Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại và sự

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức sẵn lòng trả của hộ gia đình sống ven kênh cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 44 - 50)

hiện tại và sự thay đổi của nƣớc kênh trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Đề tài dựa vào thang đo Likert 5 mức độ để tìm hiểu về mức độ hài lòng của đáp viên đối với môi trƣờng sống hiện tại của họ.

34

Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của hộ gia đình đối với môi trƣờng sống hiện tại

Mức độ hài lòng Tần số Tỷ lệ

(%)

Hoàn toàn không hài lòng 28 23,3

Không hài lòng 72 60,0

Trung bình 8 6,7

Hài lòng 12 10,0

Rất hài lòng 0 0,0

Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Từ kết quả, ta thấy phần lớn các hộ gia đình cảm thấy không hài lòng với môi trƣờng sống hiện tại (60%) và cũng có khá nhiều đáp viên trả lời rằng cảm thấy hoàn toàn không hài lòng (23,3%), họ cho rằng môi trƣờng sống của họ đang ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc kênh ven nhà họ. Ngoài ra, có một số đáp viên cảm thấy môi trƣờng sống hiện tại ở mức trung bình (6,7%) và 10% đáp viên trả lời rằng họ cảm thấy hài lòng với môi trƣờng sống hiện tại, vì họ cảm thấy môi trƣờng không có gì thay đổi, bình thƣờng và thậm chí là vẫn còn tốt.

Các con kênh lớn, nhỏ ở huyện Vĩnh Thạnh đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng do phần nhiều lƣợng rác thải sinh hoạt hàng ngày họ giải quyết bằng cách đổ trực tiếp ra các con kênh ven nhà, chủ yếu gồm những thứ nhƣ rau, thức ăn thừa, phân ngƣời,… Bên cạnh đó, có những hộ làm nghề nông hoặc chăn nuôi thì họ còn vô tƣ thải trực tiếp những chất thải độc hại từ việc chăn nuôi, trồng trọt ra các con kênh. Chính vì thế các con kênh tại huyện Vĩnh Thạnh ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về mức độ ô nhiễm của những con kênh tại huyện Vĩnh Thạnh, dựa vào thang đo Likert 5 mức độ để hỏi đáp viên về sự thay đổi của con kênh ven nhà trong vài năm trở lại đây.

35 Bảng 3.2: Sự thay đổi của con kênh ven nhà

Sự thay đổi của con kênh ven nhà Tần số Tỷ lệ (%)

Ô nhiễm nhiều hơn 64 53,3

Ô nhiễm 45 37,5

Không có gì thay đổi 11 9,2

Tốt hơn 0 0,0

Rất tốt 0 0,0

Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Nhìn vào bảng 3.5 ta có thể thấy rằng hầu hết các đáp viên nhận thấy rằng con kênh ven nhà trong những năm trở lại đây ngày càng ô nhiễm (chiếm 90,8% tổng đáp viên trả lời phỏng vấn). Cụ thể là có đến 53,3% đáp viên nhận thấy con kênh ven nhà hiện nay ô nhiễm nhiều hơn, nghiêm trọng hơn so với những năm trƣớc đây, và 37,5% đáp viên cho rằng con kênh hiện nay đang trong tình trạng ô nhiễm, đặc biệt là vào những tháng nƣớc ròng hoặc vào mùa trồng lúa thì nƣớc kênh rất dơ, hôi, thậm chí là có màu vàng đỏ. Ngoài ra, có một số đáp viên trả lời rằng thấy con kênh ven nhà vẫn bình thƣờng, chẳng có thay đổi gì, không quá sạch nhƣng cũng không ô nhiễm (chiếm 9,2% tổng số đáp viên). Sự thật cho thấy không một đáp viên nào cho rằng con kênh ven nhà mình là tốt hơn hoặc rất tốt so với những năm trƣớc đây. Điều này nhận thấy các con kênh tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đang bị ô nhiễm ngày một trầm trọng.

Để tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc kênh nhƣ trên, tiến hành hỏi 109 đáp viên cho rằng nguồn nƣớc kênh đang trong tình trạng ô nhiễm và ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm các con kênh nhƣ hiện nay đƣợc các đáp viên đƣa ra. Trong đó, có đến 74,3% đáp viên cho rằng rác thải sinh hoạt chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm của các con kênh này. Bên cạnh đó cũng có không ít đáp viên cho rằng tình trạng ô nhiễm này là do những chất thải trong trồng trọt (phân bón, thuốc hóa học), chăn nuôi (phân, xác chết vật nuôi, thuốc trong thú y…).

36

Bảng 3.3: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nƣớc kênh

Nguyên nhân chủ yếu Tần số Tỷ lệ

(%)

Rác thải sinh hoạt 81 74,3

Chất thải trong nông nghiệp (phân bón, thuốc

hóa học,…) 18 16,5

Chất thải trong chăn nuôi (phân, xác chết vật

nuôi, thuốc trong thú y,…) 10 9,2

Tổng 109 100

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Nguồn nƣớc kênh ô nhiễm là vậy nhƣng vẫn có một bộ phận không hề nhỏ hộ dân phải sử dụng nguồn nƣớc ô nhiễm này để sinh hoạt hàng ngày, chiếm 53,3% tổng số 120 đáp viên. Họ sử dụng nƣớc kênh vì nhiều lý do, phần lớn là do chƣa đƣợc cung cấp nƣớc sạch để sử dụng cho sinh hoạt. Phần lớn các hộ gia đình sử dụng nƣớc kênh là để tắm, giặt,…còn ăn, uống, nấu nƣớng thì họ dùng nƣớc mƣa hoặc nƣớc tinh khiết vì họ nhận thấy đƣợc sự ô nhiễm của nguồn nƣớc này. Ngoài ra, cũng có một số hộ sử dụng nƣớc kênh do không có tiền vô nƣớc sạch hoặc để tiết kiệm bằng cách sử dụng song song nƣớc kênh với nƣớc sạch để tắm, giặt vào mùa nƣớc lớn.

Bảng 3.4: Lý do sử dụng nguồn nƣớc kênh

Lý do Tần số Tỷ lệ

(%)

Chƣa đƣợc cung cấp nƣớc sạch để sử dụng 53 82,8

Không có tiền vô nƣớc sạch để sinh hoạt 3 4,7

Sử dụng nƣớc kênh (tắm, giặt,…) song song với

nƣớc sạch (ăn, uống) để tiết kiệm 8 12,5

Tổng 64 100,0

37

Trong số 46,7% đáp viên trả lời rằng họ không sử dụng nƣớc kênh để sinh hoạt, lý do chủ yếu họ đƣa ra là do đã đƣợc cung cấp nƣớc sạch để sử dụng (60,7%) hoặc do họ cảm thấy nƣớc kênh quá dơ nên không dùng mà chỉ dùng nƣớc mƣa hoặc nƣớc giếng để sinh hoạt (39,3%).

Nƣớc kênh đối với nhiều hộ là nguồn nƣớc sinh hoạt chính hàng ngày trong gia đình nhƣng hiện nay nó đang ngày một ô nhiễm nhiều hơn, chính vì thế đối với những ngƣời sử dụng nó để sinh hoạt thì mức độ ảnh hƣởng tất nhiên sẽ nhiều hơn so với ngƣời không sử dụng. Việc sử dụng nguồn nƣớc kênh ô nhiễm nhƣ thế thì có thể sẽ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nhƣ bệnh ngoài da (ngứa, lở loét,…), bệnh đƣờng tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm (đau mắt đỏ,…),… Để hiểu rõ hơn về những ảnh hƣởng của việc sử dụng nguồn nƣớc này đến sức khỏe ngƣời dân nhƣ thế nào, tiến hành hỏi những ngƣời đang sử dùng nguồn nƣớc kênh ven nhà có mắc phải những bệnh gì khi họ sử dụng nguồn nƣớc này không và đó là những bệnh gì. Có đến 82,8% đáp viên có sử dụng nƣớc kênh cho rằng khi sử dụng nƣớc kênh thƣờng mắc phải một số bệnh nhƣ bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm. Trong đó, đa số ý kiến cho rằng bệnh ngoài da (ngứa, lở loét,…) là bệnh thƣờng gặp khi sử dụng nƣớc kênh để sinh hoạt, chiếm 72,1%. Ngoài ra, có một số đáp viên cho rằng nƣớc kênh không gây ra bệnh gì (17,2% số đáp viên có sử dụng nƣớc kênh để sinh hoạt).

Bảng 3.5: Một số bệnh mắc phải khi sử dụng nƣớc kênh

Bệnh Tần số Tỷ lệ

(%)

Bệnh ngoài da (ngứa, lở, loét,…) 57 72,1

Bệnh đƣờng tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc,…) 13 16,5 Bệnh truyền nhiễm (đau mắt đỏ, dịch tả,…) 9 11,4

Tổng 79 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Qua kết quả khảo sát, đa số đáp viên không hài lòng với môi trƣờng sống hiện tại của họ (60%) vì họ cho rằng môi trƣờng đang ngày càng ô nhiễm và đặc biệt là nƣớc kênh ven nhà. Và đa số đáp viên cho rằng rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc kênh và tình trạng ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, nƣớc kênh hiện là nguồn nƣớc sinh hoạt chính của nhiều hộ gia đình ở huyện Vĩnh Thạnh. Đa số hộ gia đình có sử dụng nƣớc kênh cho rằng họ thƣờng gặp phải một số bệnh ngoài da nhƣ ngứa, thậm chí là lở, loét da, điều này cho thấy sự ô nhiễm nghiêm trọng

38

của nƣớc kênh đang ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe của ngƣời dân huyện Vĩnh Thạnh. Vì vậy, cần phải tìm hiểu thái độ và sự hiểu biết của các hộ dân tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ để có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện tại.

39

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ - HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN RÁC THẢI VÀ

MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

CỦA HỘ GIA ĐÌNH SỐNG VEN KÊNH Ở HUYỆN VĨNH THẠNH, TPCT

Một phần của tài liệu nghiên cứu mức sẵn lòng trả của hộ gia đình sống ven kênh cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)