Biện pháp 6

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phan đình phùng TPTH (Trang 28)

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

g.Biện pháp 6

Để thực hiện tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết. Vì thế hàng ngày tôi thường xuyên thông báo với phụ huynh về chương trình học tập và vui chơi ở lớp để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm và cho trẻ ôn luyện những bài ca dao, đồng dao trong các trò chơi dân gian.

- Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, từ đó để đưa ra biện pháp cụ thể. Mỗi khi học bài thơ, ca dao, đồng dao nào, tôi đều ghi nội dung đó ở góc tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học. Hàng ngày giờ đón trả trẻ tôi đã gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ khi tham gia các trò chơi cũng như trao đổi với phụ huynh về sự khéo léo, nhanh nhẹn của trẻ trong mỗi trò chơi.

- Khuyến khích phụ huynh đến tham gia một số trò chơi dân gian với trẻ tại trường mầm non.

- Vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu hoặc phụ huynh cùng kết hợp với cô giáo để tự tạo ra những đồ chơi mới lạ, thu hút sự chú ý của trẻ, đưa chất lượng hoạt động vui chơi ngày càng cao hơn.

4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG:

Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào thực tế, tôi thây đã đạt được kết quả như sau:

1. Đối với trẻ:

- 100% tre hưng thu và yêu thích trò chơi dân gian.

- 100% trẻ đã có sự hiêu biêt vê cac trò chơi dân gian và cac phong tuc truyên thông cua dân tôc.

- Tre đa biêt tư tô chưc cac tro chơi dân gian cung ban trong lơp.

- Qua việc thường xuyên tham gia vào các trò chơi dân gian. Nhận thức và thể lực của trẻ đã được nâng lên. Tre nhanh nhen, năng đông, tư tin tham gia vao cac hoat đông tâp thê, hôn nhiên trong giao tiêp vơi moi ngươi xung quanh.

- Trò chơi dân gian con giup tre trong lơp thêm găn bo vơi nhau, nâng cao tinh thân đoan kêt va y thưc tâp thê cua trẻ.

TỔNG KẾT QUẢ THỰC TRẠNG

SỐ TRẺ

NỘI DUNG KHẢO SÁT SỐ TRẺ ĐẠT CHƯA ĐẠT

TRONG

LỚP Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %

Trẻ yêu thích trò chơi dân gian. 40 40 100% 0 0%

Trẻ hiểu biết về trò chơi dân gian. 40 40 100% 0 0%

Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia 40 40 100% 0 0%

trò chơi.

Trẻ thể hiện tinh thần đoàn kết 40 40 100% 0 0%

khi chơi.

Trẻ biết tự tổ chức trò chơi. 40 40 100% 0 0%

Kết quả chung 40 100% 0%

So với kết quả khảo sát đầu năm học thì kết quả khảo sát cuối năm đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:

- Số trẻ đạt tăng từ 28% lên 100%. Số trẻ chưa đạt giảm từ 72% xuống không còn % nào nữa.

2.Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:

- Bản thân và đồng nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non. Từ đó thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.

- Bản thân và đồng nghiệp đã góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức về trò chơi dân gian của mình ngày càng phong phú hơn.

- Bản thân đã phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động để lồng ghép các trò chơi dân gian vào các tiết học một cách phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản thân đã tạo được sự thân thiện, gần gui với tre khi hướng dẫn và chơi cùng trẻ.

- Nhà trường đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển trò chơi dân gian cho trẻ. Huy động các lớp tổ chức các trò chơi dân gian và khuyến khích các lớp cùng chơi giao lưu.

- Nhà trường đã tổ chức các trò chơi dân gian lồng vào trong các hội thi và các ngày lễ hội như: Lễ khai giảng năm học, hội chợ xuân ...

3. Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường.

- Phụ huynh đã có sự hiểu biết về trò chơi dân gian. Hiểu được rằng viêc tô chưc cac tro chơi dân gian cho tre là điều cần thiết và rất tốt cho sự phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách của trẻ.

- Phụ huynh đã có sự đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi như: Viên sỏi, hột hạt, vải vụn, dây kéo co, thanh tre ...

- Một số phụ huynh đã cùng giáo viên tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN:

Trò chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học. Góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan, giúp trẻ trở thành những người tài giỏi trong tương lai. Trò chơi dân gian còn giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi mà lại bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, góp phần vào việc thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là đúng đắn vì trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của trẻ với bè bạn, cộng

đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng mở hơn. Tuổi thơ của trẻ sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy trò chơi dân gian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn, rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Qua đó giúp trẻ giảm bớt căng thẳng sau những hoạt động, làm cho trẻ thêm yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè. Cụ thể hơn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục về xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.

Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và có tổ chức trong cuộc sống. Khi chơi trò chơi dân gian, phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn.

Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.

Qua việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, tôi nhận ra rằng khi muốn lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn các trò chơi dân gian sao cho phù hợp từng môn học, từng chủ đề và cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ được vui chơi.

Ngoài ra khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Cần tìm hiểu rõ các trò chơi và lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh và an toàn cho trẻ.

- Trước khi tổ chức các trò chơi dân gian cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, chuẩn bị tốt, đồ dùng, đồ chơi, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với chủ đề đang thực hiện.

- Khi chơi trò chơi dân gian, phải tạo cho trẻ không khí thân mật, gần gũi, khuyến khích, động viên tất cả trẻ tham gia.

- Giáo viên phải tạo ra những tình huống chơi có vấn đề để lôi cuốn trẻ vào các tình huống chơi ấy.

- Luôn động viên, khen ngợi trẻ trong khi chơi, tạo cho trẻ niềm vui, thích thú khi chơi.

- Giáo viên phải biết khơi dậy, phát triển ở trẻ tính tò mò, khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh qua các trò chơi.

- Việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập, vui chơi và phát triển của trẻ, mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức các hoạt động học tập trong ngày.Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ngày một đi lên.

2. KIẾN NGHỊ:

Để các trò chơi dân gian đến với trẻ đạt hiệu quả cao tôi xin đưa ra một số kiến nghị, kính mong ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo cấp trên xem xét. Cụ thể như sau:

- Nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo cấp trên hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, sân chơi rộng rãi để trẻ được vui chơi một cách thoải mái và tích cực. Cung cấp thêm nhiều tài liệu về các trò chơi dân gian Việt Nam để giáo viên tham khảo.

- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về các trò chơi dân gian Việt Nam. Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ trong các ngày hội, ngày lễ.

- Các cấp quản lý giáo dục mầm non nên tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn về các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển trí tuệ và thể lực cho trẻ để giáo viên có điều kiện, cơ hội trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, với vốn kinh nghiệm còn hạn chế, sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 16 tháng 3 năm 2018

không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Ngươi viêt sang kiên

Trần Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục

2. Phương pháp dạy các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. NXB Kim đồng 3. Tuyển tập các trò chơi dân gian Việt Nam. NXB Kim đồng

4. Trò chơi dân gian Việt Nam. Tác giả Vũ Ngọc Khánh.

5, Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi. NXB Giáo dục - Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học.

6. Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục. 7. Tài liệu chương trình bồi duưỡng thường xuyên:

- Mô đun 36: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trần Thị Tâm

Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng

Cấp đánh giá Kết quả Năm học xếp loại đánh giá

STT Tên đề tài SKKN (Phòng, Sở, loại (A, đánh giá

xếp loại

Tỉnh) B, C)

1 Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa B 2011- 2012 lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen học ngành ( Sở

với chữ cái. GD&ĐT)

Một số biện pháp gây hứng thú Hội đồng khoa

2 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm học ngành ( Sở B 2012 - 2013

quen với toán. GD&ĐT)

Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa

3 lượng cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá học ngành ( Sở C 2013 - 2014

khoa học. GD&ĐT) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa

4 lượng cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá học Giáo dục A 2014 - 2015

khoa học. thành phố

Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa

5 lượng cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá học sáng kiến B 2014 - 2015

khoa học. thành phố

Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa

6 lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen học ngành ( Sở C 2015 - 2016

với văn học. GD&ĐT)

7 Một số biện pháp nâng cao chất Hội đồng khoa

lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen học Giáo dục A 2016 - 2017

với văn học. thành phố

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non phan đình phùng TPTH (Trang 28)