dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 THPT
Trên cơ sở yêu cầu lựa chọn những nội dung kiến thức có thể tổ chức hoạt động hợp tác cấu trúc Jigsaw, chúng tôi xác định một số nội dung (bài học) trong phần hoá học phi kim lớp 10 có thể vận dụng cấu trúc này, đó là:
+ Tất cả các bài luyện tập, ôn tập (chia nội dung kiến thức cần nhớ thành các chủ đề cần ôn tập, trên cơ sở đó chia các nhóm lớn, nhóm thành viên. Có bao nhiêu chủ đề ôn tập thì có bấy nhiêu TV). Nội dung kiến thức cho từng nhóm TV được thể hiện trong phiếu học tập.
+ Các bài học có nội dung kiến thức tách biệt nhau một cách tương đối: - Tính chất hoá học của clo, axit clohiđric, lưu huỳnh, hiđro sunfua, axit sunfuric,...
- Luyện tập nhóm halogen, luyện tập axit sunfuric,...
+ Các bài thực hành: tính chất hoá học của clo và hợp chất của clo, tính chất hoá học của brôm và iot, tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
Chúng tôi tiến hành xây dựng cấu trúc hoạt động học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw cho các nội dung sau:
Ví dụ 1: Bài 22 – Clo ( Hoá học 10 )
Nội dung có thể sử dụng để tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw là: phần II. Tính chất hoá học của clo.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong lớp, viết cấu hình electron của nguyên tử clo, cho biết độ âm điện của clo và nhận xét cấu hình electron lớp ngoài cùng dự đoán tính chất hoá học chủ yếu của clo.
- Tổ chức nhóm học tập, nghiên cứu các tính chất hóa học cụ thể của clo. Phần tính chất hóa học của clo có thể chia thành 3 nội dung tách biệt nhau: tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđrô, tác dụng với nước.
- GV chia lớp thành các nhóm HS, mỗi nhóm có 6 HS. 1 hoặc 2 HS được phân công nghiên cứu một nội dung và trở thành chuyên gia, trình bày nội dung nghiên cứu của mình trước nhóm hợp tác. GV yêu cầu HS trình bày nội dung nghiên cứu phải làm rõ được các vấn đề được gợi ý trong các phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1: Nghiên cứu SGK phần II – 1. Tác dụng với kim loại, quan sát GV
làm thí nghiệm: đốt Na, Fe, Cu trong khí clo và hoàn thành các yêu cầu sau: 1.Mô tả hiện tượng thí nghiệm và giải thích, viết PTHH điền vào bảng:
Tên thí nghiệm Hiện tƣợng Giải thích và viết PTHH
1. Na tác dụng với clo 2. Fe tác dụng với clo 3. Cu tác dụng với clo
2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phản ứng và xác định vai trò của clo trong 3 phản ứng trên.
3. Clo có thể phản ứng trực tiếp với những kim loại nào tạo ra sản phẩm gì, mức độ phản ứng và điều kiện xảy ra phản ứng ?
Phiếu học tập 2: Nghiên cứu SGK phần II – 2. Tác dụng với hiđrô, quan sát video
thí nghiệm và hoàn thành các yêu cầu sau:
1. Nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng. 2. Cho biết điều kiện xảy ra phản ứng.
3. Xác định số oxi hoá của hiđrô, clo và cho biết vai trò của clo trong phản ứng. 4. Nêu kết luận về khả năng phản ứng của clo.
Phiếu học tập 3: Nghiên cứu SGK phần II – 3. Tác dụng với nước,quan sát GV làm
thí nghiệm và hoàn thành các câu hỏi sau :
1. Viết PTHH và xác định vai trò của clo trong phản ứng.
2. Tại sao phản ứng của clo với nước là phản ứng thuận nghịch ?
3. Vì sao nước clo hoặc clo ẩm có tính tẩy màu trong khi khí clo khô không có tính chất này ?
- GV yêu cầu các nhóm phân công cho các thành viên trong nhóm chuyên gia trình bày về một nội dung trong phiếu học tập cho nhóm hợp tác. Các nội dung trình bày, phương pháp trình bày đều được thảo luận và thống nhất trong nhóm chuyên gia. - GV giải đáp thắc mắc của các nhóm (nếu có) và tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng theo cá nhân, nội dung bài tập vận dụng gồm các phần kiến thức đã thảo luận vào cuối buổi học (5 phút).
- Trong quá trình thảo luận chung cả lớp, GV có thể ghi lên bảng hoặc chiếu các kiến thức cơ bản cần nhớ theo nội dung để HS dễ theo dõi, hệ thống tốt những kiến thức cơ bản trọng tâm và có thể ghi chép vào vở.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Họ và tên:………Lớp 10…..Thời gian 5 phút
Câu 1: Phương trình hoá học nào biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ
cháy trong khí clo?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2 FeCl3 B. Fe + Cl2 → FeCl2
C. 3Fe + 4Cl2 → FeCl2 + 2FeCl3 D. Fe + Cl2 → FeCl3
Câu 2: Clo không phản ứng với dãy chất nào sau đây ?
A. Cu, Fe B. Na, Al C. H2O, H2 D. O2, Pt, Au
Câu 3: Phản ứng của khí Cl2 với khí H2 xảy ra trong điều kiện nào sau đây ?
A. Nhiệt độ thấp dưới 0oC B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25oC C. Có chiếu sáng D. Trong bóng tối
Câu 4 : Clo thể hiện tính oxi hoá mạnh khi phản ứng với những chất nào?
A. kim loại B. Hiđrô C. Nước D. Kim loại và hiđrô
Câu 5: Clo ẩm có tác dụng tẩy màu, là do :
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. Tạo thành axit clohiđric có tính tẩy màu.
D. Phản ứng tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tẩy màu.
- GV chiếu đáp án cho HS tự đánh giá bài làm của mình trong khoảng 1 phút. - Yêu cầu HS nộp bài cho GV kiểm tra lại và tính điểm trung bình chung của cả lớp, từ đó tính chỉ số cố gắng của các TV và của cả nhóm. Kết quả điểm số sẽ được thông báo trước lớp ở tiết học sau.
-
Ví dụ 2: Bài 27 – Bài thực hành số 2 : Tính chất hoá học của khí clo và hợp chất của clo ( Hoá học 10 )
1. GV nêu yêu cầu, nội dung nghiên cứu : (30 giây) - Thực hiện các thí nghiệm nhằm :
+ Chứng minh tính tẩy màu của khí clo ẩm + Phân biệt các dung dịch axit, muối, bazơ.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất đảm bảo an toàn, chính xác.
2.Tổ chức các nhóm học tập:
- Chia nhóm : (thực hiện từ tiết trước)
+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, 3 HS sẽ nghiên cứư một phiếu học tập và trở thành nhóm chuyên gia.
+ Bầu chọn nhóm trưởng
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của các nhóm HS ( 3 phút).
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm : phát cho mỗi nhóm 2 phiếu học tập 1 và 2.
PHIẾU HỌC TẬP 1 Các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập 7 phút
Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo – Tính tẩy màu của khí clo ẩm
- Dụng cụ : ống nghiệm khô, nút cao su, băng tẩm giấy quỳ ẩm. - Hoá chất : tinh thể KMnO4 , HCl đặc.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP VẬN DỤNG
Mỗi đáp án đúng được 2 điểm
- Cách tiến hành thí nghiệm :
+ Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4 , nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch HCl đặc.
+ Đậy nhanh ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm. Câu hỏi :
1. Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các PTHH ?
2. Có thể dùng dung dịch axit HCl loãng (10% - 20%) để điều chế khí clo được không ? Vì sao ?
3. Người ta có thể thay các hoá chất nào để điều chế khí clo ở trên ?
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Hiện tượng thí nghiệm:
+ Có khí màu vàng lục (Cl2) bay lên tiếp xúc với ;
+ Băng giấy màu ẩm mất màu. Do có phản ứng clo tác dụng với nước tạo axit HClO có tính oxi hoá mạnh :
Cl2 + H2O → HCl + HClO
- PTHH: 2KMnO4 + 16 HCl → 2KCl + 2 MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
2. Không dùng dung dịch axit HCl loãng 10% - 20% để điều chế khí clo vì HCl loãng phản ứng với KMnO4 rất chậm.
3. Người ta có thể thay KMnO4 bằng các chất oxi hoá khác như MnO2, KClO3 , K2Cr2O7.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập 7 phút Thí nghiệm 2 : Điều chế axit clohiđric – Phân biệt các dung dịch
1. Điều chế axit clohiđric
- Dụng cụ : ống nghiệm khô, giá đỡ thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, nước cất, nút cao su, băng tẩm giấy quỳ ẩm, bông, ống hút.
- Hoá chất : tinh thể NaCl, H2SO4 đặc, NaOH. - Cách tiến hành thí nghiệm :
+ Cho vào ống nghiệm (1) chịu nhiệt một ít muối ăn khô. + Rót axit H2SO4 đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn.
+ Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) chứa khoảng 8ml nước cất .Đun cẩn thận ống nghiệm(1), khi sủi bọt mạnh thì dừng đun.
+ Nhúng giấy quỳ ẩm vào dung dịch trong ống nghiệm (2). Câu hỏi :
1. Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các PTHH?
2. Có thể dùng dung dịch NaCl bão hoà để điều chế và thu HCl được không ? Vì sao ?
3. Có thể điều chế HBr, HI bằng cách cho KBr, KI tác dụng với H2SO4 đặc không ? Vì sao ?
2. Phân biệt các dung dịch riêng biệt : HCl, HNO3, NaCl
- Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, ống nhỏ giọt, bình đựng hoá chất. - Hoá chất : dung dịch HCl, HNO3, NaCl, giấy quỳ tím, dung dịch AgNO3
- Cách tiến hành thí nghiệm : Chia lớp thành các nhóm.
+ Các nhóm thảo luận thống nhất hoá chất dụng cụ cần lựa chọn phân biệt các dung dịch trên.
+ Các nhóm tiến hành thí nghiệm phân biệt, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Điều chế axit clohiđric
Câu 1: Hiện tượng quan sát được:
+ Bọt khí xuất hiện ở ống nghiệm rồi tan ngay + Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ
Phương trình phản ứng : NaCl (r) + H2SO4 đ → HCl (k) + NaHSO4 (r)
Câu 2: Không dùng dung dịch NaCl bão hoà để điều chế vì dung dịch muối sẽ làm
loãng axit H2SO4, HCl sinh ra tan vào dung dịch nên ta không thu được khí HCl.
Câu 3: Không thể điều chế HBr, HI bằng cách cho KBr, KI tác dụng với H2SO4 đặc
vì khi đó xảy ra các phản ứng :
KBr + H2SO4 đ → Br2 + SO2 + H2O KI + H2SO4 đ → I2 + SO2 + H2O
2. Phân biệt các dung dịch : HCl, HNO3, NaCl
+ Dùng giấy quỳ tím để nhận ra dung dịch HCl làm đỏ quỳ tím
+ Nhỏ dung dịch AgNO3 vào hai ống nghiệm còn lại để nhận ra dung dịch NaCl
có kết tủa trắng xuất hiện
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
- Các nhóm chuyên gia làm việc để đưa ra câu trả lời cho phiếu học tập của mình với thời gian 7 phút.
- Thảo luận nhóm hợp tác với thời gian 10 phút : các chuyên gia sẽ lần lượt trình bày những phần nội dung kiến thức do mình phụ trách, các TV còn lại trong nhóm lắng nghe, nêu thắc mắc, trao đổi để đảm bảo tất cả các thành viên của nhóm cùng hiểu hết nội dung trong 2 phiếu học tập.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thảo luận và hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn, hỏi các nhóm có cần thêm thời gian thảo luận không ?...
1.Báo cáo kết quả hoạt động nhóm (15 phút)
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp giữa các nhóm với nhau 5 phút
- GV gọi ngẫu nhiên TV bất kì của nhóm làm thí nghiệm hay trả lời câu hỏi của GV, của các HS nhóm khác về nội dung học tập liên quan.
- GV chỉnh lý, bổ sung và ghi lên bảng những nội dung cơ bản cần nhớ. 4. Tổ chức cho HS làm bài tập kiểm tra cá nhân
- GV phát đề kiểm tra cho từng HS.
BÀI KIỂM TRA
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1: Để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm người ta không cho HCl đặc tác
dụng với chất nào sau đây :
A. KMnO4 B. MnO2 C. NaOH D. KClO3
Câu 2 :a) Khí clo độc, để hạn chế lượng khi clo thoát ra ngoài không khí khi tiến
hành thí nghiệm ta cần chú ý thao tác nào?
b) Khi dừng thí nghiệm điều chế HCl ta cần chú ý thao tác nào ?
Câu 3 : Trong phản ứng sau : Cl2 + H2O HCl + HClO. Phát biểu nào sau đúng ?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử
C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử D. Nước đóng vai trò chất khử
Câu 4: Phương pháp phân biệt các dung dịch sau : HCl, NaNO3, KCl, HNO3.
- Yêu cầu HS thực hiện bài kiểm tra với thời gian 5 phút. 5. Đánh giá kết quả hoạt động nhóm.
- GV giớí thiệu đáp án để HS tự chấm bài của mình (2 phút)
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1(1đ): Đáp án : D. KClO3
Câu 2 (3đ):a) Khí clo độc, để hạn chế lượng khi clo thoát ra ngoài không khí khi
tiến hành thí nghiệm ta cần chú ý thao tác đậy nhanh nút cao su vào miệng ống nghiệm sau khi đã cho xong hoá chất.
b) Khi dừng thí nghiệm điều chế HCl ta phải tháo ống nghiệm (2) trước, sau đó tắt đèn cồn để nước không dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống nghiệm.
Câu 3(1đ) : Đáp án : C.
Câu 4(5đ): Phương pháp phân biệt các dung dịch sau: HCl, NaNO3, KCl, NaBr,
HNO3.
- Chọn đúng thuốc thử : 1,5 điểm ( mỗi thuốc thử 0,75 đ) - Hiện tượng đúng 2 điểm ( 1 đ/ 1 hiện tượng)
- Viết đúng phương trình 1,5 đ(0,5 đ/1 PTHH) Để phân biệt các dung dịch : HCl, HNO3, KCl, NaBr
HCl HNO3 KCl NaNO3 NaBr
Quỳ tím Đỏ Đỏ Không đổi
màu Không đổi màu Không đổi màu Dung dịch AgNO3 AgCl↓ trắng Không hiện tượng AgCl↓ trắng Không hiện tượng AgBr↓ vàng nhạt
- Các PTHH: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3