Phương pháp thiết kế thí nghiệm

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI TRỘN CHẾ PHẨM ENZYME BIO-I TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA (Trang 48 - 52)

2.2.1.1. Khảo sát thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi

Thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu chăn nuôi (cám hỗn hợp, hèm bia, rỉ mật, cỏ VA06 xanh, cỏ Ruzi) được tiến hành khảo sát theo các chỉ tiêu sau:

 Hàm lượng vật chất khô. [4],[10]  Hàm lượng protein thô. [4],[9]  Hàm lượng calcium. [4]

 Hàm lượng phospho. [4]

2.2.1.2. Ước tính nhu cầu dinh dưỡng của từng cá thể bò thí nghiệm. - Nhu cầu dinh dưỡng của từng cá thể bò sữa theo tiêu chuẩn của Hội đồng

Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (National Research Council – NRC) căn cứ vào một số yếu tố: [6],[7],[49]

 Nhu cầu dinh dưỡng = nhu cầu duy trì + nhu cầu sản xuất.

 Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và khả năng vận động.  Nhu cầu sản xuất là nhu cầu các chất dinh dưỡng cần cho các mục đích

sản xuất: sinh trưởng, sản xuất sữa, tích luỹ mỡ, phát triển thai,… Khảo sát thành phần dinh

dưỡng của thức ăn chăn nuôi.

Ước tính nhu cầu dinh dưỡng của từng cá thể thí nghiệm.

Lập khẩu phần TMR cho từng cá thể.

Khảo sát tác động của chế phẩm trong điều kiện PTN.

Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm trong chăn nuôi thực tế

Hoạt tính enzyme trong chế phẩm

Khả năng phân huỷ cơ chất

Năng suất sữa khai thác

Tăng trọng bình quân

38

- Nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho từng cá thể được ước tính bao gồm nhu cầu về lượng chất khô ăn vào (Dry matter intake – DMI), năng lượng trao đổi (Metabolizable energy - ME), hàm lượng protein thô (Crude protein - CP), calcium (Ca) và phospho (P).

2.2.1.3. Lập khẩu phần TMR (Total mixed ration) cho từng cá thể. - Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) là lựa chọn tối ưu, đảm bảo cung cấp

chất dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp cho từng cá thể khảo sát. Khi khẩu phần được tính toán đúng và chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, cân đối, sự tiêu hoá thức ăn nhờ vi sinh vật ở dạ cỏ sẽ tối ưu, vì vậy mà hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ cao hơn, năng suất sữa cũng tăng lên.

- Sử dụng khẩu phần TMR là một phương pháp nuôi dưỡng trong đó tất cả thức ăn thô xanh, thức ăn hạt, phụ phẩm, thức ăn bổ sung khoáng,… được phối hợp thành một hỗn hợp hoàn chỉnh dinh dưỡng sau đó cho bò ăn tự do.

- TMR lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ, Nam Phi và Israel vào cuối những năm 1960. Ngày nay đã phổ biến rộng rãi trên thế giới cho cả trại chăn nuôi bò sữa và bò thịt.

- Quy trình chuẩn bị khẩu phần TMR bao gồm 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu thức ăn:

 Các loại thực liệu được cân đối tính toán riêng cho từng cá thể căn cứ vào thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu và nhu cầu của từng cá thể thí nghiệm. Khối lượng các loại thực liệu trong khẩu phần của từng cá thể sau khi tính toán sẽ được chia đều để trộn vào 3 lần trong ngày (vào các buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều sau khi vắt sữa).

 Các loại cỏ trước khi phối trộn vào khẩu phần TMR cần được chặt ngắn từ 1-2cm. Các loại thức ăn hạt cần được đập vỡ sao cho kích cỡ từ 0,3 - 0,5cm, không cần phải nghiền mịn.

 Giai đoạn 2: Trộn TMR:

39

 Nguyên liệu cho vào trộn được thực hiện theo thứ tự sau: thức ăn hạt, thức ăn khoáng, rơm khô, cỏ ủ, cỏ xanh. Thời gian trộn cho mỗi lần tiếp thêm nguyên liệu khoảng 3 phút. Thời gian trộn kéo dài thêm khoảng 5 phút kể từ sau khi cho nguyên liệu cuối cùng.

- Tiêu chuẩn TMR sau khi trộn xong phải đều, khô rời.

- TMR sau khi được trộn sẽ cung cấp cho bò 3 lần trong ngày:  Lần 1: sau cử vắt sữa sáng - khoảng 7giờ 30 phút.

 Lần 2: giữa 2 lần vắt sữa - khoảng 13giờ 30 phút  Lần 3: sau cử vắt sữa chiều - khoảng 5giờ 00 phút.

2.2.1.4. Khảo sát hiệu quả của chế phẩm:

Khảo sát khả năng thuỷ phân thức ăn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

- Thức ăn được phối trộn theo khẩu phần TMR dành cho bò đang khai thác ở kỳ sữa thứ 2, có trọng lượng 375kg, tăng trọng mong đợi 0,4kg/ngày, năng suất sữa bình quân 15kg/ngày, tỷ lệ mỡ sữa 4,05%.

- Khẩu phần cũng được xác định tỷ lệ phối trộn riêng cho 3 nhóm thí nghiệm: khẩu phần 1 (KP1), khẩu phần 2 (KP2) và khẩu phần đối chứng (KPĐC).

- Hỗn hợp thức ăn sau khi phối trộn được ủ trong các túi nylon cột kín miệng và tiến hành xác định hàm lượng tinh bột, cellulose, protein tại các thời điểm: 0giờ, 6giờ, 12giờ, 18giờ, 24giờ, 30giờ, 36giờ, 42giờ và 48giờ.

Khảo sát hiệu quả chế phẩm trong điều kiện chăn nuôi thực tế. - Tiến hành thử nghiệm khẩu phần thức ăn có bổ sung chế phẩm BiOI trên

nhóm đối tượng bò sữa bắt đầu từ tháng thứ hai của chu kỳ khai thác sữa.

- Các đối tượng bò khai thác sữa được chọn (30 cá thể) sẽ được bố trí vào 5 lô thí nghiệm. Mỗi lô gồm 6 cá thể bò sữa.

 Lô 1- KPĐC: các đối tượng bò sữa (6 cá thể) được cho sử dụng khẩu phần TMR bình thường được thiết kế phù hợp cho từng cá thể.

 Lô 2 - KP1: các đối tượng bò sữa (6 cá thể) được cho sử dụng khẩu phần TMR có lượng cám hỗn hợp giảm 1/3 so với khẩu phần bình

40

thường; tăng lượng hèm bia và cỏ được sử dụng. Đồng thời có sử dụng bổ sung trực tiếp chế phẩm BiOI trong khẩu phần theo tỷ lệ 1/1000 trọng lượng tươi của khẩu phần được cung cấp trong ngày.  Lô 3 - KP2: các đối tượng bò sữa (6 cá thể) được cho sử dụng khẩu

phần TMR có lượng cám hỗn hợp giảm 1/2 so với khẩu phần bình thường, tăng lượng hèm bia và cỏ được sử dụng. Đồng thời có sử dụng bổ sung trực tiếp chế phẩm BiOI trong khẩu phần theo tỷ lệ 1/1000 trọng lượng tươi của khẩu phần được cung cấp trong ngày.  Lô 4 – KPĐC1: các đối tượng bò sữa (6 cá thể) được cho sử dụng

khẩu phần TMR có lượng cám hỗn hợp giảm 1/3 so với khẩu phần bình thường; tăng lượng hèm bia và cỏ được sử dụng. Không sử dụng bổ sung BiO-I.

 Lô 5 – KPĐC2: các đối tượng bò sữa (6 cá thể) được cho sử dụng khẩu phần TMR có lượng cám hỗn hợp giảm 1/2 so với khẩu phần bình thường, tăng lượng hèm bia và cỏ được sử dụng. Không sử dụng bổ sung BiO-I.

- Thực hiện khai thác, theo dõi và ghi nhận sản lượng sữa của từng cá thể 2 lần trong ngày. (kg/cá thể/ngày).

 Thời gian khai thác sữa:

 Lần 1: lúc 5h mỗi ngày.  Lần 2: lúc 16h mỗi ngày.

 Dụng cụ khai thác sữa: máy vắt sữa Delaval.  Dụng cụ cân sữa: Cân lò xo Nhơn Hoà 20kg.

- Thực hiện theo dõi và ghi nhận tăng trọng của từng cá thể 1 lần trong tháng. (g/cá thể/ngày).

 Thời gian cân trọng lượng: 8giờ30 ngày 15 hàng tháng.  Dụng cụ cân trọng lượng: Cân điện tửIconix FX15.

41

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI TRỘN CHẾ PHẨM ENZYME BIO-I TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)