Ảnh hưởng gián tiếp của con người đối với thú rừng 1 Khai thác gỗ

Một phần của tài liệu Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên pù huống luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 52 - 54)

- Sản phẩm thú rừng cho các giá trị khác.

3.6. Ảnh hưởng gián tiếp của con người đối với thú rừng 1 Khai thác gỗ

3.6.1. Khai thác gỗ

Hiện nay, hoạt động khai thác gỗ diễn ra trên diện rộng. Sự tác động lên tài nguyên rừng tương đối lớn do hầu hết người dân đều cần gỗ để làm nhà, đóng các đồ dùng sinh hoạt và bán để có thu nhập. Nhu cầu gỗ cho mục đích thương mại rất lớn trong khi đời sống của người dân địa phương còn nghèo, một bộ phận lớn thanh niên thiếu việc làm vào các tháng nông nhàn và lợi ích kinh tế từ việc khai thác gỗ cao hơn hẳn so với làm các công việc khác. Do đó, bất chấp pháp luật, việc khai thác và vận chuyển diễn ra ngày cành tinh vi như dùng cưa xăng khai thác vào ban đêm, lợi dụng lũ lụt để đóng gỗ thành bè vận chuyển trên sông suối, hay xẻ nhỏ gỗ có

giá trị rồi vận chuyển bằng gùi,.. Mặc dù lực lượng kiểm lâm đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng hoạt động này của người dân địa phương vẫn diễn ra ảnh hưởng đến tài nguyên rừng khu BTTN Pù Huống.

Các loài được người dân khai thác do nhu cầu gỗ trên thị trường bao gồm: Giổi, Lõi thọ (gỗ âm), Re gừng,…. Các loài được người dân khai thác để làm nhà, đóng đồ gồm: Táu mặt quỷ, Sa mộc dầu, Trai lý, Sến mật,... Dù khai thác cho mục đích thương mại hay sử dụng thì phương thức chính là khai thác chọn do trong rừng còn nhiều cây gỗ lớn. Tuy nhiên, thói quen sử dụng gỗ Sa mộc dầu, Pơ mu làm mái nhà của người dân địa phương đã làm cho loài cây quý

hiếm này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cục bộ. Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi không bắt gặp cây sống mà chỉ ghi nhận gốc và gỗ Sa mộc dầu đã xẻ còn sót lại.

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm, tuy nhiên diễn ra mạnh vào mùa khô và chủ yếu do nam giới tiến hành. Các lán trại khai thác được dựng lên dọc theo các con suối chính. Việc khai thác gỗ và vận chuyển gỗ thuận lợi do khu vực có đường 7B đi qua và hệ thống sông suối dầy đặc.

Khi chặt hạ cây gỗ lớn sẽ kéo theo nhiều cây nhỏ khác đổ theo, rồi việc chặt cây dựng lán trại, sử dụng cưa xăng sẽ gây ra những tiếng ồn rất lớn, song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động bẫy bắt động vật để làm thực phẩm. Bởi thế việc khai thác gỗ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các loài động vật; phá vỡ tầng tán rừng làm cho sinh cảnh của các loài Linh trưởng bị thu hẹp và gây nhiễu loạn nơi sống của chúng làm mất đi sự yên tĩnh trong tự nhiên, ngoài ra thợ khai thác gỗ thường chiếm lĩnh các nguồn nước buộc thú móng guốc phải di chuyển vùng sống do không tìm được nơi yên tĩnh, có nước, có thức ăn để sinh tồn.

Hoạt động khai thác gỗ trong Khu đề xuất BTTN vẫn diễn ra thường xuyên, gỗ được khai thác chủ yếu được sử dụng tại chỗ vàbán.

Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà của người dân sống quanh khu bảo tồn rất lớn. Mỗi hộ gia đình làm nhà với diện tích 8m x 12m thì phải sử dụng hết 30m3 gỗ. Do cuộc sống khó khăn không có tiền trả công người dựng nhà cho nên người dân ở đây phải bán gỗ lấy tiền, trung bình cứ 3m3 khai thác được thì họ phải bán 2m3 còn giữ lại 1m3 gỗ để làm nhà. Như vậy muốn dựng được một ngôi nhà thì phải tiêu tốn mất

90m gỗ. Chỉ tính trong đợt điều tra ở các bản Bản Mét xã Bình chuẩn đã có 15 ngôi nhà đang được dựng thì đã phải tiêu tốn 1333m3 gỗ. Ở Bản Mét có 129 hộ gia đình trong đó 111 hộ nghèo, số khẩu 558 trung bình mỗi hộ 5-6 nhân khẩu và thanh niên 16- 17 tuổi đã lập gia đình và làm nhà riêng vì vậy việc khai thác gỗ làm nhà đã chặt phá một khối lượng gỗ là rất lớn. Chưa nói đến việc người dân làm nhà xong sau 5-7 năm người ta lại bán để lấy tiền và vào rừng để khai thác gỗ làm nhà mới, cử như thế rừng Pù Huống nói riêng và rừng tại Bắc Trung Bộ nói chung ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng.

Khai thác gỗ trái phép với mục đích thương mại cũng diễn ra liên tục. Khai thác trực tiếp là người dân địa phương, họ tập chung thành từng nhóm từ 3-5 người sử dụng cưa xăng để đốn và sơ chế gỗ trong rừng rồi dùng trâu kéo về bản. Hình thức khai thác chủ yếu là chọn những cây gỗ có giá trị kinh tế như: Giổi, Pơ mu...

Mỗi 1m3 gỗ Giổi bán tại bản có giá từ 5- 6 triệu đồng, công của người kéo gỗ là 300 nghìn/ngày, bình quân một người thợ rừng mỗi tháng nếu làm việc liên tục có thể khai thác được 10m3 gỗ tương đương với 50 triệu trừ chi phí (công người kéo gỗ, công người cưa) có thể thu về khoảng 15 triệu. Chính vì lợi nhuận cao thu được từ việc khai thác gỗ nên người dân ở đây bất chấp sự quản lý kiểm tra nghiêm ngặt của Kiểm lâm và chính quyền địa phương hoạt động khai thác vẫn diễn ra.

Các điểm nóng khai thác gỗ trong Khu đề xuất BTTN Pù Huống bao gồm: Bản Khì (xã Châu Cường), bản Mét (xã Bình Chuẩn), bản Cố (xã Châu Thái), Bản Cướm (xã Diễn Lãm). Điển Hình như nhà anh Đăng Văn Hóa, trưởng Bản Cướm làm một cái nhà hết khoảng 300m3 gỗ.

Một phần của tài liệu Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên pù huống luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w