0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP BẰNG NẸP VÍT” (TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 -29 )

- Đường trán thái dương( coronal)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Gồm các bệnh nhân bị gãy xương GMCT được điều trị phẫu thuật kết hợp xương tại khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2013.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân bị gãy xương GMCT mới chưa tạo can xương chắc hoặc chưa tạo khớp giả (không quá 3 tuần kể từ khi bị chấn thương ) có chỉ định phẫu thuật kết xương.

- Bệnh nhân có chẩn đoán xác định gãy xương GMCT có chỉ định phẫu thuật kết xương. Có thể kết hợp với các chấn thương khác hoặc chấn thương sọ não đã ổn định, cho phép gây mê và phẫu thuật.

- Bệnh nhân đồng ý hợp tác điều trị và nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân gãy xương GMCT cũ đã can xương chắc hoặc khớp giả. - Bệnh nhân bị chấn thương sọ não kết hợp chưa ổn định hoặc kèm bệnh lý toàn thân chưa cho phép gây mê và phẫu thuật an toàn.

- Bệnh nhân không đồng ý hợp tác điều trị và nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Chúng tôi thực hiện đề tài bằng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.

* Thu thập thông tin: Chúng tôi thu thập thông tin bằng trực tiếp khám bệnh nhân, làm hồ sơ Bệnh án, tham gia điều trị và phẫu thuật. Khi BN ra viện hẹn khám lại sau 3 tháng và trực tiếp lấy số liệu khi tái khám. Nhập đầy đủ thông tin vào mẫu hồ sơ nghiên cứu của từng BN.

* Phương pháp chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu theo mục đích. Cỡ mẫu dự kiến khoảng từ 30 - 50 Bệnh nhân.

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

Những thống kê chung về mẫu nghiên cứu

- Thống kê theo tuổi, giới tính, nghề nghiệp. - Nguyên nhân chấn thương.

- Các triệu chứng cơ năng: + Đau vùng gò má cung tiếp

+ Tê bì má, cánh mũi, môi trên cùng bên tổn thương. + Hạn chế há miệng.

+ Nhìn đôi.

- Triệu chứng thực thể:

+ Sự biến dạng mặt, mất cân đối vùng gò má hai bên. + Sưng nề, bầm tím quanh ổ mắt.

+ Điểm đau chói cố định ở cung tiếp, bờ dưới ổ mắt, bờ ngoài ổ mắt, mỏm gò má hàm, thân xương gò má.

+ Sự mất liên tục bờ xương, lồi lõm bậc thang, di lệch bất thường ở cung tiếp, bờ dưới ổ mắt, bờ ngoài ổ mắt.

+ Vận động hàm dưới, mức độ há miệng. + Sai lệch khớp cắn.

+ Chảy máu mũi. +Vận động nhãn cầu.

+ Vết thương phần mềm vùng mặt.

- Khám toàn thân xác định những tổn thương kết hợp. + Gãy xương hàm trên.

+ Gãy xương hàm dưới. + Chấn thương sọ não. + Gãy xương mũi.

+ Tổn thương xoang hàm.

+ Các chấn thương toàn thân khác. + Bệnh lý toàn thân.

2.2.2. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong gãy xương gò má cung tiếp

2.2.2.1. Chụp X quang qui ước :

Tất cả các BN đều được chụp phim X quang quy ước - Phim Blondeau

- Phim Hirtz.

Nếu BN trên lâm sàng có nghi ngờ gãy xương hàm dưới, hàm trên thì được chụp thêm phim thẳng mặt, nghiêng mặt hoặc /và phim Panorama.

2.2.2.2. Chụp cắt lớp vi tính

Đa số các BN trong mẫu nghiên cứu đều được chụp X quang cắt lớp vi tính sọ mặt . Chúng tôi so sánh kết quả về vị trí, mức độ, tính chất tổn thương và độ phù hợp giữa chẩn đoán LS và Hình ảnh X quang.

2.2.3.Phân loại gãy xương được dùng trong nghiên cứu

Chúng tôi dựa vào phân loại của Knight và North (1961). Và trên thực tế chúng tôi phân làm 6 loại:

- Loại 1: Gãy thân xương gò má không di lệch. - Loại 2: Gãy cung tiếp đơn thuần.

Loại này chia 4 nhóm: + Gãy lõm hình chữ V + Gãy lồi

+ Gãy chồng lên nhau + Gãy có mảnh rời thứ 3 - Loại 3: Gãy thân xương gò má không xoay.

- Loại 4 :Gãy thân Xương gò má xoay vào trong. - Loại 5: Gãy thân Xương gò má xoay ra ngoài. - Loại 6: Gãy nhiều đường phức tạp.

2.2.4. Phương pháp điều trị phẫu thuật kết xương GMCT

2.2.4.1 Phương tiện phẫu thuật

Dụng cụ:

-Bộ mổ xương hàm mặt

- Máy khoan xương và các loại mũi khoan… - Tách xương các cỡ, móc xương, đục xương… - Tuốc nơ vít, kìm uốn nẹp, kìm cắt nẹp …

Vật liệu: Sử dụng nẹp và vít titanium loại mini, nẹp dày 1mm, dạng thẳng hay chữ L. Vít có đường kính 2mm, chiều dài vít tuỳ theo độ dày của xương.Chỉ thép đường kính 0.4-0.5mm.

Hình2.1. Bộ mổ xương hàm mặt

Hình2.2. Các loại nẹp vít mini 2.2.4.2. Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP BẰNG NẸP VÍT” (TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 -29 )

×