặt chẽ và ngặt nghèo, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tình hình cũng tương tự như trong các lĩnh vực của các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế hỗn hợp. Trong các quốc gia kinh tế hỗn hợp, việc thâm nhập chỉ có thể được thực hiện trong sự hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực phi nhà nước của nền kinh tế.
2.2 Các thỏa thuận hợp tác sản xuất
Một sự thay đổi với hình thức hợp đồng phân phối cũng đã xảy ra trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Trước đó, ở các nước xuất khẩu dầu, các hợp đồng nhượng quyền rất phổ biết. Các thỏa thuận chuyển nhượng khiến cho vai trò nhà nước sở tại trở nên bị động, họ chỉ đơn giản nhận được tiền bản quyền cho dầu được xuất khẩu. Các thỏa thuận chuyển nhượng không còn được sử dụng, qua đó các nước sản xuất dầu mỏ đã tìm được cách kiểm soát tốt hơn. Thỏa thuận mới, thay thế cho thỏa thuận nhượng quyền, và qua đó thực tế đã có sự chuyển đổi quyền sản xuất từ các công ty nước ngoài sang công ty dầu khí quốc gia.Các thỏa thuận phân chia sản phẩm được dựa trên khái niệm rằng quyền sở hữu dầu luôn ở trong trạng thái này, và nhà nước có quyền xử lý của nó, một nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động thăm dò dầu là do các công ty nước ngoài đảm nhận,họ sẽ được cấp một giấy phép thăm dò trên một vùng đất hoặc vùng biển, nơi có một triển vọng tồn tại mỏ dầu. Khi dầu được tìm thấy, các công ty nước ngoài có thể trích xuất dầu và được nhận tỷ lệ phần trăm nhất định, qua đó có tiền trả chi phí thăm dò và đảm bảo một khoản lợi nhuận . Tỷ lệ phần trăm dành cho các công ty nước ngoài dần dần giảm đi khi các chi phí này được thu lại bằng cách bán cho đến khi cuối cùng toàn bộ dự án được thực hiện trên của các công ty dầu nhà nước.
Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu của dầu, còn quyền của các công ty nước ngoài sẽ phụ thộc vào thỏa thuận hợp tác sản xuất . Thông thường các công ty dầu khí quốc gia sẽ chịu trách nhiệm sản xuất.