Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở xã nghi kim (thành phố vinh) trong những năm gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, trên lĩnh vực nhận thức.

- Về phía cán bộ, Đảng viên, các cấp lãnh đạo chính quyền:

+ Do nhận thức về dân chủ còn hạn chế, cha thấy hết đợc tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp bách và lâu dài của việc thực hiện QCDCCS nên không ít cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công

tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu gơng mẫu trong việc thực hiện QCDCCS, nắm và nhận thức Chỉ thị 30 và Nghị định 29 không chắc, không sâu.

+ Do cha nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c” nên cha cụ thể hóa việc thực hiện QCDCCS vào nội dung cuộc vận động. Việc thực hiện QCDCCS chỉ tập trung thực hiện ở thời gian đầu, khi mới triển khai, cha có sự duy trì, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thờng xuyên.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến về quy chế và thực hiện quy chế hiệu quả cha cao. Nhiều lúc còn nặng hình thức, phong trào, qua loa, chiếu lệ, cha đi sâu vào bản chất vấn đề. Trong 300 phiếu điều tra đã đợc xử lý, khi hỏi: Việc tuyên truyền quy chế dân chủ ở địa phơng ra sao? Kết quả là:

Có 196 ý kiến cho rằng “Tuyên truyền sâu rộng”, chiếm 65,33%. Có 83 ý kiến cho rằng “Tuyên truyền hình thức”, chiếm 27,67% và 21 ý kiến cho rằng “Không tuyên truyền”, chiếm tỷ lệ 7%.

Nh vậy, vẫn còn một tỷ lệ khá cao khẳng định việc tuyên truyền cha có hiệu quả.

+ Nhận thức, năng lực, chức năng quản lý Nhà nớc của một số cá nhân trong bộ máy lãnh đạo của xã nhiều lúc cha đúng đắn, có lúc còn sai lệch, dẫn đến tình trạng buông lỏng, xa rời kỷ cơng.

- Về phía ngời dân:

+ Một bộ phận nhân dân còn “thờ ơ, lãnh đạm” với vấn đề chính trị nói chung, vấn đề thực hiện QCDCCS nói riêng. Cho đến nay, mới chỉ có khoảng 80% số cá nhân và đại diện gia đình đã tham gia học tập, nghe tuyên truyền, phổ biến, còn lại hầu nh không tham gia hoặc xem nh công việc của ngời khác. Khi đợc hỏi về vấn đề: ông (bà) hiểu QCDCCS nh thế nào? Kết quả trong 300 ngời đợc hỏi nh sau:

Số ngời hiểu đợc vẫn cha nhiều, 187 ngời, chiếm tỷ lệ 62,33%. Có 74 ngời cho rằng còn hiểu ít, chiếm 24,67%. Và có đến 39 ngời trả lời cha hiểu, chiếm 13%.

Nh vậy, số ngời cha hiểu và hiểu ít chiếm đến 37,67%, điều này sẽ dễ dẫn đến hành động không đúng đắn hoặc dân chủ quá trớn, dễ vi phạm pháp luật.

+ Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ý thức làm chủ cha đợc nâng cao, sự hiểu biết về dân chủ và pháp luật còn cha đầy đủ; t t- ởng tự do, vô tổ chức, bè cánh, dòng họ còn khá nặng nề; năng lực giám sát của nhân dân còn hạn chế nên nhiều ngời dân còn thờ ơ với việc thực hiện QCDCCS hoặc chỉ quan tâm tới quyền lợi mà xem nhẹ trách nhiệm, nghĩa vụ, thậm chí còn có tình trạng một số phần tử xấu đã lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, làm mất trật tự xã hội.

+ Vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện QCDCCS cũng cha cao. Bản thân nhân dân cũng cha ý thức đợc sâu sắc quyền làm chủ của mình. Một bộ phận còn xem nhẹ quyền “đợc biết, đợc bàn, đợc làm và đ- ợc kiểm tra”. Tình hình đó ảnh hởng không nhỏ đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ngời dân còn thờ ơ với chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc. Mặt khác, họ cũng không đủ tỉnh táo để tránh sự kích động, lôi kéo, dẫn dến vi phạm pháp luật hoặc sa vào các tệ nạn xã hội.

+ Bên cạnh đó, ngời dân Nghi Kim vốn rất tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc, nhng lại chịu sự ảnh hởng nặng nề của t tởng, lối sống tiểu nông, ảnh hởng sâu sắc của cơ chế bao cấp, nên khi đất nớc bớc vào thời kỳ đổi mới, mở cửa theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc, thì xã Nghi Kim chuyển biến chậm. Điều đó thể hiện phần nào sự kém năng động, cha dám tiến vào cái mới, cha sử dụng quyền làm chủ một cách đúng đắn.

Tóm lại, qua điều tra cho thấy, tỷ lệ “hiểu đợc” quy chế ở địa bàn xã còn thấp.

Nhận thức về dân chủ có lúc còn cha thấu đáo, dẫn đến dân chủ hình thức, có nơi có lúc hiểu cha đúng phơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Chính vì nhận thức không đầy đủ về dân chủ nên có nơi, có lúc ngời dân không phát huy đợc quyền làm chủ của mình. Cũng có lúc, có nơi hiểu sai về dân chủ nên đã dẫn đến những hành động vô chính phủ, vi phạm kỷ cơng pháp luật. Trong khi đa số ngời dân quan tâm đến vấn đề dân chủ thì một số ngời vẫn chỉ quan tâm đến những quyền lợi sát sờn về kinh tế, nhiều khi còn là những vấn đề vụn vặt mà cha có sự kết hợp hài hoà giữa các quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế:

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, ý thức của ngời dân sản xuất hàng hoá đang thấp, mức tăng trởng kinh tế cha tơng xứng với tiềm năng. Tiểu thủ công nghiệp cha xác định rõ hớng phát triển, nguồn thu ngân sách cha có gì đáng kể, số hộ đói nghèo còn cao, hộ giàu đang ít. Phát huy nội lực có tiến bộ nhng vẫn cha cao. Mặt khác, ở Nghi Kim, phong trào chuyển biến cha đều, cha mạnh, cha vững chắc, cha khơi dậy đợc phong trào làm giàu chính đáng trong nhân dân. Ngời nông dân cha mạnh dạn đầu t cho sản xuất, còn nặng về mua sắm vật t tiêu dùng. Một bộ phận nông dân thiếu ý thức vơn lên trong lao động sản xuất, cha xác định đúng đắn, đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đã tham gia buôn lậu, trốn tránh và dây da trong việc nộp thuế…

Việc thực hiện dân chủ và mở rộng dân chủ còn bộc lộ những tiêu cực và hạn chế. Tình trạng huy động sức dân một cách tuỳ tiện, yêu cầu dân đóng góp một cách quá mức là biểu hiện tơng đối nhiều.

Thứ ba, trên lĩnh vực chính trị.

Các cấp uỷ Đảng ở xã thực hiện quy chế nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, góp ý xây dựng, kiểm tra cán bộ các cấp cha thờng xuyên, có

nơi còn hình thức, cha tạo điều kiện cho dân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng để từ đó có cách đóng góp ý kiến có hiệu quả.

Mặt khác, có lúc lấy ý kiến của nhân dân còn nặng về hình thức, thiếu dân chủ thực sự. ý kiến của nhân dân tham gia, đóng góp không đợc tôn trọng, thậm chí còn không nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa, còn có hiện tợng thành kiến cá nhân, trù dập ngời phê bình...

Cấp uỷ cấp trên cha coi trọng công tác kiểm tra, hớng dẫn cho cấp uỷ cấp dới, chậm tổng kết kinh nghiệm để thực hiện thống nhất. Việc thể chế hoá chủ trơng của Đảng thành văn bản pháp quy của Nhà nớc để thực hiện phơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" còn chậm.

Hiệu quả công tác tiếp dân còn thấp, những khiếu nại, tố cáo của dân đối với chính quyền cha đợc giải quyết dứt điểm. Hiện tợng đùn đẩy từ cấp dới lên cấp trên còn nhiều. Một số vụ kéo dài, vì thế đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi dục, gây hậu quả nghiêm trọng về trật tự, an toàn xã hội.

Về phía ngời dân thì một số bộ phận ý thức dân chủ cha cao, đấu tranh cha đúng hớng. Một bộ phận do trình độ dân trí, văn hoá còn hạn chế, lại thiếu đợc tuyên truyền, giáo dục thờng xuyên nên khả năng hiểu biết đờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc cha sâu.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mức sống giữa các tầng lớp dân c, giữa nhân dân với cán bộ ở một số xóm còn có khoảng cách khá lớn nên dễ gây tâm lý suy bì, so sánh. Đặc biệt, yếu tố dòng họ, làng, xóm nếu không nhận thức đúng dễ dẫn tới t tởng cục bộ, thiếu khách quan. Do vậy, khó tránh khỏi các hiện tợng tự phát, bực dọc, dồn nén, thiếu bình tĩnh trong xử lý và dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Cá biệt, có những trờng hợp dẫn đến tự do vô chính phủ, phản ánh mang tính chống đối, đập phá, vi phạm pháp luật khá nghiêm trọng.

Khiếu kiện là quyền chính đáng của nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của mình. Việc nghiên cứu, xác minh, kết luận, xử lý, trả lời nhân dân là

trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền. Song việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đơn giản. Do đó, không nên vì việc điều tra, xác minh, kết luận, xử lý, trả lời dân thiếu kịp thời mà tự do phản ứng vô chính phủ, dẫn đến những va chạm lớn, làm đình đốn sản xuất, ảnh hởng đến đời sống, làm rạn nứt tình làng nghĩa xóm, để cuối cùng ngời dân ở xã vẫn là ngời hứng chịu mọi hậu quả, gánh chịu mọi tổn thất về vật chất và tinh thần, trái với truyền thống cách mạng tốt đẹp của địa phơng.

Thứ t, trên lĩnh vực văn hoá - xã hội.

- Vấn đề dân chủ ở địa bàn xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là ý thức và hành vi pháp luật của ngời dân. Một bộ phận ngời nông dân cha có thói quen tự giác chấp hành pháp luật, cha quen "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Do vậy, mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cơng, dân chủ và pháp luật, cá nhân và cộng đồng, quyền và nghĩa vụ... cha đợc họ giải quyết thoả đáng.

- Trình độ văn hóa của ngời dân nói chung cha đồng đều, còn có sự phân hóa cao giữa các tầng lớp nhân dân. T tởng tiểu nông còn khá nặng nề ở một bộ phận dân c. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông mới chỉ đạt 98%. Tỷ lệ sinh viên đậu các trờng Đại học, Cao đẳng còn thấp. Điều đó cũng đã có ảnh hởng đến khả năng ứng xử văn hóa của ngời dân …

Số gia đình đợc công nhận gia đình văn hóa mới chỉ đạt 85%. Một số tập tục ma chay, cới hỏi cha thực sự thực hiện theo đúng nếp sống mới. Thiết chế văn hóa làng xã còn cha cụ thể, sát thực.

- Với đặc thù là một xã ngoại thành mới sát nhập vào thành phố Vinh nên nhìn chung ngời dân vẫn còn tồn tại một số tệ nạn vốn có ở nông thôn nh: rợu chè, cờ bạc, bè cánh, cục bộ, quan liêu…

- Sự chênh lệch giàu - nghèo vẫn còn khá cao.

Một phần của tài liệu Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở xã nghi kim (thành phố vinh) trong những năm gần đây thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w