0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Mô tả đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ (Trang 50 -54 )

Bảng 4.1 sẽ thể hiện khái quát một số thông tin về đối tƣợng nghiên cứu của mẫu điều tra. Tổng số đáp viên qua cuộc nghiên cứu là 150 ngƣời, có các đặc điểm sau.

Bảng 4.1: Mô tả đối tƣợng nghiên cứu

Tiêu chí Số quan sát Gía trị nhỏ nhất Gía trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi (tuổi) 120 17 86 50,57 14,24

Số năm đi học (năm) 120 0 17 6,43 3,67

Tổng số thành viên trong gia đình (ngƣời) 120 1 18 4,82 2,29 Tổng thu nhập hàng tháng (triệu đồng/tháng) 120 0,3 25 7,45 5,69 Thu nhập bình quân hàng tháng (triệu đồng/ tháng/ ngƣời) 120 0,1 8,3 1,70 1,38

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Tuổi: các đáp viên có độ tuổi từ 17-86, trung bình là 51 tuổi. Độ tuổi trung bình của đáp viên khá cao, điều này chứng tỏ các đáp viên thƣờng là chủ hộ hoặc là ngƣời có thu nhập trong gia đình trả lời bảng câu hỏi, điều này thuận lợi cho việc hỏi mức sẵn lòng trả cho dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình.

40

Giới tính:

Trong tổng số 120 đáp viên, có 68 đáp viên là nam, chiếm 56,7% và 52 đáp viên là nữ, chiếm 43,3 % tổng số đáp viên.

56,7% 43,3%

Nam Nữ

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.1 Giới tính của đáp viên

Trình độ học vấn:

Việc nghiên cứu trình độ học vấn của đáp viên sẽ giúp cho việc phân tích chính xác hơn vì khi trình độ học vấn càng cao thì việc đánh giá và nhìn nhận sự vật, sự việc đƣợc kỳ vọng là khách quan và chính xác hơn, giúp cho việc nghiên cứu đạt đƣợc hiệu quả.

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên

Đáp viên có số năm đi học từ 0-17 năm, trung bình là từ 6-7 năm. Hình 4.1 cho thấy đáp viên có trình độ học vấn chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở (lần lƣợt là 49,2% và 22,5%), số đáp viên không tham gia lớp học nào chiếm 6,7% và đáp viên có trình độ trung học phổ thông là 18,3%, và chỉ có 3,3% đáp viên có trình độ trên trung học phổ thông. Nhƣ vậy, phần lớn các

41

đáp viên đƣợc phỏng vấn có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống là rất cao với tỷ lệ 78,4%.

Tổng số thành viên trong gia đình:

Việc nghiên cứu tổng số các thành viên trong gia đình của đáp viên đƣợc kỳ vọng sẽ góp phần lý giải cho việc đáp viên sẵn lòng chi trả một mức giá cho dịch vụ thu gom rác. Theo thống kê, các hộ gia đình có từ 1-18 ngƣời, trung bình mỗi gia đình có từ 4 đến 5 thành viên. Số thành viên trong gia đình không nhiều do đa số các hộ gia đình đều có ngƣời thân, con em đi làm, đi học ở xa.

Nghề nghiệp:

Nghề nghiệp chủ yếu của đáp viên là làm ruộng (39,2%), buôn bán (đa số là buôn bán quy mô nhỏ, chiếm 11,7%)), làm thuê (11,7%). Chính vì thế thu nhập của đáp viên đa số không cao và có phần không ổn định.

39,2%

11,7% 21,7%

27,4%

Làm ruộng Buôn bán Làm thuê Khác

Nguồn: Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.3Nghề nghiệp của đáp viên

Thu nhập:

Câu hỏi thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình (bao gồm thu nhập bằng tiền của tất cả các thành viên có việc làm, kể cả đáp viên) đƣợc đặt ra một cách trực tiếp hoặc thông qua việc hỏi nghề nghiệp và ƣớc lƣợng thu nhằm hàng tháng của từng đáp viên trong gia đình và sau đó tính tổng thu nhập cho cả gia đình. Thu nhập của gia đình không phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình, có những hộ gia đình có 5 thành viên thu nhập hết cả 4 hay 5 ngƣời, bên cạnh đó có những hộ có từ 13 đến 18 thành viên nhƣng ngƣời có thu nhập chỉ có 1 hoặc 4 ngƣời.

Trong thống kê điều tra 120 hộ gia đình, các hộ có thu nhập trung bình là 7.450.000 đồng/ tháng. Trong đó thu nhập thấp nhất là 300.000 đồng/ tháng,

42

cao nhất là 25.000.000 đồng/ tháng. Cũng theo thống kê, thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình (triệu đồng/ tháng/ ngƣời) trung bình là 1,7 triệu đồng/ tháng/ ngƣời, dao động từ 0,1 – 8,3 triệu đồng/ tháng/ ngƣời. Điều này cho thấy rằng có sự chênh lệch về thu nhập khá lớn giữa các hộ gia đình.

Dựa vào chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 4.800.000 đồng/ ngƣời/ năm) trở xuống; Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, ta thống kê thu nhập và minh họa trong hình 4.2.

7,5% 5% 87,5% Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khá, giàu

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.4 Phân loại các hộ gia đình thành hộ nghèo, cận nghèo, khá-giàu theo thu nhập trung bình hàng tháng

Nhƣ vậy, có 87,5% tổng số hộ gia đình điều tra là hộ khá-giàu, hộ nghèo và cận ngèo lần lƣợt chiếm tỷ lệ 7,5% và 5,0%. Theo thu nhập hàng tháng, hộ khá-giàu chiếm tỷ trọng rất cao, từ đó ta có thể kỳ vọng đa số hộ gia đình có đời sống vật chất đƣợc ổn định sẽ quan tâm hơn đến vấn đề rác thải và sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt.

Tình trạng hôn nhân của đáp viên:

Nhƣ đã nói ở trên, độ tuổi trung bình của đáp viên là 51 tuổi nên đa số đáp viên là ngƣời lớn tuổi và có hiểu biết trong gia đình, thƣờng là ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ trong gia đình. Trong số các đáp viên trả lời câu hỏi, có 91,7% là ngƣời đã lập gia đình, còn lại 2,5% là còn độc thân và 5,8% là đã ly hôn hoặc chồng/ vợ mất. Tóm lại, đa số đáp viên đƣợc phỏng vấn là chủ hộ và có thể có khả năng quyết định chi tiêu trong gia đình (chiếm đến 97,5%).

43 2,5% 91,7% 5,8% Độc thân Đã lập gia đình Khác

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.5 Tình trạng hôn nhân của đáp viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ (Trang 50 -54 )

×