dh phần hóa học phi kim lớp 10 THPT
Để tổ chức hoạt động học hợp tác theo cấu trúc STAD có hiệu quả, ta lựa chọn những nội dung kiến thức mới, các khái niệm, kĩ năng cần hình thành trong bài học, các kiến thức nhỏ, từng phần, cần làm rõ nét bản chất của khái niệm. Trong phần hoá học phi kim lớp 10 có thể vận dụng cấu trúc STAD tổ chức hoạt động với các nội dung sau:
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng cấu trúc hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc STAD của Slavin cho các nội dung sau:
Ví dụ 1: Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit (SO2).
Tổ chức hoạt động:
- GV nêu nhiệm vụ học tập: tìm hiểu để nắm vững tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit (SO2).
- Chia nhóm học tập: 2 đến 4 HS trong 1 bàn thành 1 nhóm
- GV tổ chức cho HS đọc tài liệu theo cá nhân, dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập sau (5 phút)
Phiếu học tập : Nghiên cứu phần II. Tính chất hoá học SGK trang 136. Em hãy
cho biết :
1. SO2 thuộc loại hợp chất vô cơ nào đã học.
Stt Nội dung Bài học Chƣơng
1. Tính chất hoá học của axit clohiđric 23 5
2. Luyện tập nhóm halogen 26 5
3. Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit 32 6
4. Tính chất hoá học của hiđro sunfua 32 6
5. Tính chất hoá học của axit sunfuric 33 6
6. Sản xuất axit sunfuric 33 6
2. Nêu tính chất hoá học chung của oxit axit. Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất đó.
3. Khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ có thể cho những loại muối nào ? 4. Xác định số oxi hoá của S trong phân tử SO2. Dựa vào các mức oxi hoá của S em hãy giải thích tại sao SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
5. Hoàn thành các phương trình hóa học sau và xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng ?
a) SO2 + H2O + Br2 → b) SO2 + H2S →
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập (4 phút)
- GV tổ chức cho HS thảo luận lớp: yêu cầu mỗi nhóm HS trình bày câu trả lời cho 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chỉnh lí cuối cùng.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng lần 1, lần 2. GV chiếu đáp án, yêu cầu HS tự đánh giá, chỉnh sửa (bằng bút khác màu). GV thu bài và đánh giá mức độ cố gắng của cá nhân, nhóm.
BÀI TẬP VẬN DỤNG 1
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1: Sục 1 lượng dư khí SO2 vào dung dịch brom, sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
A. không có hiện tượng gì B. dung dịch bị vẩn đục
C. dung dịch chuyển sang màu vàng D. dung dịch mất màu
Câu 2 : Lưu huỳnh đioxit có thể tác dụng với nhóm chất nào sau đây?
A.H2O,Fe2O3, CO2 B. H2O, NaOH, Na2O C. O2, H2O, NaCl D. NaOH, Na2O
Câu 3 : Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây ?
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm B. SO2 làm mất màu nước brôm C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 có tính oxi hóa và tính khử
Câu 4 : Phản ứng hóa học chứng tỏ SO2 là chất oxi hóa :
A. 2H2S + SO2 3S + 2H2O B. SO2 + CaO CaSO3
C. SO2 + Cl2 + 2H2O 2HCl + H2SO4 D. SO2 + NaOH NaHSO3
Câu 5 : Dẫn khí SO2 vào dung dịch axit sunfuhiđric dung dịch bị vẩn đục màu vàng
A. SO2 + H2O → H2SO3 B. SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O D. SO2 + H2S → SO3 + H2O
BÀI TẬP VẬN DỤNG 2
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1: SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2
A. S có mức oxi hóa trung gian B. S có mức oxi hóa cao nhất
C. S có mức oxi hóa thấp nhất D. S còn có 1 đôi electron tự do
Câu 2 : Phản ứng hóa học chứng tỏ SO2 là chất khử :
A. 2H2S + SO2 3S + 2H2O B. SO2 + CaO CaSO3
C. SO2 + Cl2 + 2H2O 2HCl + H2SO4 D. SO2 + NaOH NaHSO3
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng : SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 X + Y + Z . Hỏi X , Y ,
Z là chất nào trong dãy sau ?
A. K2SO4 ; H2SO4 ; Cr2O3 B. CrSO4 ; KHSO4 ; H2O C. K2SO4 ; Cr2(SO4)3; H2SO4 D. K2SO4 ; Cr2(SO4)3 ; H2O
Câu 4: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì cần sục hỗn hợp vào
dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch Br2 (dư) B. Dung dịch Ba(OH)2 (dư) C. Dung dịch Ca(OH) (dư) D. Dung dịch NaOH (dư)
Câu 5 : Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9
M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ?
A. 24,5 g B. 34,5 g C. 14,5 g D. 44,5 g
Ví dụ 2: Sản xuất axit sunfuric
Tổ chức hoạt động:
- GV nêu nhiệm vụ học tập: tìm hiểu để nắm vững các giai đoạn sản xuất axit sunfuric
- Chia nhóm học tập: 2 đến 4 HS trong 1 bàn thành 1 nhóm
- GV tổ chức cho HS đọc tài liệu theo cá nhân, dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu học tập sau (5 phút)
Phiếu học tập : Nghiên cứu mục I. 4. Sản xuất axit sunfuric trang 142 SGK và thảo
luận nhóm trả lời các câu hỏi sau ?
2. Axit sunfuric được sản xuất theo phương pháp trên qua mấy giai đoạn chính? 3. Tại sao khi sản xuất axit sunfuic người ta không dùng phản ứng cho SO3 tác dụng với H2O mà dùng H2SO4 đậm đặc 98% hấp thu SO3. sau đó pha loãng bằng nước thích hợp.
BÀI TẬP VẬN DỤNG 1
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1: Phản ứng nào dưới đây không phải là một trong những phản ứng xảy ra
trong quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp? A. 2 SO2 + O2 2 SO3 B. S + O2 SO2
C. SO3 + H2O H2SO4 D. 2 H2S + 3 O2 2 SO2 + 2 H2O
Câu 2: Quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp
xúc có mấy giai đoạn chính :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Để sản xuất lưu huỳnh đioxit người ta thường đi từ nguyên liệu ban đầu là :
A. lưu huỳnh B. Quặng pirit
C. Lưu huỳnh và quặng pirit D. Quặng hematit và lưu huỳnh.
Câu 4: Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất
axit sunfuric bằng phương pháp tiếp xúc.
BÀI TẬP VẬN DỤNG 2
Họ tên :………Lớp 10….Thời gian 5 phút
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng điều chế axit sunfuric sau : S → SO2 → A → H2SO4 .
Hỏi A là chất nào trong nhứng chất sau ?
A. H2S B. SO3 C. S D. FeS2
Câu 2: Đốt cháy m gam quặng Pirtit sắt thì thu được 44,8 lít khí (đktc). Biết hiệu
suất của phản ứng là 80%. Giá trị của m là
A. 88 gam B. 150 gam C. 120 gam D. 96 gam
Câu 3: Giả sử hiệu suất của các phản ứng đều đạt 100% thì khối lượng H2SO4 sản
xuất được từ 1,6 tấn quặng chứa 60% FeS2 là bao nhiêu tấn ? A. 1,568 tấn B. 1,725 tấn C. 1,200 tấn D. 6,320 tấn
Câu 4: Điều kiện của phản ứng : SO2 + ½ O2 → SO3 là:
C. Ánh sáng, V2O5 D. 450 – 5000C, V2O5