- Từng cặp hỏi và trả lời. Chẳng hạn: Thỏ chạy nh thế nào? Thỏ chạy rất nhanh Hoặc: Thỏ chạy nh thế nào?
Thỏ chạy vừa nhẹ vừa nhanh
- GV Kết luận: Muốn trả lời đúng đợc câu hỏi về các loài vật, các em phải hiểu rõ đặc điểm của chúng.
3. 2 Phơng pháp dạy kiểu bài lý thuyết về câu
3. 2. 1 Dạy kiểu bài các thành phần câu:
Nội dung dạy học về thành phần câu ở lớp 4 bao gồm: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Trong đó chủ ngữ, vị ngữ đợc dạy lồng ghép trong các bài học về câu chia theo mục đích nói (câu kể Ai là gì, Ai làm gì, Ai thế nào)
Khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học là một cái gì đó trừu tợng và mang tính khái quát cao. Để học sinh nắm đợc khái niệm đó cách tốt nhất là để các em phát hiện ra chúng bằng con đờng giải các bài tập.Việc giải các bài tập đối với các em là rất quen thuộc vì ở lớp 2, 3 các em đã làm thành thạo. Chính vì thế để dạy tốt các thành phần câu giáo viên cần sử dụng một hệ thống bài tập để huy động vốn kiến thức của các em đã học ở các lớp dới. Sau đây chúng tôi sẽ đa ra một hệ thống bài tập theo trình tự.
- Bài tập hình thành khái niệm. - Bài tập củng cố khái niệm.
- Bài tập tạo lời.
- Bài tập ôn tập khái niệm.
3. 2. 1. 1 Loại bài tập hình thành khái niệm Chúng ta tiến hành theo các bớc:
Bớc 1: Tạo lập ngữ liệu
Ngữ liệu phải phù hợp nội dung bài học, tức là phải tiêu biểu và chứa hiện tợng ngôn ngữ cần hình thành khái niệm.
- Ngữ liệu có thể do học sinh tự tạo thông qua câu hỏi của giáo viên hoặc trên cơ sở gợi ý của giáo viên, cũng có thể giáo viên đa ra ngữ liệu.
Bớc 2: Phân tích ngữ liệu
Khoá luận tốt nghiệp
Muốn học sinh phân tích đợc ngữ liệu giáo viên phải đa ra đợc hệ thống câu phù hợp. Câu hỏi phải không quá dễ để kích thích hứng thú của học sinh, cũng không quá khó để học sinh không bị chán nản.
Bớc 3: Đa ra thuật ngữ, nêu lên mối quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm.
Ví dụ 1:
Bài: Vị ngữ trong câu kể Ai- thế nào
Mục tiêu của bài này là giúp học sinh nắm đợc đặc điểm của vị ngữ trong câu Ai thế nào, vị ngữ do cụm từ nào tạo thành.
- Rèn kĩ năng đặt câu và xác định thành phần vị ngữ trong câu Ai- thế nào
1. Em hãy thêm bộ phận còn thiếu để tạo thành câu kiểu Ai- thế nào
a) Trời càng về khuya, cảnh vật. .. b) Câu chuyện Dế mèn phiêu l“ u kí. .. ”
c) Chủ tịch Hồ Chí Minh. ..
2. Xác định chủ ngữ vị ngữ của câu trên. 3. Vị ngữ của câu trên diễn đạt ý gì?
4. Cho biết vị ngữ do những từ ngữ nào tạo thành. Đánh dấu nhân vào trớc ý mà em cho là đúng:
… Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ)
… Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ)
… Do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)
ở ví dụ trên, bài 1 chính là bài tạo ngữ liệu, bài 2, 3, 4 là bài phân tích ngữ liệu. Sau khi học sinh hoàn thành các bài tập này ở phiếu bài tập, giáo viên đa ra câu hỏi: Ai có thể nêu đặc điểm của vị ngữ trong câu kể trong câu kể Ai thế nào?
Bài tập này giúp học sinh có thể dễ dàng đa ra thuật ngữ nhờ bài tập 3, 4.
Ví dụ 2: Bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
Mục tiêu:
- Học sinh biết đợc ý nghĩa các trạng ngữ chỉ thời gian trong câu - Biết đợc trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào
1. Thêm trạng ngữ phù hợp cho các câu sau: a) Khi. .. , trăm hoa đua nở.
b) Hoa phợng vĩ nở đỏ rực khắp sân trờng khi. ..