- Sản phẩm thú rừng cho các giá trị khác.
3.9. xuất một số giải pháp bảo vệ các loài thú ở Pù Huống.
Thông qua những kết quả điều tra khảo sát và đánh giá về giá trị đa dạng sinh học cũng như các yếu tố đe doạ đến nguồn tài nguyên thú rừng trong vùng nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên thú rừng trong khu vực nghiên cứu:
1. Tuyên truyền năng cao nhận thức của cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường cho người dân địa phương nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống ở các khu vực nghiên cứu thấy được giá trị của rừng và tài nguyên đa dạng sinh học, vai trò của tài nguyên thiên nhiên dối với đời sống của cộng đồng. Cũng như tuyên truyền về các văn bản pháp luật của nhà nước về việc nghiêm cấm chặt, phá rừng, săn bắn, buôn bán động vật quí hiếm. Phát huy tính tự giác cùng góp phần ngăn chặn có hiệu quả việc chặt gỗ, săn bắn, buôn bán động vật trái phép.
2. Nâng cao đời sống của người dân địa phương: UBND các xã cần có những quy hoạch cụ thể như quy hoạch diện tích đất nông nghiệp. Nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân địa phương, phát triển các vườn cây thuốc. Phục hồi phát triển các nghành nghề thủ công mang tính truyền thống trong khu vực như dệt. Tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân địa phương. Đây chính là yếu tố liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình dân địa phương và góp phần làm giảm áp lực đến nguồn tài nguyên rừng.
3. Nâng cao năng lực cho cán bộ Ban quản lý khu BTTN Pù Huống và hạt kiểm lâm huyện Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở từng xã. Xây dựng các chương trình đào tạo về giám sát động vật hoang dã cũng như nhận biết các loài động vật bị buôn bán cho cán bộ kiểm lâm và các bộ có liên quan ở các xã, bản...
4. Tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động chặt phá rừng, khai thác, sử dụng, vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Phối hợp giữa lượng kiểm lâm và chính quyền, công an các địa phương tuần tra thường xuyên, tháo dỡ hết các bẫy thú rừng trong khu vực. Quản lý số lượng súng săn trong khu vực, thu hồi các súng săn và nghiêm cấm sử dụng.
5. Tiếp tục nghiên cứu, điều tra khu hệ động vật, khu hệ thực vật để có cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn.