tiêu hoá thức ăn ở gia súc [2],[7],[15]
- Trong khẩu phần thức ăn của bò sữa, ngoài một số các thành phần dễ tiêu hoá và hấp thụ (đường, tinh bột,…), phần lớn thức ăn lại được cung cấp ở dạng thô với nhiều thành phần khó phân giải (cellulose, hemicellulose,...).
RUỘT GIÀ RUỘT NON DẠ CỎ M Á U Lipid thức ăn Lipid Glycerol Đường Acid béo
Lipid không tiêu Lipid không tiêu
PHÂN
Acid béo bay hơi
Acid béo Lipid
vi sinh vật
Lipid Vi sinh vật
18
- Các thành phần khó phân giải này chủ yếu được lên men, phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình phân huỷ này đòi hỏi các vi sinh vật dạ cỏ phải bám vào các tiểu phần thức ăn để các enzyme tiết ra có thể tấn công vào bên trong cấu trúc của vách tế bào.
- Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ cỏ sẽ di chuyển theo ống tiêu hoá dần xuống ruột non. Tại đây, đa phần các chất dinh dưỡng còn lại sẽ được tiêu hoá và hấp thụ bởi hệ thống enzyme tuyến tiêu hoá của gia súc. Tuy nhiên một số thành phần polysaccharide không tan có trong vách tế bào thực vật sẽ ngăn trở các enzyme nội sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipid có trong tế bào chất, từ đó cũng ngăn trở sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng này. Mặc khác, một số polysaccharide tan lại có khả năng giữ nước làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào thành ruột hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Các enzyme do động vật tiết ra từ bộ máy tiêu hóa (enzyme nội sinh) không có khả năng phân giải được các polysacharide phi tinh bột. Chỉ có enzyme của vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa hoặc các chế phẩm enzyme được bổ sung vào mới có khả năng phân giải được chúng.
- Các chế phẩm enzyme - probiotic là các enzyme sản xuất bằng con đuờng công nghệ sinh học dưới dạng các chế phẩm chịu nhiệt, thích ứng với pH rộng và bền khi bảo quản trong điều kiện sản xuất.
- Hiện nay, các enzyme ngoại sinh đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi để loại bỏ các yếu tố kháng dưỡng trong thức ăn, làm tăng mức độ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ tăng cường hoạt động của các enzyme nội sinh. Một số enzyme thường được sử dụng như amylase, cellulase, protease, phytase, lipase, glucanase, xylanase,…
- Enzyme được bổ sung sẽ phá vỡ các thành phần polysaccharide có ở vách tế bào thực liệu như cellulose, hemicellulose, pectin, glycoprotein và lignin. Bằng cách này, các enzyme đã giúp giải phóng các chất dự trữ bên trong tế bào như tinh bột, protein và chất béo,… thành các chất dinh dưỡng sẵn sàng
19
cho cơ thể vật chủ sử dụng. Sự phân huỷ được các polysaccharide không tan cũng làm cho tỷ lệ tiêu hoá các chất này gia tăng dẫn đến gia tăng tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, trước đây, các chế phẩm enzyme ngoại sinh được sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ động vật nên giá thành cao và dễ dàng mất hoạt tính khi chúng di chuyển trong ống tiêu hoá. - Sự phát triển của công nghệ lên men trong vài năm gần đây đã tạo được
nguồn enzyme ngoại sinh với giá thành thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn và hiệu quả sử dụng. Trong thành phần các chế phẩm này không chỉ có enzyme mà có cả các vi sinh vật sống có lợi nên còn được gọi là chế phẩm enzyme - probiotic.
- Các chế phẩm enzyme - probiotic hỗ trợ hoạt động của hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hoá giúp sự tiêu hoá thức ăn ở gia súc nhai lại triệt để hơn. Các chế phẩm này làm giảm lượng phân thải ra, giảm thất thoát chất dinh dưỡng theo phân thải ra ngoài, hỗ trợ quần thể vi sinh vật có lợi phải phát triển tốt và ổn định, giảm thời gian cần thiết để các vi sinh vật cố định và xâm nhập vào các mảnh thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn được vi sinh vật và enzyme của chúng xâm nhập và hoạt động tốt trong một thời gian dài, giảm thiểu các bệnh rối loạn đường ruột ở thú và gia tăng khả năng tăng trưởng ở thú non, tăng năng suất sữa ở thú đang khai thác sữa.