- Phần lớn các bệnh nhân nghiên cứu được phẫu thuật với 3 đường rạch ra và niêm mạc (46,0%); các bệnh nhân được sử dụng 2 đường rạch cũng hay gặp
4.3.2. Về phương pháp điều trị
* Về đường rạch sử dụng trong phẫu thuật
- Trong 63 bệnh nhân nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật với nhiều đường rạch da và niêm mạc để vào ổ gãy như: Đường chân tóc mai ( 77,85), đường bờ mi dưới (73,0%), đường đuôi cung mày (71,4%). Kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của Đoàn Kim Hoa (2012) có tỷ lệ đường mổ ở chân tóc mai là 79%, đường bờ mi dưới là 53,75% [12], thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn (2009) có tỷ lệ đường rạch ở ngang cung tiếp là 91,7% , bờ dưới ổ mắt là 91,7%, đường bờ ngoài ổ mắt là 81,1% [22].
Những bệnh nhân bị gãy trụ gò má hàm trên chúng tôi sử dụng đường rạch trong niêm mạc ngách miệng, hàm trên bên gãy (Cadl Well luc) chiếm 14,3%. Ngoài ra khi có tổn thương xương gàm dưới phối hợp chúng tôi còn sử dụng đường rạch khác như đường bờ dưới góc hàm (4,8%) và đường ngách tiền đình hàm dưới (6,4%).
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trong phẫu thuật gãy xương GMCT có 3 đường mổ thường được sử dụng để đặt nẹp vít kết xương là: Đường chân tóc mai, đường bờ mi dưới và đường đuôi cung mày.
* Về số lượng đường rạch trong phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 3.13 và biểu đồ 3. cho thấy phần lớn các bệnh nhân nghiên cứu được phẫu thuật với 3 đường mổ (46%), có 25,4% bệnh nhân có 2 đường mổ, chỉ sử dụng 1 đường mổ chiếm 15,9%. Gặp ít nhất là các bệnh nhân phải sử dụng nhiều hơn 3 đường mổ (12,7%). Kết quả này cũng phù hợp tình trạng bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương vì những bệnh nhân bị gãy quá phức tạp phải sử dụng nhiều
đường mổ thường kèm theo với các chấn thương nặng chúng tôi đã chuyển lên tuyến trung ương.
* Về vị trí đặt nẹp cố định xương
Kết quả tại bảng 3.14 cho thấy phần lớn các bệnh nhân của chúng tôi nghiên cứu phải cố định ở 3 vị trí trên xương như: Cung gò má (77,8%), bờ dưới ổ mắt (73), bờ ngoài ổ mắt (71,4%). Kết quả này gần tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thế Hanh (2006) có tỷ lệ cung tiếp là 68,75%, bờ dưới ổ mắt là 48,43%, bờ ngoài ổ mắt là 82,8% [10].
Một số vị trí khác ít gặp hơn như: Xương gò má (15,9%), trụ gò má hàm trên (14,3%. Khi có tổn thương trụ gò má hàm trên phải đặt nẹp vít cố định vì đây là cột chống đỡ khối xương gò má vững chắc nhất, được thể hiện bằng đường mổ trong miệng (Cadl Well luc).
Trong gãy xương GMCT thường bị tổn thương ở các vị trí tiếp khớp của xương gò má với các xương lân cận như với xương trán ở trụ gò má – trán, xương thái dương ở cung tiếp, xương hàm trên ở bờ dưới ổ mắt. Các vị trí này phải đặt nẹp vít cố định xương để xương gò má ở vị trí giải phẫu vững chắc.
* Về số lượng nẹp vít
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.15 cho thấy phần lớn các bệnh nhân bị gãy xương GMCT phải dùng từ 2 nẹp trở lên. Trong đó số bệnh nhân dùng 3 nẹp chiếm tỷ lệ cao nhất (36,5%), chỉ có 10 bệnh nhân sử dụng 1 nẹp chiếm 15,9% do gãy cung tiếp đơn thuần và gãy thân xương gò má không di lệch.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn (2009) cho thấy bệnh nhân dùng 3 ÷4 nẹp có tỷ lệ 58,3% [22]; Nguyễn Thế Hanh có tỷ lệ dùng 1 nẹp là 17,2%, 2 nẹp là 35,9%, hơn 3 nẹp là 46,9% [10].
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các bệnh nhân bị gãy xương GMCT thường gãy cả 3 vị trí tiếp khớp của xương gò má với xương hàm trên (trụ gò má hàm trên) cũng có thể bị tổn thương (14,3%). Vì vậy trong phẫu thuật nắn chỉnh
cố định xương GMCT bị gãy ta phải đặt nẹp ở tất cả các vị trí gãy để nâng đỡ và cố định xương GMCT đúng vị trí giải phẫu để xương liền tốt và đảm bảo về mặt chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
* Về thời gian phẫu thuật
Qua nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.16) cho thấy đa số các bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian ít hơn 1 giờ (63,5%), số bệnh nhân còn lại chúng tôi cũng phẫu thuật trong khoảng thời gian từ 1 ÷2 giờ (36,5%).
Có kết quả này bởi vì chúng tôi chuẩn bị trước mổ tốt ( vệ sinh tốt các vị trí mổ, chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật đầy đủ ...), khoa phẫu thuật gây mê có đầy đủ phòng mổ và máy móc trang thiết bị phục vụ cho gây mê tốt. Hai nữa là các bệnh nhân gãy phức tạp và có các tổn thương phối hợp nặng thì chúng tôi chuyển lên tuyến trung ương, vì vậy không có bệnh nhân nào phải mổ trong thời gian hơn 2 giờ.
* Về thời gian hậu phẫu
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.17 cho thấy đa số các bệnh nhân điều trị sau phẫu thuật trong thời gian dưới 8 ngày (63,5%) chỉ có 34,9% phải điều trị sang tuần thứ 2, có 1 bệnh nhân duy nhất điều trị hậu phẫu kéo dài 16 ngày, do có chấn thương khác kết hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn cho thấy bệnh nhân điều trị hậu phẫu trong tuần đầu là 52,3% [22].
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật của các bệnh nhân nghiên cứu là 7,49
±1,52 ngày, các bệnh nhân phải điều trị sang tuần thứ 2 là do có các tổn thương khác phối hợp như chấn thương sọ não, gãy xương đòn, xương đùi và các bệnh nhân bị gãy phức tạp kết hợp với xương hàm trên và xương hàm dưới.