3.3.1 Thực trạng thu gom – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh sống ven kênh ở huyện Vĩnh Thạnh
Qua quá trình khảo sát trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ, thành phần rác thải sinh hoạt của hộ gia đình chủ yếu là: rau, quả, thực phẩm thừa, túi nilong, những thứ làm từ giấy, phân ngƣời (do sống ven kênh nên nhiều hộ không đủ điều kiện làm nhà vệ sinh đạt chuẩn nên họ thải thẳng ra kênh)…Ngoài ra, có đến 23,3% tổng lƣợng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày là rác thải nguy hại (bóng đèn, pin, thủy tinh vỡ, chai lọ đựng hóa chất,…).
Theo kết quả khảo sát, lƣợng rác thải mỗi ngày của một hộ gia đình nằm trong khoảng từ 0,1 đến 15 kg mỗi ngày. Lƣợng rác không phụ thuộc vào số thành viên trong gia đình vì theo điều tra, có hộ chỉ có 2 đến 3 thành viên nhƣng lƣợng rác thải ra hàng ngày từ 10 đến 15 kg, còn có hộ mặc dù có từ 10 Tái chế và tái sử dụng: Tái sử dụng (bán phế liệu) Tái chế (phân bón hữu cơ) Đốt (bằng dầu DO) (bọc nilong, giấy, thùng carton,…) Ủ (trong 40 ngày)
(dễ phân hủy: hoa quả hƣ, đồ ăn dƣ thừa,…)
Rác thải tại nguồn (chợ, khu dân cƣ)
Khu xử lý rác thải
Do HTX thu gom, vận chuyển
32
đến 18 thành viên nhƣng lƣợng rác thải mỗi ngày chỉ từ 1 đến 3,5 kg. Trung bình một hộ thải ra 1,68 kg rác mỗi ngày. Và với 120 hộ đƣợc phỏng vấn thì mỗi ngày có tới 202,1 kg rác đƣợc thải ra.
Các hộ gia đình có nhiều cách khác nhau để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sử dụng. Cách giải quyết đƣợc hầu hết các hộ gia đình lựa chọn là đốt rác (63,3%) và đổ trực tiếp xuống kênh (59,2%). Ngoài ra, có những hộ gia đình có đất trống, vƣờn rộng thì họ chôn lấp và đốt rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, tất cả các hộ gia đình đều có ý thức tái sử dụng những thứ họ cho là có thể sử dụng lại nhƣ bọc nilong, thức ăn thừa (cho heo, gà ăn),…hoặc bán ve chai để có thêm thu nhập.
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 3.2: Cách xử lý rác thải sinh hoạt
Có nhiều lý do các hộ gia đình đƣa ra về cách xử lý rác thải của mình. Trong đó, lý do chƣa có dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt chiếm phần lớn (96,7%), điều này cho thấy một dấu hiệu tốt vì khi nếu có dịch vụ trên thì họ có thể sẽ sẵn sàng tham gia. Lý do thói quen và tiện cũng có khá nhiều đáp viên đƣa ra lần lƣợt là 68,3%, 34,2%, điều này cho thấy rằng thói quen sinh hoạt ảnh hƣởng rất nhiều đến cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên.
33
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Hình 3.3: Lý do chọn cách xử lý rác thải sinh hoạt
Qua thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ, ta nhận thấy rằng thành phần rác thải của mỗi hộ thì đa dạng nhƣng với tình trạng xử lý rác thải không an toàn, hợp vệ sinh vẫn đang diễn ra hàng ngày. Lƣợng rác thải trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình tuy không quá nhiều (chỉ khoảng 1,68 kg rác/ ngày) nhƣng với 27.186 hộ thì một ngày toàn huyện Vĩnh Thạnh trung bình thải ra lên đến xấp xỉ 46 tấn rác thải/ ngày, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và sức khỏe ngƣời dân vì một lƣợng rác khổng lồ hàng ngày vẫn đƣợc đốt, chon lấp và đổ trực tiếp xuống kênh. Trong đó, đa số ngƣời dân chọn biện pháp đốt và đổ trực tiếp xuống kênh ven nhà để xử lý rác thải sinh hoạt, điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến môi trƣờng không khí, nƣớc và thậm chí là sức khỏe ngƣời dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Đặc biệt môi trƣờng nƣớc kênh là nơi hứng chịu nhiều nhất và phản ánh đƣợc rõ sự ảnh hƣởng của rác thải đối với môi trƣờng. Chính vì vậy, tiến hành hỏi ý kiến ngƣời dân về mức độ hài lòng của đáp viên đối với môi trƣờng sống hiện tại của họ và sự thay đổi nƣớc kênh ven nhà để phần nào hiểu rõ hơn về sự ảnh hƣởng của rác thải đối với môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc kênh.