Phương thức săn bắt thú rừng

Một phần của tài liệu Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên pù huống luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 44 - 45)

- Sản phẩm thú rừng cho các giá trị khác.

3.5.1.1. Phương thức săn bắt thú rừng

Có rất nhiều hình thức săn bắt thú rừng như là : đặt bẫy, dùng súng săn tự chế, dùng nỏ ngoài ra trong quá trình đi săn người ta thường sử dụng kết hợp cả chó săn.

- Đặt bẫy: Đây là hình thức săn bắt phổ biến nhất ở khu đề xuất BTTN. Bẫy làm từ sợi dây phanh xe đạp buộc vào đầu của một cành cây còn đầu kia của dây là một chiếc thòng lọng, khi bẫy sập thì sợi dây này sẽ buộc chặt vào chân, thân hoặc cổ động vật. Để đánh bẫy các loài thú lớn, thợ săn dùng nhiều sợi dây phanh xe đạp kết lại với nhau và dùng cành cây to hơn. Các thợ săn thường làm hàng rào cành cây để dồn thú vào đường đặt bẫy, bẫy thường được đặt cách nhau khoảng 3- 4m thành tuyến dọc theo hàng rào. Bẫy được đặt trong rừng ở các dông núi, ven các suối hoặc lối đi có dấu chân động vật, đây có thể coi là hình thức tuyệt diệt tàn bạo nhất đối với các loài động vật hoang dã nói chung và thú nói riêng. Theo thợ săn cho biết không có loài thú nhỏ, thú lớn nào đi qua hệ thống các loại bẫy này sống sót được. Vì các thợ săn thường đặt hàng trăm bẫy trên mỗi tuyến đường dài hàng cây số, đặt cố định ngày đêm, hàng tháng, đặt ở vùng nhiều thú nhất. Nhiều trường hợp thú rừng bị mắc bẫy chết thối rữa.

Ngoài loại bẫy bằng dây cáp thì người thợ săn còn dùng rất nhiều các loại bẫy khác để săn bắt thú rừng như là bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy chặt, bẫy lao, bẫy dậm.... bẫy lồng, bẫy khoang do làm bằng sợi dù và tre, bẫy bán nguyệt, bẫy dậm, bẫy chặt người dân địa phương dùng để săn bắt các loại thú nhỏ như là chuột, sóc, dúi ..., bẫy dậm, bẫy lao dùng để săn bắt các loài thú lớn hơn. Phương thức đặt các loại bẫy này như sau:

Bẫy lồng được làm bằng sắt, có cửa để cho các loại thú nhỏ chui vào, bên trong đặt mồi vào một cái lẩy, khi con thú ăn mồi lẩy sẽ sập xuống và nhốt con mồi bên trong.

Bẫy khoang do dùng bằng sợi dù một đầu buộc vào một cần bẫy làm bằng tre còn đầu kia là vòng khoang do, và đánh ở những nơi các loại thú nhỏ hay đi qua như chuột, dúi, chồn, rái cá...hay đi qua, và khi con vật đi qua lẩy trật, dây dù sẽ buộc chặt vào chân, thân, cổ con thú.

Bẫy bán nguyệt được dùng bằng sắt dùng để bắt chuột là chủ yếu. Còn bẫy chặt được làm băng tre, dùng để bắt các loài thú nhỏ.

Bẫy dậm người ta làm bằng cách đào đất thành một cái hố, sau đó rải lá rừng lên, đặt vòng khoang do xung quanh một đầu nối với một ngọn cây và khi con thú dẫm phải thì vòng dây cáp sẽ siết chặt con thú. Còn bẫy lao thì người thợ săn đặt các lao nhọn làm bằng tre nứa, cạnh các lối mòn mà các con thú hay đi qua và khi chạm vào bẫy thì các ngon lao sẽ phóng mạnh về các con thú và làm cho các con thú bị chết.

- Dùng súng săn tự chế như súng kíp, kết hợp với chó săn. Những người thợ săn trước đây khi đi săn bao giờ cũng có chó săn và súng săn. Hình thức săn bắt như sau: Khi đi săn người thợ săn thường tập hợp thành nhóm 3-5 người và khoảng 6-7 con chó săn, khi đến một địa điểm nào đó, người thợ săn thả chó ra, các con chó bắt đầu đánh hơi các loài thú và các loại động vật khác, khi nó phát hiện ra con mồi thì các con chó tập trung đuổi bắt, bổ vây con vật. Còn những người thợ săn họ thường đi ven theo các con suối, trong khi các con thú bị chó săn đuổi thường chạy xuống các khe suối và lúc này những người thợ săn đã chờ sẵn để bắt hoặc bắn chết con thú. Với hình thức săn bắt này số lượng thú bị tiêu diệt hàng năm là rất lớn.

- Nỏ cũng là một dụng cụ của người thợ săn, tuy nhiên với dụng cụ này họ chỉ săn bắt được các loài thú nhỏ và sống trên cây là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên pù huống luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w