3.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Xuất phát từ đặc điểm và đối tƣợng quản lý, đối tƣợng nộp thuế phát sinh tại Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị hiện nay bao gồm: các doanh nghiệp có mã số thuế; các tổ chức không có mã số thuế (các tổ chức phi chính phủ, cơ quan đại diện ngoại giao) và cá nhân (khách NC và cƣ dân biên giới). Ngoài ra có các đối tƣợng đƣợc ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế là Đại lý làm thủ tục hải quan (trong trƣờng hợp đƣợc đối tƣợng nộp thuế ủy quyền nộp thuế NK) và các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (trong trƣờng hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tƣợng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế). Trong đó, đối tƣợng nộp thuế là doanh nghiệp chiếm trên 90% tổng số đối tƣợng hoạt động NK qua cửa khẩu.
Để quản lý đối tƣợng nộp thuế, Chi cục đã tiến hành phân loại và cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu riêng cho từng nhóm đối tƣợng. Cụ thể là:
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động NK: cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, tên ngƣời đại diện, loại hình doanh nghiệp, mặt hàng/lĩnh vực kinh doanh, quá trình hoạt động XNK, thông tin vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế của doanh nghiệp, thông tin nợ thuế, cƣỡng chế thuế ... Hiện nay, việc quản lý đối với đối tƣợng này đã đƣợc thực hiện thống nhất trên 3 Hệ thống thông tin chung của toàn ngành do Tổng cục Hải quan trang bị là: Hệ thống cơ sở dữ liệu XNK (Chƣơng trình đa chức năng SLXNK), Hệ thống thông tin vi phạm Riskman và Hệ thống kế toán thuế KT559.
57
- Đối với các đối tƣợng là cƣ dân biên giới: Chi cục thực hiện cập nhật theo dõi trên Hệ thống quản lý tờ khai tập trung CCES do Tổng cục Hải quan trang bị.
- Đối với các đối tƣợng là tổ chức (không có mã số thuế) và khách XNC: Ngoài hệ thống Sổ theo dõi tờ khai XK, NK phi mậu dịch, Chi cục còn cập nhật và theo dõi thông tin về hoạt động XNK, XNC và lịch sử vi phạm của đối tƣợng trên Hệ thống thông tin vi phạm Riskman.
- Đối với các đối tƣợng nộp thay thuế (đại lý hải quan nhận ủy quyền và các tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh): Chi cục thực hiện quản lý thông tin về tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý hải quan nhận ủy quyền, các thông tin liên quan đến việc bảo lãnh thuế của hàng hóa NK (số chứng thƣ bảo lãnh, số tiền, số tờ khai hàng nhập khẩu, thời hạn bảo lãnh ...) trên Hệ thống kế toán thuế KT559 toàn ngành.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý đối tƣợng nộp thuế đã đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý thuế của Chi cục. Các hệ thống cơ sở dữ liệu vận hành thông suốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết về đối tƣợng nộp thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý. Đặc biệt là các thông tin về quá trình chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp vì đây là tiêu chí cơ bản để cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và xác định thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa XNK.
Theo quy định về quản lý thuế và quản lý hải quan hiện hành, tiêu chí đánh giá ngƣời nộp thuế chấp hành tốt pháp luật đƣợc xác định nhƣ sau:
- Có hoạt động XK, NK tối thiểu ba trăm sáu mƣơi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng XK, NK. Trong thời gian ba trăm sáu mƣơi lăm ngày trở về trƣớc, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng XK, NK đƣợc cơ quan hải quan xác định là: Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vƣợt thẩm quyền của Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
- Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mƣơi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
58
- Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ.
Ngƣời nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định trên đây sẽ đƣợc ƣu tiên làm thủ tục hải quan trƣớc, ƣu tiên khi phân luồng tờ khai hàng hóa XNK và đƣợc ân hạn thuế theo quy định tại điều 18 Thông tƣ 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.
Từ năm 2008 đến nay, ngành Hải quan đã áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ theo Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và số 15/QĐ-TCHQ ngày 8/3/2011 của Tổng cục Hải quan quy định chi tiết và hƣớng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc phân luồng tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc cơ quan Hải quan thực hiện căn cứ vào: kết quả đánh giá chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp; chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; loại hình xuất khẩu, nhập khẩu ..., cụ thể nhƣ sau:
Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và hàng hóa NK không bị áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro: tờ khai sẽ đƣợc phân vào Luồng xanh (Chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai hải quan của Doanh nghiệp).
Đối với doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hoặc hàng hóa NK đang bị áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro: tờ khai sẽ đƣợc phân vào hoặc Luồng vàng (Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan trƣớc khi thông quan hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm tra số lƣợng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XNK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật) hoặc Luồng đỏ (Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của ngƣời khai hải quan, kiểm tra số lƣợng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý XNK, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế hàng hoá: kiểm tra tên hàng, mã số, số lƣợng, trọng lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan). Một số tờ khai của Doanh nghiệp chấp
59
hành tốt pháp luật cũng sẽ đƣợc phân đỏ Luồng đỏ để kiểm tra xác suất ngẫu nhiên và theo dõi, đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
Việc áp dụng quản lý rủi ro nhƣ trên đã rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm tra chặt chẽ đối với các lô hàng cần quản lý. Đến nay, tỷ lệ tờ khai đƣợc phân vào Luồng xanh đã chiếm trên 80% tổng số tờ khai phải xử lý thông quan của Chi cục. Đây là xu hƣớng tất yếu trong điều kiện hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ, áp lực thông quan hàng hóa không ngừng gia tăng mà yêu cầu quản lý ngày càng cao và nguồn lực quản lý không tăng tƣơng ứng. Có thể nói trong giai đoạn 2008 - 2013, thông qua công tác thu thập thông tin và áp dụng quản lý rủi ro, Chi cục Hải quan CK Hữu Nghị đã quản lý tốt các đối tƣợng nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp, đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Tuy nhiên, khi thực hiện quản lý rủi ro không tránh khỏi hiện tƣợng lợi dụng sự ƣu đãi của cơ quan Hải quan nhằm gian lận, trốn thuế của một số đối tƣợng, thể hiện qua Bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Tình hình vi phạm pháp luật về hải quan Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số tờ khai (bộ) 13.556 10.919 13.402 16.365 20.358 18.185 Tổng số vụ vi phạm. Trong đó: 103 138 103 134 274 278 - Số vụ vi phạm của cá nhân 25 8 26 10 11 8 - Số vụ vi phạm của doanh nghiệp NK 78 130 77 93 263 270 Trị giá ƣớc tính (triệu đồng) 5.052 7.631 6.084 1.541 5.755 2.262
Số tiền truy thu (triệu đồng)
193 928 221 75 311 315
Số tiền phạt (triệu đồng) 343 537 293 422 615 757
60
Số liệu trên cho ta thấy: tình trạng tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực hải quan có dấu hiệu ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức độ vi phạm. Trị giá hàng vi phạm, số tiền phạt và số thuế phải truy thu là khá lớn. Trong đó, phần lớn là vi phạm của các doanh nghiệp hoạt động NK, còn lại là vi phạm của cá nhân (cụ thể là khách XNC qua cửa khẩu và cƣ dân biên giới). Hành vi vi phạm chủ yếu của doanh nghiệp NK bao gồm: vi phạm về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan (chậm nộp hồ sơ, chứng từ, không tái xuất hàng hóa đúng thời hạn quy định ...); vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa NK (nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định ...) và vi phạm về thuế (khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số, số lƣợng, xuất xứ, trị giá ... của hàng hóa dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc thừa số tiền thuế đƣợc miễn, giảm, hoàn). Hành vi vi phạm của khách XNC là mang tiền mặt XC vƣợt quá mức quy định nhƣng không có giấy phép của ngân hàng hoặc mang tiền mặt NC vƣợt quá mức quy định nhƣng không khai báo hải quan. Hành vi vi phạm của cƣ dân biên giới là: vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Sở dĩ có tình trạng trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do số lƣợng các doanh nghiệp NK và khách XNC qua cửa khẩu tăng nhanh, số lƣợng tờ khai phải xử lý rất lớn trong khi số lƣợng công chức Hải quan còn thiếu về số lƣợng, một bộ phận cán bộ trình độ còn hạn chế nên chƣa kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin về doanh nghiệp, hành khách và tình hình hoạt động NK, XNC tại cửa khẩu.
Thứ hai, việc áp dụng quản lý rủi ro một mặt tạo sự thông thoáng thuận lợi cho hoạt động NK, XNC, mặt khác cũng tạo ra cơ hội để các đối tƣợng lợi dụng nhằm trốn tránh sự kiểm tra, quản lý của cơ quan Hải quan. Trong khi đó tại cửa khẩu, do chịu áp lực thông quan giải phóng hàng nhanh nên công tác kiểm tra trƣớc và trong thông quan sẽ có những hạn chế nhất định.
Thứ ba, do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp NK, khách XNC chƣa cao, còn tranh thủ lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan để gian lận, trốn thuế, làm trái quy định. Đã có hiện tƣợng
61
doanh nghiệp gửi thông tin khai báo hàng hóa NK, nếu tờ khai đƣợc phân luồng xanh hoặc vàng thì doanh nghiệp mới thông báo cho đối tác đƣa hàng sang Việt Nam. Nếu tờ khai đƣợc phân luồng Đỏ thì yêu cầu dừng lại, sau đó làm thủ tục hủy tờ khai để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
Do đó đòi hỏi Chi cục cần tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hải quan nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo quản lý tốt đối tƣợng nộp thuế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế của đơn vị.