Lược sử nghiên cứu bổ sung chế phẩm enzym e probiotic vào khẩu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI TRỘN CHẾ PHẨM ENZYME BIO-I TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA (Trang 30 - 36)

vào khẩu phần bò khai thác sữa.

- Đầu thập niên 60, tại một số quốc gia trên thế giới như Canada, Mỹ,… đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng dành cho gia súc nhai lại như xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bò sữa, cừu,… căn cứ trên nhu cầu năng lượng cần thiết của từng cá thể; nghiên cứu ảnh hưởng các loại enzyme protease, amylase, cellulase,… đối với quá trình tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất; …

- Giữa thập niên 90, vấn đề về ảnh hưởng của enzyme ngoại sinh đến năng suất sữa trên đối tượng là bò khai thác sữa mới bắt đầu được quan tâm với

20

một số công trình nghiên cứu tiên phong như công trình của Lewis và cộng sự [45], công trình của Stokes và Zheng [54] năm 1995,… Các công trình này đã nghiên cứu tác động và cách sử dụng của enzyme thuỷ phân khi được bổ sung trực tiếp vào khẩu phần bò khai thác sữa như là một chất phụ gia thường dùng trong chăn nuôi.

- Kể từ thời điểm này, vấn đề bổ sung enzyme ngoại sinh vào khẩu phần chăn nuôi bò khai thác sữa bắt đầu được quan tâm. Một loạt các công trình nghiên cứu đã được thực hiện tiếp theo sau đó, điển hình như:

 Năm 1997, công trình của Luchini và cộng sự đã nghiên cứu khả năng tạo sữa khi thức ăn thô của bò khai thác sữa được xử lý bằng enzyme thuỷ phân. [46]

 Năm 1998, công trình của Yang và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả tác động của các chất phụ gia là enzyme thuỷ phân đến năng suất sữa của bò khai thác sữa. [55]

 Năm 1999, Rode và cộng sự đã thực hiện công trình nghiên cứu bổ sung enzyme thuỷ phân cho bò khai thác sữa trong giai đoạn đầu của chu kỳ khai thác sữa.

 Năm 2005, J. S. Eun và K.A. Beauchemin đã nghiên cứu hiệu quả của enzyme thuỷ phân protein đối với lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày, mức độ tiêu hoá, sự lên men dạ cỏ và khả năng sản xuất sữa. [39]  Đến năm 2007, một số công trình nghiên cứu trên đối tượng bò

Holstein đã được thực hiện. Tiêu biểu như công trình của E. A. Elwakeel. E.C. Titgemeyer, B. J. Johnson, C. K. Armendariz và J. E. Shirley. Công trình này đã đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng enzyme thuỷ phân làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần bò sữa. [29]

 ….

- Các công trình nghiên cứu chủ yếu chỉ mới khẳng định được vấn đề bổ sung enzyme ngoại sinh vào khẩu phần có khả năng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các

21

chất dinh dưỡng (carbohydrate, protein,..) dẫn đến giảm tỷ lệ thất thoát các chất dinh dưỡng qua chất thải (phân,..). Đây là kết quả mà hầu hết các công trình nghiên cứu đã đạt được.

Bảng 1.1 Kết quả công trình nghiên cứu của J.-S. Eun và K. A. Beauchemin (2005) [39]

Trong đó:

HF-EPE: khẩu phần nhiều thức ăn thô xanh, không sử dụng enzyme ngoại sinh thuỷ phân protein.

HF+EPE: khẩu phần nhiều thức ăn thô xanh, có sử dụng enzyme ngoại sinh thuỷ phân protein.

LF-EPE: khẩu phần ít thức ăn thô xanh, không sử dụng enzyme ngoại sinh thuỷ phân protein.

LF+EPE: khẩu phần ít thức ăn thô xanh, có sử dụng enzyme ngoại sinh thuỷ phân protein.

F: tỷ lệ thức ăn thô trong khẩu phần (cao-HF hoặc thấp-LF).

P: enzyme thuỷ phân protein (có bổ sung enzyme thuỷ phân - không có bổ sung enzyme thuỷ phân protein).

22 NS: không có ý nghĩa thống kê (P>0.15).’ Item: Chỉ tiêu thực hiện khảo sát.

Diet: khẩu phần thực hiện khảo sát.

- Đối với hiệu quả cải thiện năng suất sữa, cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều kết quả trái ngược nhau với một số công trình nghiên cứu điển hình như:

 Công trình nghiên cứu của Chen và cộng sự [27] năm 1995, công trình nghiên cứu của Nussio và cộng sự [51] năm 1997 đã không cho kết quả cải thiện năng suất sữa trên đối tượng bò đang khai thác sữa khi có sử dụng bổ sung enzyme ngoại sinh trong khẩu phần. Cùng thời gian này, công trình nghiên cứu của Luchini và cộng sự [46] cũng không đạt kết quả mong muốn. Tương tự, công trình của Beauchemin và cộng sự [20] năm 1998 cũng chưa có dấu hiệu cải thiện năng suất sữa trên nhóm bò có bổ sung enzyme ngoại sinh.

 Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Kung và cộng sự năm 1996 đã cho thấy năng suất sữa gia tăng 2,5kg/ngày mà không làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của sữa khi sử dụng chế phẩm hỗn hợp gồm cellulase/xylanase trong khẩu phần có 50% thức ăn tinh. [42]

 Tương tự, công trình nghiên cứu của Sanchez và cộng sự năm 1996 cho thấy mức độ gia tăng năng suất sữa phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ enzyme ngoại sinh được bổ sung vào khẩu phần. [53]

 Năm 1998, công trình nghiên cứu của Yang và cộng sự đã khẳng định kết luận của Sanchez khi Yang bổ sung với hàm lượng 1g enzyme/ 1kg cỏ alfalfa và hàm lượng 2g enzyme/ 1kg cỏ alfalfa đã làm gia tăng năng suất sữa khác biệt rõ rệt so với nhóm đối chứng. [55]

 Beauchemin và cộng sự năm 1998 phát hiện ra hiệu quả của enzyme ngoại sinh phụ thuộc vào cách thức bổ sung chúng vào khẩu phần. Thí nghiệm phun chế phẩm enzyme vào khẩu phần TMR (khẩu phần trộn lẫn cám hỗn hợp, cỏ, ...) không làm gia tăng năng suất khai thác sữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23

Ngược lại, thí nghiệm bổ sung enzyme ngoại sinh vào thức ăn tinh làm gia tăng sản lượng sữa đến 4kg/ngày. [19]

Bảng 1.2 Kết quả công trình nghiên cứu của Yang và các cộng sự (1998)[55]

Trong đó:

Control: mẫu đối chứng.

Diet: khẩu phần thực hiện khảo sát. Item: chỉ tiêu thực hiện khảo sát.

LH: enzyme được bổ sung vào cỏ alfalfa ở tỷ lệ thấp. HH: enzyme được bổ sung vào cỏ alfalfa ở tỷ lệ cao. HT: enzyme được bổ sung vào cỏ alfalfa và thức ăn tinh. FCM: sữa có độ béo chuẩn.

SCM: sữa có vật chất khô chuẩn. BW: trọng lượng bò khảo sát.

DMI: vật chất khô trong khẩu phần hàng ngày.

- Riêng tại Việt Nam, vấn đề bổ sung phụ gia là chế phẩm enzyme ngoại sinh chỉ mới được quan tâm từ những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên cho đến hiện nay cũng đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu sử dụng enzyme làm tăng

24

khả năng tiêu hoá và hấp thụ của động vật, giảm lượng thức ăn cần cung cấp nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Đồng thời còn có thể sử dụng thay thế cám hỗn hợp bằng nguyên liệu thức ăn thô. Trong số đó, nổi bật là một số công trình như:

 Năm 2003, công trình của TS Võ Thị Hạnh đã nghiên cứu sản xuất 2 chế phẩm BIO-I và BIO-II gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzym tiêu hóa dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chế phẩm BIO-I được dùng trong chăn nuôi gia súc và BIO-II được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Thực nghiệm sử dụng BIO-I đã được tiến hành ba đợt trên heo cai sữa 23 ngày tuổi tại trại Nam Hà thuộc xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long (Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn) cho thấy tăng trọng bình quân đầu ra, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ nuôi sống lần lượt đều tốt hơn khi dùng những chế phẩm ngoại như CYC và Enzymax. Tuy nhiên theo nhận xét của PGS Trần Đình Từ - Công ty thuốc thú y Trung ương 2 - độ đồng đều của các lô thí nghiệm BiO I trên heo là chưa cao, để kết luận mang tính khoa học cần phải thử nghiệm lặp lại nhiều lần.

 Năm 2009, công trình của Hồ Trung Thông và Đặng Văn Hồng đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylase và phytase vào khẩu phần đến sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn F1(Landrace x Yorkshire).

 Năm 2009, trong “Chương trình trọng điểm phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” của Viện Chăn Nuôi, TS Trần Quốc Việt đã tiến hành nghiên cứu sản xuất probiotic và enzym tiêu hoá dùng trong chăn nuôi.

 ….

- Các nghiên cứu trong nước chủ yếu chỉ tiến hành thử nghiệm trên đối tượng là gia súc, gia cầm, … ; riêng trên đối tượng là đại gia súc như bò sữa, bò thịt vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

25

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI TRỘN CHẾ PHẨM ENZYME BIO-I TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA (Trang 30 - 36)