nhóm nhỏ
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức, quản lý hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Khi áp dụng một PPDH bao giờ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung trong dạy học: đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; đảm bảo tính khoa học; tính sư phạm ; tính đặc trưng của môn học và tính khả thi.
PPDHHT theo nhóm nhỏ còn phải tuân theo các nguyên tắc riêng của nó. Cụ thể là:
Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính chủ động, tích cực và tự giác của HS.
Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự hài hòa giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể của HS trong học hợp tác.
Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc hoạt động PPDHHT
Phân tích đặc điểm cấu tạo của nguyên tử, phân tử Dùng thí nghiệm để kiểm chứng và xác nhận dự đoán Kết luận về tính chất của nguyên tố, chất Dự đoán tính chất hóa học cơ bản
tiến hành hoạt động học tập của nhóm HS. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy cần phải đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc các hoạt động học tập.
Để đảm bảo nguyên tắc này thì phải phân chia quy trình ấy thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các bước, các thao tác phản ánh logic của quá trình hoạt động của một tiết hoặc một buổi làm việc hợp tác.
Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động cơ và là nơi kiểm nghiệm tính xác thực, khoa học, hợp lý của lý thuyết. Bởi vậy, PPDHHT phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tiễn như: Những điều kiện cơ sở vật chất ở trường phổ thông, trình độ GV và năng lực HS.
Nguyên tắc thứ năm: Phải đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm.
2.2.2. Yêu cầu lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Để có thể áp dụng PPDHHT thì nội dung kiến thức (nhiệm vụ học tập) phải
thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Những nội dung học tập được tổ chức theo PPDHHT sẽ được bổ sung phong phú thêm bằng sự khai thác vốn kiến thức mà HS đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong, đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất.
+ Nội dung kiến thức có thể chứa đựng những tình huống có vấn đề hoặc có nhiều cách hiểu, hoặc nhiều cách lý giải thác nhau, kiến thức gắn với thực tiễn cần thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiểu biết và tính khái quát cao.
+ Nội dung kiến thức phải có một mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần có sự hợp tác cùng giải quyết. Như vậy sẽ tạo hứng thú cho các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Nhưng nội dung kiến thức cũng không nên quá phức tạp, phải làm sao tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.
+ Cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng kiến thức và thời gian hoạt động học tập. Hoạt động hợp tác mất khá nhiều thời gian nên tùy nội dung kiến thức mà có thể áp dụng.
Từ những yêu cầu trên, một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác như:
Thảo luận để đánh giá một quy trình làm việc
Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước hoặc các giai đoạn. Ví dụ: Các thao tác một thí nghiệm, lắp ráp một thiết bị, dụng cụ thí nghiệm (bình kíp, bộ dụng cụ thí nghiệm) hoặc các bước giải một dạng bài tập hóa học nhất định.
Để HS theo dõi tốt và tự thu nhận kiến thức về qui trình, GV có thể nêu ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm, GV sẽ tuần tự thực hiện 6 bước, GV chuẩn bị trước các tờ giấy photo để phát cho các nhóm trước khi làm thí nghiệm và hướng dẫn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thí nghiệm. Các bản photo có thể là: bản photo có nhiều hơn hoặc ít hơn 6 bước nhưng có vẻ hợp lí (không nên sai khác quá nhiều), bản photo có đủ 6 bước nhưng xáo trộn thứ tự.
Sau khi quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn, các nhóm sẽ thảo luận để sắp xếp các bước thí nghiệm cho đúng qui trình. Tất nhiên có thể có một số yêu cầu khác nếu cần.
Trao đổi trước giờ học
Một cuộc trao đổi sôi nổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi cho suốt giờ học. Có nhiều cách mở đầu một bài học để có bầu không khí như vậy, song cách này là một kiểu làm đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.
Có thể cho HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới, hoặc tổ chức các nhóm HS đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hàng ngày mà những ví dụ ấy sẽ được dùng cho bài học mới. (Ví dụ: bài học về môi trường, bài học về một số chất mà HS đã biết một phần qua các môn học khác như về khí O2, CO2, CaO, Al, Fe, ancol etylic, axit axetic, các loại phân bón hóa học...).
Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đoán nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học.
Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ vẽ hình mà các em tưởng tượng. Sau đó các áp-phic sẽ được treo lên tường lưu lại suốt buổi học để GV sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào một lúc nào đó…
Trong cách làm này thì những HS yếu sẽ hăng hái tham gia bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá hơn về những kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.
Tìm sự tương ứng
Với các nội dung này, các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng lôgic hoặc nội dung môn học.
Ví dụ: so sánh các thiết bị bình kíp đơn giản, dụng cụ chưng cất phân đoạn, chưng cất thường, chưng cất lôi cuốn…, lắp ráp các ứng dụng thực tế phù hợp với tính chất các chất; tìm sự tương ứng về cấu hình electron của nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong một nhóm hoặc một chu kỳ.
Phân loại, so sánh
Việc làm này mang ý nghĩa tư duy cao hơn là tìm sự tương ứng bởi vì khi phân loại hoặc so sánh bao giờ cũng yêu cầu HS phân tích hoặc giải thích hoặc HS trình bày trước lớp với những lí lẽ của mình. Ví dụ như so sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo nguyên tử, tính chất các nguyên tố trong một nhóm hoặc một chu kỳ. Giải thích.
Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới (lập sơ đồ tư duy)
Muốn cho HS làm điều này thì trước hết phải cho các em học và luyện tập biểu diễn một phần kiến thức bằng sơ đồ. Các nội dung học cho cách thảo luận này là:
- Lập sơ đồ tóm tắt nội dung một chương, một phần hoặc một bài đã học (sơ đồ tư duy)
- Cho sơ đồ cấu trúc một bài học mới với một số ô trống, HS đọc sách giáo khoa rồi điền các nội dung vào các ô cho hợp lý.
Trong quá trình DHHH, PPDHHT theo nhóm có thể áp dụng cho tất cả các dạng bài nghiên cứu kiến thức mới, củng cố hoàn thiện và thực hành. Điều quan trọng là GV phải thiết kế các hoạt động học tập hợp lý đảm bảo sự tương thích giữa nội dung học tập và thời gian cho hợp lý.