Biến chứng và di chứng

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít” (tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương (Trang 73 - 80)

- Phần lớn các bệnh nhân nghiên cứu được phẫu thuật với 3 đường rạch ra và niêm mạc (46,0%); các bệnh nhân được sử dụng 2 đường rạch cũng hay gặp

4.3.4. Biến chứng và di chứng

Nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 3.26 cho thấy chỉ có 3 di chứng để lại sau khi bị chấn thương gãy xương GMCT và cũng gặp tỷ lệ rất ít đó là rối loạn cảm giác (4,8%), song thị (3,2%) và giảm thị lực (1,9%).

Sau 3 tháng tái khám thì các di chứng này có giảm đi rất đáng kể, chỉ còn 1 bệnh nhân bị rối loạn cảm giác (tê bì vùng môi trên má bên tổn thương) và 1 bệnh nhân thị lực còn kém.

Kết quả này chứng tỏ sau khi bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nắn chỉnh kết xương thì các dấu hiệu tổn thương liên quan đến mắt và thần kinh được phục hồi và cải thiện tốt.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 63 Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật gãy xương GMCT bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Đặc điểm chung

- Chấn thương gãy xương GMCT gặp chủ yếu là nam giới (chiếm 93,7%) - Tuổi hay bị chấn thương là lứa tuổi trẻ từ 19 đếm 39 tuổi (chiếm 71,4%. Tuổi trung bình là 29,65 ± 10,44

- Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông (chiếm 92,1%) - Bệnh nhân bị chấn thương phần lớn là nghề làm ruộng (chiếm 52,3%)

* Đặc điểm về lâm sàng

- Hầu hết các bệnh nhân bị gãy xương GMCT đều có triệu chứng đau chói khi ấn điểm gãy (95,2%).

- Các triệu chứng khác như: sưng nề bầm tím quanh ổ mắt và xuất huyết kết mạc cũng gặp ở phần lớn các bệnh nhân (82,5%).

- Các triệu chứng hay gặp như: mất liên tục bờ dưới ổ mắt chiếm 77,8%, lõm cung gò má là 69,8%, vết thương phần mềm vùng hàm mặt chiếm 66,7%,

mất liên tục bờ ngoài ổ mắt và há miệng hạn chế là 65,1%, lõm bẹt gò má chiếm 69,8%.

- Một số triệu chứng ít gặp như: Rối loạn thần kinh V2 chiếm 12,7%, song thị và hạn chế vận nhãn đều có tỷ lệ 9,5%.

* Đặc điểm về Xquang

- Tổn thương bên phải và bên trái gần bằng nhau (47,7% và 46%) - Về phân loại gãy xương thường gặp 3 loại gãy:

+ Gãy thân xương gò má xoay ra ngoài chiếm 28,6% + Gãy thân xương gò má không xoay là 27%

+ Gãy thân xương gò má xoay vào trong chiếm 22,2%

- Gãy xương GMCT thường kết hợp với các tổn thương kết hợp, trong đó tổn thương xoang hàm gặp nhiều (79,4%), gãy xương GMCT đơn thuần chỉ gặp 17,5%.

* Phương pháp điều trị và kết quả

- Phần lớn các bệnh nhân được phẫu thuật trong tuần đầu kể từ khi bị chấn thương (chiếm 88,9%)

- Các đường mổ sử dụng nhiều trong phẫu thuật gãy xương GMCT là 3 đường: + Đường chân tóc mai (77,85%)

+ Đường bờ mi dưới (73%) + Đường đuôi cung mày (71,4%)

Đó cũng là 3 vị trí đặt nẹp vít cố định xương GMCT: cung gò má, sàn ổ mắt và bờ ngoài ổ mắt

- Số bệnh nhân phải dùng 3 nẹp trong phẫu thuật kết xương GMCT chiếm tỉ lệ cao nhất là 36,5%, sử dụng 2 nẹp và nhiều hơn 3 nẹp hay gặp bằng nhau là 23,8%

- Kết quả điều trị khi Bệnh nhân ra viện (kết quả gần) đạt tỷ lệ tốt là 81%, khá chiếm 19%.

-Bệnh nhân được mổ trong tuần đầu có kết quả tốt cao hơn nhiều (87,5%) so với các bệnh nhân mổ sau 7 ngày (28,6%).

- Kết quả sau 3 tháng có phần cải thiện tốt hơn: kết quả tốt đạt 88,5%, không có kết quả kém.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương GMCT bằng nẹp vít, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:

- Nguyên nhân chủ yếu của chấn thương nói chung và của gãy xương GMCT là do tai nạn giao thông, vì vậy để phòng ngừa chấn thương không chỉ là vấn đề của y tế mà còn là vấn đề xã hội. Cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của mọi người dân về an toàn giao thông một các sâu rộng, xử phạt phải nghiêm khắc và minh bạch để mọi người tự ý thức được việc thực hiện luật an toàn giao thông cũng là một văn hóa của con người.

- Phương pháp điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít có kết quả điều trị tốt trong gãy xương GMCT, Bệnh nhân được phẫu thuật sớm có ý nghĩa quyết định đến kết quả điều trị rất nhiều, thêm nữa là bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (chuyên khoa đầu ngành răng hàm mặt) quá tải bệnh nhân, khoảng cách nhiều tỉnh lên Hà Nội xa. Vì vậy cần triển khai rộng rãi phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít trong gãy xương GMCT ở tuyến tỉnh, thành phố để

nâng cao chất lượng điều trị, giúp bệnh nhân ở các địa phương được thuận tiện khi bị chấn thương.

- Nghiên cứu của chúng tôi chỉ là những đóng góp nhỏ trong một lĩnh vực hẹp của chấn thương, cần phải có các nghiên cứu của các chuyên ngành khác như mắt, tai mũi họng và chấn thương chỉnh hình tại địa bàn để góp phần điều trị và khắc phục các biến chứng và di chứng trong chấn thương.

Ảnh BN Phạm Đình T (Số BA 3229) Trước mổ, khi ra viện và sau 3 tháng

Ảnh BN Nguyễn Văn H (Số BA 3803) Tước mổ, khi ra viện và sau 3 tháng

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít” (tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w