Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu hữu nghị tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 82)

Trên thực tế có nhiều cách xác định căn cứ tính thuế, do đó cũng có nhiều căn cứ tính thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung vào một số căn cứ tính thuế chủ yếu sau: quản lý giá tính thuế, quản lý xuất xứ hàng hoá, quản lý áp mã số hàng hóa, quản lý số lƣợng hàng hóa. Trong quá trình giải quyết thông quan hàng hóa, các tổ chức, cá nhân và cơ quan Hải quan cùng thực hiện quy trình thủ tục hải quan, đồng thời cùng nhau xác định chính xác các thông tin về hàng hóa, làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế. Do đó quản lý căn cứ tính thuế phải gắn liền với việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

* Quản lý giá tính thuế

Theo quy định hiện nay, có hai phƣơng pháp tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là tính thuế theo thuế suất tƣơng đối và tính thuế theo mức thuế tuyệt đối. Tuy nhiên thực tế tại Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị thời gian qua chỉ phát sinh tờ khai hàng hóa NK đƣợc tính thuế theo thuế tƣơng đối. Do đó đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý giá tính thuế trong trƣờng hợp tính thuế theo thuế suất tƣơng đối. Khi đó việc xác định trị giá tính thuế đƣợc thực hiện theo Hiệp định trị giá GATT của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là căn cứ tính thuế nhập khẩu, đồng thời cũng sẽ là cơ sở để xác định trị giá và tính thuế TTĐB, thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO đã tạo bƣớc ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính

62

công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại.

Có 6 phƣơng pháp để xác định hàng hoá NK đƣợc quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về việc quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng NK. Trong đó, phƣơng pháp trị giá giao dịch đƣợc coi là phƣơng pháp chủ đạo, vì nó là cơ sở cho việc xác định giá tính thuế cho phần lớn các trƣờng hợp hàng hoá NK. Theo Phƣơng pháp trị giá giao dịch, giá NK căn cứ vào hóa đơn thƣơng mại và chi phí hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tính thuế của hàng NK và loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan Hải quan vẫn thực hiện trƣớc đây qua bảng giá tối thiểu. Từ đó tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định trị giá, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Quy trình kiểm tra xác định trị giá nhƣ sau: Trên cơ sở mức giá do doanh nghiệp khai báo, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan. Nếu mức giá hàng hóa NK theo khai báo của doanh nghiệp không thấp hơn trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc tƣơng tự đã đƣợc chấp nhận, NK trong khoảng thời gian 60 ngày trƣớc hoặc sau ngày đăng ký tờ khai của lô hàng đang xác định trị giá thì trị giá khai báo của hàng hóa đó đƣợc chấp nhận. Nếu trị giá khai báo của hàng hóa NK thấp hơn giá so sánh (đối với hàng hóa thuộc Danh mục quản lý rủi ro (QLRR) về giá) và trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc tƣơng tự đã đƣợc chấp nhận, NK trong khoảng thời gian 60 ngày trƣớc hoặc sau ngày đăng ký tờ khai của lô hàng đang xác định trị giá thì lô hàng sẽ bị nghi ngờ về trị giá. Khi đó hồ sơ sẽ đƣợc xử lý theo một trong các trƣờng hợp sau:

- Nếu hồ sơ có sai phạm thì cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo, xác định lại trị giá tính thuế và xử lý VPHC theo quy định.

- Nếu hồ sơ không có sai phạm và hàng hóa không thuộc Danh mục QLRR về giá thì cơ quan Hải quan xác định dấu hiệu nghi ngờ trên hệ thống dữ liệu, đồng thời chuyển hồ sơ cho Chi cục KTSTQ để kiểm tra, làm rõ.

- Nếu hồ sơ không có sai phạm nhƣng hàng hóa thuộc Danh mục QLRR hoặc Danh mục trọng điểm về giá thì cơ quan Hải quan xác định dấu hiệu nghi ngờ

63

và thông báo cho Doanh nghiệp biết. Khi đó doanh nghiệp có thể chấp nhận mức giá do cơ quan Hải quan đƣa ra làm căn cứ tính thuế ngay tại thời điểm thông quan hàng hóa hoặc có thể đề nghị tham vấn. Đây là một hoạt động nghiệp vụ trong khâu xác định trị giá tính thuế trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Thực chất là việc đối thoại, trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan nhằm làm rõ quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, các mối quan hệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua hoặc với bên thứ ba có thể ảnh hƣởng đến giá thực thanh toán của hàng hóa NK. Mục đích của tham vấn để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của ngƣời khai hải quan trƣớc những nghi vấn của cơ quan Hải quan và tạo điều kiện cho ngƣời khai hải quan cung cấp các tài liệu liên quan chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo hoặc buộc họ phải thừa nhận những gian lận của họ trong khai báo hải quan.

Trong những năm qua, tại Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị, công tác trị giá tính thuế đƣợc đặc biệt chú trọng. Phần lớn hàng hóa NK đƣợc xác định giá tính thuế theo phƣơng pháp trị giá giao dịch, do vậy đã rút ngắn đƣợc thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động NK, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp.

Về trách nhiệm kiểm tra trị giá: đối với hồ sơ luồng xanh, công chức phúc tập hồ sơ (công chức bƣớc 4) thuộc Đội Tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm tra và xác định giá trên hệ thống. Đối với hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ, việc kiểm tra và xác định giá trên hệ thống do công chức tiếp nhận, đăng ký tờ khai (công chức bƣớc 1) thuộc Đội Nghiệp vụ chịu trách nhiệm. Hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ đã kiểm tra, xác định giá sẽ đƣợc công chức bƣớc 4 kiểm tra lại tại khâu phúc tập hồ sơ.

Về thẩm quyền tham vấn: Từ năm 2007 đến 2010, việc tham vấn do Chi cục chịu trách nhiệm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị chỉ thực hiện tham vấn đối với một số nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục QLRR về giá cấp Cục theo sự ủy quyền, phân cấp cụ thể của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Các đối tƣợng còn lại sẽ do Phòng Thuế xuất nhập khẩu – Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm tham vấn.

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá NK tại đơn vị đã đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số

64

40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ, Thông tƣ số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008, số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, Quyết định số 40/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2006, số 1636/2009/QĐ-TCHQ ngày 17/8/2009 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan. Chi cục luôn đảm bảo ƣu tiên xác định giá kịp thời, đúng quy định. Đồng thời chú trọng công tác kiểm tra hồ sơ, phát hiện sai sót, mâu thuẫn tại các khâu trong thông quan và phúc tập hồ sơ để bác bỏ trị giá khai báo của Doanh nghiệp trong trƣờng hợp nghi ngờ trị giá khai báo. Chủ động báo cáo đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đƣa vào Danh mục QLRR về giá (cấp Cục hoặc Tổng cục) đối với các mặt hàng NK mới phát sinh có thuế suất cao, trị giá lớn có trị giá khai báo quá thấp, có dấu hiệu gian lận về giá.

Xác định công tác giá là lĩnh vực công tác khó, hiện tƣợng gian lận thƣơng mại qua giá hiện đang rất phổ biến và khó phát hiện, Lãnh đạo Chi cục rất quan tâm đến công tác này. Thời gian qua, Chi cục đã lựa chọn những cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sử dụng máy tính thành thạo bố trí vào các khâu quan trọng trong quy trình thủ tục hải quan (tiếp nhận, đăng ký tờ khai, phúc tập hồ sơ ...). Phân công cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức về ngoại thƣơng, thƣơng phẩm học đảm nhiệm công tác tham vấn giá. Đồng thời, Chi cục đã tổ chức khai thác hiệu quả các Hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành phục vụ tốt cho công tác xác định trị giá (nhƣ: Hệ thống GTT22, GTT01, SLXNK, KT559 ....). Thƣờng xuyên kiểm tra, rà soát tình hình xác định giá, cập nhật thông tin dữ liệu vào hệ thống GTT22, GTT01, tham mƣu giúp Lãnh đạo Chi cục trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác xác định trị giá. Tổ chức thực hiện tham vấn nhanh trƣớc khi thông quan đối với các lô hàng NK nhạy cảm, có thuế suất cao (nhƣ ô tô nguyên chiếc, xe máy, rƣợu...) nhƣng doanh nghiệp khai báo trị giá thấp. Đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời nộp thuế hiểu và chấp hành nghiêm túc các quy định mới về khai báo, xác định trị giá tính thuế.

Qua công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị đã thu đƣợc những kết quả nhất định, góp phần tăng thu cho NSNN. Kết quả thể hiện qua Bảng 3.5 sau:

65

Bảng 3.5: Kết quả công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế

STT Năm Số tờ khai thuộc Danh mục QLRR (bộ) Số tờ khai có nghi ngờ về giá (bộ) Số tờ khai đề nghị tham vấn (bộ)

Số thuế truy thu sau tham vấn và xác định lại trị giá (triệu đồng) 1 2008 711 543 299 11.837 2 2009 786 535 485 2.093 3 2010 1.106 841 695 519 4 2011 852 385 278 4.232 5 2012 1.027 487 320 6.648 6 2013 736 628 327 639

Nguồn: Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị

Số liệu trên cho thấy, năm 2008, 2009, 2011 và 2012 kết quả công tác tham vấn khá cao, số thuế truy thu qua giá tƣơng đối lớn. Năm 2010 và 2013 số thuế truy thu thấp hơn do ảnh hƣởng chung bởi trong năm lƣợng hàng hóa NK giảm mạnh, đặc biệt là những mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao (ô tô tải, nội thất …) nằm trong Danh mục QLRR về giá thƣờng xuyên nhập khẩu qua CK Hữu Nghị cũng hầu nhƣ dừng hẳn.

Mặc dù đã rất chú trọng đến công tác giá nhƣng trong quá trình thực hiện Chi cục vẫn gặp nhiều khó khăn do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chƣa cao, chƣa tự giác khai báo đúng trị giá thực thanh toán. Gian lận thƣơng mại qua giá có xu hƣớng gia tăng dƣới các hình thức và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp diễn ra chủ yếu dƣới các hình thức sau:

- Đối với các mặt hàng không nằm trong danh mục QLRR về giá, doanh nghiệp khai báo giá của mặt hàng NK rất thấp hoặc khai báo thấp dần trị giá dẫn đến lƣợng hồ sơ nghi vấn về giá khai báo chuyển về Chi cục KTSTQ ngày càng nhiều.

- Dựa vào các mức giá tại Danh mục QLRR về giá để khai báo thấp dần trị giá thực thanh toán hoặc khai báo bằng mức giá trong danh mục để tránh tham vấn

66

nhƣng vẫn thấp hơn trị giá thực thanh toán của doanh nghiệp. VD: Mặt hàng ô tô tải, sơ mi rơ moóc, sau lần NK đầu tiên để lấy thông tin giá, các lần NK sau giá khai báo thƣờng chỉ bằng giá trong danh mục QLRR của Tổng cục Hải quan.

- Khai báo không đúng trị giá thực thanh toán và hợp thức hoá trên hồ sơ, chứng từ để đƣợc hƣởng trị giá giao dịch. Một số doanh nghiệp đã thông đồng với đối tác bán hàng để lập thƣơng vụ khống với hoá đơn, hợp đồng hạ thấp giá trị hàng hoá so với giá trị thực; Khai báo thấp về chất lƣợng hàng hóa hoặc đánh đồng tên hàng nhƣng chất lƣợng và phẩm cấp thƣơng mại cao hơn. VD: trƣờng hợp Công ty TNHH VT Hữu Nghị năm 2010 làm dịch vụ NK lô hàng “Điều hòa trung tâm” (thực chất không phải hàng hóa của Công ty). Qua tham vấn Chi cục đã bác bỏ trị giá khai báo và truy thu tổng số tiền thuế là: 402.263.722 đồng.

Việc gian lận qua giá là một hình thức gian lận phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nhƣng việc quản lý của Hải quan lại rất khó khăn vì việc tổ chức tham vấn chỉ có thể tập trung ở một số mặt hàng trọng tâm, trọng điểm là hàng hoá có thuế suất cao, kim ngạch lớn, là hàng hoá thuộc luồng vàng và luồng đỏ. Thực tế trên 80% hàng hoá thuộc diện luồng xanh sẽ đƣợc miễn kiểm tra về giá tại cửa khẩu. Đối tƣợng này sẽ do lực lƣợng kiểm tra sau thông quan thực hiện. Tuy nhiên với biên chế nhƣ hiện nay, việc kiểm tra sau thông quan rất khó khăn và hiệu quả đạt đƣợc thấp. Những trƣờng hợp tham vấn bác bỏ trị giá nhƣng chủ yếu chỉ truy thu thuế, không xử phạt vi phạm hành chính đƣợc do không đủ cơ sở chứng minh hành vi vi phạm.

Một số khó khăn, vƣớng mắc về công tác giá hiện nay là:

- Thông tin dữ liệu trong hệ thống GTT22 còn sơ sài, không cụ thể tên hàng, tiêu chí. Do vậy, khó khăn trong việc khai thác sử dụng thông tin. Khả năng xử lý dữ liệu trên hệ thống GTT22 vẫn còn quá chậm, đôi khi bị lỗi không thể kết xuất, cập nhật đƣợc dữ liệu, không tổng hợp đƣợc số liệu tờ khai trị giá còn thiếu…dẫn đến tốc độ tra cứu thông tin, cập nhật dữ liệu chậm.

- Một số mặt hàng có dữ liệu giá trên danh mục quản lý rủi ro hoặc danh mục mặt hàng trọng điểm nhƣng trên chƣơng trình GTT22 không có dữ liệu giá của mặt hàng này, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện xác định giá, xác định khoản bảo

67

đảm hoặc có dữ liệu nhƣng có ngày XK quá xa so với ngày XK của lô hàng đang xác định giá nếu chọn các dữ liệu này để làm cơ sở xác định giá không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc, không có tính thuyết phục doanh nghiệp.

- Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt (kể cả thanh toán quốc tế) hiện nay vẫn còn khá phổ biến, dẫn tới việc xác minh thông tin chứng minh hành vi gian lận giá của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thực tế tại Chi cục đến nay chƣa có trƣờng hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính do khai báo không đúng trị giá.

* Quản lý việc phân loại, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hoá NK

Việc phân loại, áp dụng mức thuế suất đối với hàng hoá NK đƣợc Chi cục thực hiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc phân loại hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới WCO (Theo Hệ thống điều hòa và mô tả hàng hóa HS – Harmonized System DataBase), Thông tƣ 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003, số 49/2010/TT- BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK và quy trình kiểm tra việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa XK, NK theo Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày 22/6/2010 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, quy trình kiểm tra đầy đủ gồm có 4 bƣớc: kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan (bƣớc 1) – kiểm tra thực tế hàng hóa (bƣớc 2) – kiểm tra mức thuế (bƣớc 3) - kiểm tra các nội dung khác có liên quan (bƣớc 4). Đây là một quy trình nghiệp vụ nhỏ, nằm trong quy trình thủ tục hải quan chung đối với hàng hóa NK. Về cơ bản, quy trình này phù hợp và thống nhất với quy trình thủ tục hải quan hiện hành. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng tờ khai hải quan của hàng hóa NK, việc kiểm tra phân loại và áp dụng mức thuế (gọi tắt là kiểm tra thuế) đối với hàng

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu hữu nghị tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)