3.1.1 Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, huyện nằm về phía Tây Bắc so với thành phố Cần Thơ.
Huyện đƣợc thành lập ngày 02 tháng 01 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ và điều chỉnh theo các Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, 162/2007/NĐ-CP, 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008.
Huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 27.186 hộ với 115.550 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An. Địa giới hành chính: Đông giáp quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội
Dân cƣ huyện Vĩnh Thạnh chủ yếu sống nằm dọc kênh Cái Sắn và Quốc lộ 80 Kiên Giang – Cần Thơ.
Kinh tế đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa; các ngành công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ chƣa có điều kiện phát triển. Cơ cấu kinh tế của huyện cuối năm 2003, khu vực I: 84,67 %, khu vực II: 7,44%, khu vực III: 7,89%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời là 4.597.000 đ/ ngƣời/ năm (tƣơng đƣơng 289,15 USD, thấp so với mức sống trung bình của thành phố Cần Thơ.
Nhiều vấn đề về văn hóa xã hội cần phải tập trung giải quyết nhƣ: tình trạng học 3 ca; trƣờng lớp xuống cấp nặng (khoảng 40%), trƣờng tre lá, tạm bợ; đội ngũ giáo viên thiếu (khoảng 40%), không đạt chuẩn. Cơ sở trang thiết bị ngành y tế từ huyện đến xã đều xuống cấp và lạc hậu; cán bộ y tế vừa thiếu lại vừa yếu, 6/9 trạm y tế không có bác sĩ. Hộ nghèo của huyện còn khá nhiều. Giải quyết việc làm, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng còn nhiều bức xúc. An
28
ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây mất ổn định nhƣ: tình trạng khiếu kiện đông ngƣời, tệ nạn mại dâm, ma túy.
3.1.3 Tiềm năng phát triển
Huyện Vĩnh Thạnh khi chia tách địa giới hành chính vốn là huyện nông thôn ngoại thành xa trung tâm thành phố. Hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn, do chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp. Các ngành nghề công nghiệp – TTCN, TMDV chƣa có điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, huyện Vĩnh Thạnh vẫn có nhƣng tiềm năng phát triển nhanh chóng, toàn diện và vững vàng.
Vị trí địa lý: các địa phƣơng giáp ranh đang phát triển năng động sẽ tạo môi trƣờng liên kết để tác động cho huyện phát triển.
Con ngƣời: nguồn nhân lực của huyện tăng về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm; có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Đất đai: là vùng ngập lụt hàng năm nên có lƣợng phù sa bồi lắng, cùng với khí hậu thời tiết khá thuận lợi phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và có điều kiện khai thác đƣợc quỹ đất để phát triển các loại hình kinh tế khác. Huyện đã hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đang điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đó là điều kiện pháp lý giúp huyện kêu gọi thu hút đầu tƣ phát triển.
Hệ thống giao thông: Quốc lộ 80, tuyến cao tốc Quốc lộ 80B và kênh Cái Sắn là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh, thành phía Đông nhƣ: thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh phí Tây và phía Nam nhƣ: Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang thuận lợi trong giao thông hàng hóa và khai thác các dịch vụ khác.
3.1.4 Phƣơng hƣớng phát triển của huyện
Qua 2 kỳ Đại hội (nhiệm kỳ 2005 – 2010 và 2010 – 2015), tùy từng thời điểm, Đảng bộ đã xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của huyện Đảng bộ; nắm chắc và tập trung chỉ đạo các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau.
29
Một là: Tận dụng mọi cơ hội, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả và có sức mạnh cao. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao gắn với thƣơng mại – dịch vụ và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Hai là: Gắn liền với xây dựng nông thôn mới, tích cực chăm lo ngày càng tốt hơn sự nghiệp phát triển con ngƣời một cách toàn diện. Trong những năm đầu, tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc nhƣ: giải quyết việc làm, vệ sinh môi trƣờng, nhu cầu nƣớc sạch, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, trƣờng lớp học.
Ba là: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, làm chuyển biến căn bản trật tự an toàn xã hội.
Bốn là: Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Làm cho cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng ngày càng vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, có đạo đức vào phƣơng thức lãnh đạo khoa học. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy sức mạng khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG THU GOM - VẬN CHUYỂN - XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở HUYỆN VĨNH THẠNH
Ở ngoại ô thành phố Cần Thơ không có các dịch vụ thu gom chất thải. Do điều kiện ngoài thành phố, cách thực hiện thông thƣờng cho các vụ xử lý rác là chôn, đốt hoặc đổ vào sông rạch.
Theo Sở Xây dựng TP Cần Thơ, mỗi ngày, toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt, nhƣng tỷ lệ thu gom chƣa tới 70%. Lƣợng rác còn lại không đƣợc thu gom (chủ yếu ở các quận, huyện ngoại thành) ngƣời dân thải vào các ao, sông, rạch... Mỗi ngày, Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ thu gom trên 400 tấn rác ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn, sau đó chủ yếu chuyên chở về bãi rác Tân Long để đổ và xử lý, số còn lại đổ tại bãi rác của quận Ô Môn. Ở các huyện ngoại thành nhƣ Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ lƣợng rác thải ra hằng ngày trên 100 tấn, tỷ lệ thu gom để xử lý rất thấp, chủ yếu ở trung tâm huyện, thị trấn, còn lại ngƣời dân thoải mái thải vào các ao, sông, rạch... gây ô nhiễm môi trƣờng.
30
Theo Cán bộ Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn huyện mỗi ngày tổng lƣợng rác thu gom, vận chuyển và xử lý và khoảng 2 tấn rác/ ngày chủ yếu ở các chợ, khu dân cƣ (những nơi có nhiều bức xúc nhất ở huyện), chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng lƣợng rác thải trên địa bàn huyện. Lƣợng rác thải còn lại không đƣợc thu gom tập trung chủ yếu ở các hộ gia. Thực trạng cho thấy việc lấy rác thải ở các hộ gia đình trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, các hộ dân hầu hết vẫn chƣa tiếp cận đƣợc dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt. Các hộ dân này họ tự xử lý rác thải bằng những cách riêng của mình nhƣ đốt, chôn lấp, vứt xuống kênh. Đặt biệt là những hộ gia đình sống ven kênh (trong đó điển hình là kênh Cái Sắn) từ trƣớc đến nay họ luôn vô tƣ vứt rác xuống những con kênh dọc nhà.
Hiện nay chỉ có 4 điểm đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
Khu trung tâm hành chính huyện.
Khu dân cƣ số 10 thuộc thị trấn Vĩnh Thạnh.
Chợ Trung tâm thƣơng mại huyện.
Chợ Láng Sen và trƣờng mẫu giáo.
Huyện cũng có dự kiến từ tháng 8 năm nay sẽ mở rộng địa bàn thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhƣng vẫn là các chợ, khu dân cƣ. Ở các hộ gia đình thì vẫn chƣa thể cung cấp dịch vụ này vì nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính là do quy mô khu xử lý, kinh phí thực hiện.
Toàn huyện Vĩnh Thạnh chỉ có một khu xử lý rác thải sinh hoạt ở xã Thạnh Quới (huyện Vĩnh Thạnh) với công suất chỉ 5 tấn/ngày. Thêm vào đó, kỹ thuật xử lý lạc hậu là dùng dầu DO làm nguyên liệu đốt rác (đƣợc biết việc đốt rác bằng dầu DO tốn rất nhiều kinh phí thực hiện). Chính vì những nguyên nhân này đã gây ra rất nhiều hạn chế trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của huyện.
31
Hình 3.1 Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ)
Tình hình lƣợng rác thải ngày một tăng nhanh do nhu cầu phát triển của huyện và dân cƣ ngày một đông, vì vậy việc giải quyết vấn đề cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cho các hộ dân là hết sức cấp bách và cần thiết.
3.3 THỰC TRẠNG THU GOM – XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH Ở HUYỆN VĨNH THẠNH HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH Ở HUYỆN VĨNH THẠNH
3.3.1 Thực trạng thu gom – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh
Qua quá trình khảo sát trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ, thành phần rác thải sinh hoạt của hộ gia đình chủ yếu là: rau, quả, thực phẩm thừa, túi nilong, những thứ làm từ giấy, phân ngƣời (do sống ven kênh nên nhiều hộ không đủ điều kiện làm nhà vệ sinh đạt chuẩn nên họ thải thẳng ra kênh)…Ngoài ra, có đến 23,3% tổng lƣợng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày là rác thải nguy hại (bóng đèn, pin, thủy tinh vỡ, chai lọ đựng hóa chất,…).
Theo kết quả khảo sát, lƣợng rác thải mỗi ngày của một hộ gia đình nằm trong khoảng từ 0,1 đến 15 kg mỗi ngày. Lƣợng rác không phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình vì theo điều tra, có hộ chỉ có 2 đến 3 thành viên nhƣng lƣợng rác thải ra hàng ngày từ 10 đến 15 kg, còn có hộ mặc dù có từ 10 Tái chế và tái sử dụng: Tái sử dụng (bán phế liệu) Tái chế (phân bón hữu cơ) Đốt (bằng dầu DO) (bọc nilong, giấy, thùng carton,…) Ủ (trong 40 ngày)
(dễ phân hủy: hoa quả hƣ, đồ ăn dƣ thừa,…)
Rác thải tại nguồn (chợ, khu dân cƣ)
Khu xử lý rác thải
Do HTX thu gom, vận chuyển
32
đến 18 thành viên nhƣng lƣợng rác thải mỗi ngày chỉ từ 1 đến 3,5 kg. Trung bình một hộ thải ra 1,68 kg rác mỗi ngày. Và với 120 hộ đƣợc phỏng vấn thì mỗi ngày có tới 202,1 kg rác đƣợc thải ra.
Các hộ gia đình có nhiều cách khác nhau để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sử dụng. Cách giải quyết đƣợc hầu hết các hộ gia đình lựa chọn là đốt rác (63,3%) và đổ trực tiếp xuống kênh (59,2%). Ngoài ra, có những hộ gia đình có đất trống, vƣờn rộng thì họ chôn lấp và đốt rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, tất cả các hộ gia đình đều có ý thức tái sử dụng những thứ họ cho là có thể sử dụng lại nhƣ bọc nilong, thức ăn thừa (cho heo, gà ăn),…hoặc bán ve chai để có thêm thu nhập.
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 3.2: Cách xử lý rác thải sinh hoạt
Có nhiều lý do các hộ gia đình đƣa ra về cách xử lý rác thải của mình. Trong đó, lý do chƣa có dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt chiếm phần lớn (96,7%), điều này cho thấy một dấu hiệu tốt vì khi nếu có dịch vụ trên thì họ có thể sẽ sẵn sàng tham gia. Lý do thói quen và tiện cũng có khá nhiều đáp viên đƣa ra lần lƣợt là 68,3%, 34,2%, điều này cho thấy rằng thói quen sinh hoạt ảnh hƣởng rất nhiều đến cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên.
33
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 3.3: Lý do chọn cách xử lý rác thải sinh hoạt
Qua thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ, ta nhận thấy rằng thành phần rác thải của mỗi hộ thì đa dạng nhƣng với tình trạng xử lý rác thải không an toàn, hợp vệ sinh vẫn đang diễn ra hàng ngày. Lƣợng rác thải trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình tuy không quá nhiều (chỉ khoảng 1,68 kg rác/ ngày) nhƣng với 27.186 hộ thì một ngày toàn huyện Vĩnh Thạnh trung bình thải ra lên đến xấp xỉ 46 tấn rác thải/ ngày, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và sức khỏe ngƣời dân vì một lƣợng rác khổng lồ hàng ngày vẫn đƣợc đốt, chon lấp và đổ trực tiếp xuống kênh. Trong đó, đa số ngƣời dân chọn biện pháp đốt và đổ trực tiếp xuống kênh ven nhà để xử lý rác thải sinh hoạt, điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến môi trƣờng không khí, nƣớc và thậm chí là sức khỏe ngƣời dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Đặc biệt môi trƣờng nƣớc kênh là nơi hứng chịu nhiều nhất và phản ánh đƣợc rõ sự ảnh hƣởng của rác thải đối với môi trƣờng. Chính vì vậy, tiến hành hỏi ý kiến ngƣời dân về mức độ hài lòng của đáp viên đối với môi trƣờng sống hiện tại của họ và sự thay đổi nƣớc kênh ven nhà để phần nào hiểu rõ hơn về sự ảnh hƣởng của rác thải đối với môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc kênh.
3.3.2 Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại và sự thay đổi của nƣớc kênh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện tại và sự thay đổi của nƣớc kênh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh
Đề tài dựa vào thang đo Likert 5 mức độ để tìm hiểu về mức độ hài lòng của đáp viên đối với môi trƣờng sống hiện tại của họ.
34
Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại
Mức độ hài lòng Tần số Tỷ lệ
(%)
Hoàn toàn không hài lòng 28 23,3
Không hài lòng 72 60,0
Trung bình 8 6,7
Hài lòng 12 10,0
Rất hài lòng 0 0,0
Tổng 120 100,0
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Từ kết quả, ta thấy phần lớn các hộ gia đình cảm thấy không hài lòng với môi trƣờng sống hiện tại (60%) và cũng có khá nhiều đáp viên trả lời rằng cảm thấy hoàn toàn không hài lòng (23,3%), họ cho rằng môi trƣờng sống của họ đang ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc kênh ven nhà họ. Ngoài ra, có một số đáp viên cảm thấy môi trƣờng sống hiện tại ở mức trung bình (6,7%) và 10% đáp viên trả lời rằng họ cảm thấy hài lòng với môi trƣờng sống hiện tại, vì họ cảm thấy môi trƣờng không có gì thay đổi, bình thƣờng và thậm chí là vẫn còn tốt.
Các con kênh lớn, nhỏ ở huyện Vĩnh Thạnh đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng do phần nhiều lƣợng rác thải sinh hoạt hàng ngày họ giải quyết bằng cách đổ trực tiếp ra các con kênh ven nhà, chủ yếu gồm những thứ nhƣ rau, thức ăn thừa, phân ngƣời,… Bên cạnh đó, có những hộ làm nghề nông hoặc chăn nuôi thì họ còn vô tƣ thải trực tiếp những chất thải độc hại từ việc chăn nuôi, trồng trọt ra các con kênh. Chính vì thế các con kênh tại huyện Vĩnh Thạnh ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về mức độ ô