Hạn chế do không gian lớp học □

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (Trang 41)

Nhận xét: Đa số GV đều cho rằng thời gian tiết học ít và hạn chế không gian lớp

học nên gây khó khăn khi sử dụng PPDHHT theo nhóm nhỏ.

Bảng 1.10. Kết quả tham khảo ý kiến GV câu 8, câu 9 và câu 10 Câu 8. Theo Quí Thầy/Cô, áp dụng PPDHHT theo nhóm nhỏ

trong DHHH có mang lại hiệu quả không? Nguyên nhân tại sao?

Số GV Tỉ lệ %

Rất hiệu quả 26 92,86

Bình thường 2 7,14

Khó đạt hiệu quả 0 0

Câu 9. Theo ý kiến Quí Thầy/Cô, áp dụng PPDHHT theo

nhóm nhỏ trong DHHH có đáp ứng được nhu cầu đổi mới PPDH hoá học hiện nay không ?

Số GV Tỉ lệ %

Có 28 100

Không 0 0,00

Câu 10. Theo ý kiến Quí Thầy/Cô, khi sử dụng PPDHHT theo

nhóm nhỏ trong DHHH nên sử dụng như thế nào để có hiệu

quả nhất? Số GV Tỉ lệ %

Có thể kết hợp với các PPDH và kĩ thuật dạy học khác 28 100 Vận dụng cấu trúc nhóm cho phù hợp với từng kiểu bài 27 96,42

Nhận xét : Tất cả các ý kiến của các giáo viên cho rằng dạy học theo PPDHHT

theo nhóm nhỏ mang lại hiệu quả cao, khi sử dụng cần kết hợp với các PPDH và kĩ thuật dạy học, lựa chọn cấu trúc nhóm cho phù hợp với từng kiểu bài và đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới PPDH hoá học hiện nay và rất cần thiết được tiếp cận trong nhà trường THPT.

Về câu hỏi 5 và 6, đa số các ý kiến của GV đều không hiểu được những cấu trúc hoạt động nhóm mà mình đã sử dụng, đều trả lời đã tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và đánh giá kết quả học tập chung cho cả nhóm.

1.4.2.2. Về đánh giá kết quả trao đổi ý kiến với giáo viên về sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

Thông qua việc quan sát, thăm dò ý kiến của GV giảng dạy ở trường phổ thông trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi có một số nhận xét:

+ GV áp dụng dạy học theo nhóm ở bài dạy luyện tập, củng cố và thực hành. Hình thức tổ chức chủ yếu là giao cho mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ và sau đó

các nhóm trình bày kết quả. Như vậy HS sẽ chỉ tập trung vào nhiệm vụ của nhóm mình mà thường không chú ý lời nhóm khác trình bày. Do vậy hiệu quả rõ ràng là không cao.

+ Tổ chức dạy học nhóm tuân theo cấu trúc chung của hoạt động nhóm và áp dụng cho mọi nội dung, mọi hoạt động..

+ Đánh giá kết quả học nhóm: có GV đánh giá điểm chung cho cả nhóm, có hoạt động nhóm không đánh giá kết quả.

+ Đa số GV nhận xét: dạy học theo nhóm tốn nhiều thời gian, gây ồn ào, hiệu quả dạy học không cao.

+ Nội dung yêu cầu thảo luận hầu như chưa được lựa chọn kĩ nên nhiều lúc mất thời gian bởi lẽ chỉ cần một HS cũng có thể hoàn thành tốt yêu cầu không cần thảo luận.

+ Cách chia nhóm chưa linh hoạt và đa dạng: GV thường phân chia HS trong lớp thành bốn nhóm, cách chia nhóm mang tính ngẫu nhiên theo vị trí chỗ ngồi của HS, số lượng HS trong một nhóm khá đông (10 – 15 em / 1nhóm), thiếu việc cho từng thành viên nên có nhiều thành viên không hoạt động (ăn theo).

+ Việc tổ chức hoạt động nhóm chưa đa dạng và đánh giá kết quả học tập của HS chưa công bằng: GV thường yêu cầu các nhóm thảo luận duy nhất một vấn đề và không kiểm soát, đánh giá hết ý kiến của các nhóm (chọn ngẫu nhiên một trong các nhóm cho ý kiến và chỉ cho điểm một nhóm đó) không thúc đẩy được sự cố gắng và tích cực thảo luận của tất cả các nhóm.

Như vậy GV THPT chỉ áp dụng PPDH này trong các tiết ôn tập đó là một hạn chế vì theo chúng tôi nếu chỉ dừng lại ở một mục đích ôn tập củng cố tri thức cũ sẽ làm giảm đi hiệu quả mà PPDHHT theo nhóm nhỏ có thể mang lại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Qua sự quan sát giờ học, trao đổi với GV, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân chủ quan

+ Thói quen sử dụng hình thức dạy học lớp – bài đã ăn sâu vào trong GV. + Đa số GV chưa hiểu đúng bản chất và cách thức tổ chức, điều khiển một hoạt động học tập theo nhóm, cũng như các cấu trúc học hợp tác do đó còn lúng túng trong tổ chức hoạt động hợp tác hoặc sử dụng PPDH này một cách hình thức.

+ HS còn quen với cách học thụ động chưa có nhận thức, kỹ năng cơ bản và thói quen học tập tự lực và hợp tác theo nhóm.

+ Quy chế tính điểm đối với HS cũng như đánh giá GV chưa khuyến khích áp dụng phương pháp này.

* Nguyên nhân khách quan

+ Bàn ghế, vị trí ngồi của HS là cố định khó dịch chuyển. + Số lượng HS trong một lớp học tương đối đông (35 – 45 HS). + HS không được luyện tập nhiều từ trước nên không khỏi bỡ ngỡ.

+ Phương pháp kiểm tra đánh giá vẫn còn những phần yêu cầu học thuộc máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của HS. Việc đánh giá cá nhân, nhóm chưa được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, công bằng và chưa đủ kích thích sự cố gắng nỗ lực của HS, đặc biệt là HS yếu kém.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1. Những nét đặc trưng của phương hướng đổi mới PPDH, cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới PPDH.

2. Những đặc điểm của PPDHHT theo nhóm nhỏ, những ưu và nhược điểm của phương pháp này.

3. Các nguyên tắc áp dụng cho dạy học hợp tác và một số cấu trúc dạy học hợp tác hiện đại có thể áp dụng vào DHHH ở THPT.

4. Trình bày quy trình thiết kế bài dạy có tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo các cấu trúc STAD, Jigsaw và TGT.

5. Điều tra, đánh giá thực trạng về việc sử dụng PPDHHT theo nhóm nhỏ ở một số trường THPT của TP. Hải Phòng.

Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, lựa chọn nội dung và vận dụng cấu trúc học hợp tác trong DHHH ở trường THPT.

CHƢƠNG 2

VẬN DỤNG MỘT SỐ CẤU TRÚC DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHI KIM LỚP 10

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Nội dung, cấu trúc chƣơng trình hóa học phần hóa học phi kim lớp 10 THPT

2.1.1. Mục tiêu chung của phần hoá học phi kim lớp 10

a. Về kiến thức

- Biết được tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố phi kim tiêu biểu nhóm VIA,VIIA và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Biết phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất tiêu biểu của các nguyên tố phi kim nhóm VIA,VIIA.

b. Về kỹ năng

- HS có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và tương đối thành thạo, thói quen làm việc khoa học gồm: kĩ năng học tập hoá học, kĩ năng thực hành hoá học, kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống.

c. Về thái độ

HS có thái độ tích cực như: hứng thú học tập bộ môn hoá học, ý thức trách nhiệm với bản thân, xã hội và cộng đồng, ý thức vận dụng những tri thức hoá học vào cuộc sống, bước đầu có định hướng lựa chọn nghề nghiệp.

2.1.2. Một số điểm cần chú ý về phương pháp dạy học

Khi nghiên cứu về các phi kim ta cần chú ý lựa chọn các PPDH và tổ chức các hoạt động học tập cho HS cần đảm bảo các yêu cầu:

- Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đoán lí thuyết trong các bài dạy. - Xác định việc nghiên cứu các kiến thức về các nhóm phi kim dựa trên cơ sở các quan điểm của lí thuyết electron, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn.

- Vận dụng triệt để các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất và hợp chất để giải thích các tính chất hóa học của chúng.

- Thường xuyên làm rõ mối quan hệ phụ thuộc của tính chất các chất vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong phân tử, so sánh các tính chất các nguyên tố trong nhóm trong nhóm và giải thích qui luật biến thiên tính chất, nguyên nhân giống nhau, khác nhau theo quan điểm cấu tạo chất.

- Cần sử dụng thí nghiệm để nghiệm để nghiên cứu tính chất mới, củng cố và phát triển các nội dụng kiến thức đã có về phi kim ở THCS.

- Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của HS trong hoạt động học tập. Phương pháp dạy học được thiết kế theo mô hình:

2.1.3. Phân phối chương trình

Bảng phân phối chƣơng trình hoá học lớp 10 – THPT (phần hoá học phi kim)

STT Nội dung thuyết Luyện tập Thực hành Tổng 1 Nhóm halogen 9 2 2 13

2 Nhóm oxi - lưu huỳnh 7 2 2 11

2.2. Nguyên tắc và quy trình tổ chức, quản lý hoạt động dạy học hợp tác theo

nhóm nhỏ

2.2.1. Nguyên tắc tổ chức, quản lý hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

Khi áp dụng một PPDH bao giờ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung trong dạy học: đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; đảm bảo tính khoa học; tính sư phạm ; tính đặc trưng của môn học và tính khả thi.

PPDHHT theo nhóm nhỏ còn phải tuân theo các nguyên tắc riêng của nó. Cụ thể là:

Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính chủ động, tích cực và tự giác của HS.

Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự hài hòa giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể của HS trong học hợp tác.

Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc hoạt động PPDHHT

Phân tích đặc điểm cấu tạo của nguyên tử, phân tử Dùng thí nghiệm để kiểm chứng và xác nhận dự đoán Kết luận về tính chất của nguyên tố, chất Dự đoán tính chất hóa học cơ bản

tiến hành hoạt động học tập của nhóm HS. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy cần phải đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc các hoạt động học tập.

Để đảm bảo nguyên tắc này thì phải phân chia quy trình ấy thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các bước, các thao tác phản ánh logic của quá trình hoạt động của một tiết hoặc một buổi làm việc hợp tác.

Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động cơ và là nơi kiểm nghiệm tính xác thực, khoa học, hợp lý của lý thuyết. Bởi vậy, PPDHHT phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tiễn như: Những điều kiện cơ sở vật chất ở trường phổ thông, trình độ GV và năng lực HS.

Nguyên tắc thứ năm: Phải đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm.

2.2.2. Yêu cầu lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

Để có thể áp dụng PPDHHT thì nội dung kiến thức (nhiệm vụ học tập) phải

thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Những nội dung học tập được tổ chức theo PPDHHT sẽ được bổ sung phong phú thêm bằng sự khai thác vốn kiến thức mà HS đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong, đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất.

+ Nội dung kiến thức có thể chứa đựng những tình huống có vấn đề hoặc có nhiều cách hiểu, hoặc nhiều cách lý giải thác nhau, kiến thức gắn với thực tiễn cần thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiểu biết và tính khái quát cao.

+ Nội dung kiến thức phải có một mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần có sự hợp tác cùng giải quyết. Như vậy sẽ tạo hứng thú cho các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Nhưng nội dung kiến thức cũng không nên quá phức tạp, phải làm sao tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.

+ Cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng kiến thức và thời gian hoạt động học tập. Hoạt động hợp tác mất khá nhiều thời gian nên tùy nội dung kiến thức mà có thể áp dụng.

Từ những yêu cầu trên, một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác như:

 Thảo luận để đánh giá một quy trình làm việc

Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước hoặc các giai đoạn. Ví dụ: Các thao tác một thí nghiệm, lắp ráp một thiết bị, dụng cụ thí nghiệm (bình kíp, bộ dụng cụ thí nghiệm) hoặc các bước giải một dạng bài tập hóa học nhất định.

Để HS theo dõi tốt và tự thu nhận kiến thức về qui trình, GV có thể nêu ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm, GV sẽ tuần tự thực hiện 6 bước, GV chuẩn bị trước các tờ giấy photo để phát cho các nhóm trước khi làm thí nghiệm và hướng dẫn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thí nghiệm. Các bản photo có thể là: bản photo có nhiều hơn hoặc ít hơn 6 bước nhưng có vẻ hợp lí (không nên sai khác quá nhiều), bản photo có đủ 6 bước nhưng xáo trộn thứ tự.

Sau khi quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn, các nhóm sẽ thảo luận để sắp xếp các bước thí nghiệm cho đúng qui trình. Tất nhiên có thể có một số yêu cầu khác nếu cần.

 Trao đổi trước giờ học

Một cuộc trao đổi sôi nổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi cho suốt giờ học. Có nhiều cách mở đầu một bài học để có bầu không khí như vậy, song cách này là một kiểu làm đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.

Có thể cho HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới, hoặc tổ chức các nhóm HS đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hàng ngày mà những ví dụ ấy sẽ được dùng cho bài học mới. (Ví dụ: bài học về môi trường, bài học về một số chất mà HS đã biết một phần qua các môn học khác như về khí O2, CO2, CaO, Al, Fe, ancol etylic, axit axetic, các loại phân bón hóa học...).

Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đoán nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học.

Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ vẽ hình mà các em tưởng tượng. Sau đó các áp-phic sẽ được treo lên tường lưu lại suốt buổi học để GV sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào một lúc nào đó…

Trong cách làm này thì những HS yếu sẽ hăng hái tham gia bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá hơn về những kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.

 Tìm sự tương ứng

Với các nội dung này, các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng lôgic hoặc nội dung môn học.

Ví dụ: so sánh các thiết bị bình kíp đơn giản, dụng cụ chưng cất phân đoạn, chưng cất thường, chưng cất lôi cuốn…, lắp ráp các ứng dụng thực tế phù hợp với tính chất các chất; tìm sự tương ứng về cấu hình electron của nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong một nhóm hoặc một chu kỳ.

 Phân loại, so sánh

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)