Chuẩn bị về kinh tế

Một phần của tài liệu Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới và tác động đối với việt nam (Trang 36 - 37)

5. Bố cục luận văn

2.1.2.Chuẩn bị về kinh tế

Từ tháng 12/1978, sau Hội nghị TƯ III khoá XI, bớc ngoặt có tính chất quyết định, Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn mở cửa, đổi mới,từ việc mở cửa từng điểm (các đặc khu kinh tế năm 1980) phát triển thành tuyến (14 thành phố mở cửa ven biển năm 1984), và dần dần nhân lên thành diện rộng: 3 đồng bằng mở cửa (Châu Giang, Trờng Giang và Nam Phúc Kiến năm 1985), hai bán đảo (Sơn Đông và Liêu Đông năm 1986), đến 1988 thì khu vực mở cửa khắp vùng ven biển đợc hình thành. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục mở cửa ven sông lớn, ven đờng quốc lộ và biên giới, tăng cờng mở cửa với 15 nớc láng giềng của Trung Quốc với mục tiêu là xây dựng một Nhà nớc Trung Quốc XHCN giàu đẹp, vững mạnh, hoà nhập vào xu thế thời đại. Trong khoảng thời gian cải cách nền kinh tế xã hội vừa qua (1978 - 2001), tốc độ tăng trởng bình quân của Trung Quốc đạt 9, 8%/năm (trong cùng thời gian GDP của thế giới chỉ 6, 5%). Tổng giá trị sản xuất trong nớc năm 1978, Trung Quốc đạt 362, 41 tỷ NDT, đến năm 1997 đạt 7.477, 24 tỷ NDT (tăng gấp 20 lần), đứng hàng thứ 7 trên thế giới, tốc độ tăng trởng kinh tế đứng đầu thế giới. Dự trữ ngoại tệ đợc tăng cờng: Năm 1978 có 167 triệu đôla ngoại tệ dự trữ, nhng năm 1998 đã đạt 144, 9 tỷ đôla đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Về việc thu hút vốn đầu t nớc ngoài (FDI) thì trớc khi mở cửa Trung Quốc thờng tự hào và kiêu hãnh vì: Trung Quốc không mắc nợ ai ở trong và ngoài nớc, việc thu hút vốn nớc ngoài có thể coi là con số 0. Sau khi mở cửa thâm nhập thị trờng thế giới, Trung Quốc áp dụng nhiều hình thức để thu hút vốn đầu t nớc ngoài: Tính đến 1998, Trung Quốc đã có tổng số vốn theo hợp đồng là 522 tỷ đôla, vốn sử dụng thực tế đạt 267 tỷ đôla, đứng đầu các nớc đang phát triển và đứng thứ hai sau Mỹ.

Về buôn bán đối ngoại, năm 1980, Trung Quốc mở cửa buôn bán với 180 nớc và khu vực. Nhng sau hơn 20 năm mở cửa đã có sự hợp tác thơng mại đầu t với 228 nớc và khu vực. Theo dõi những số liệu dẫn trên đây, chúng ta đã khẳng định rằng Trung Quốc rất đúng khi chọn và xác định cho nhà nớc

con đờng mở cửa đối ngoại, đối nội phù hợp, thực hiện trên thực tế chính sách mở cửa kinh tế trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác về "CNXH mang tính mở cửa" và nh Lênin đã nói: "Lịch sử thế giới nh một bộ máy hô hấp trong cơ thể sống của các dân tộc" [38, tr. 54]. Bớc vào thiên niên kỉ mới, thời đại mà theo nhận định của một số học giả nghiên cứu xã hội học, là giai đoạn hoàng kim của khu vực Châu á - Thái Bình Dơng, Trung Quốc bớc vào sự hoà nhập nền kinh tế quốc tế. Sau hơn 20 năm mở cửa đối ngoại, đối nội, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đợc những chuyển đổi theo định hớng XHCN nhng vẫn đáp ứng mọi đòi hỏi mà cơ chế toàn cầu hoá nền kinh tế đặt ra. Tháng 11 năm 2001, Trung Quốc đợc WTO kết nạp chính thức. Gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc nh con tàu bắt đầu vợt sóng to gió lớn ra đại dơng mênh mông đón cơ hội, đối mặt với bao khó khăn thử thách. Nhng chắc chắn rằng, với sự nỗ lực phấn đấu của cả một dân tộc, một đất nớc theo định hớng XHCN, Trung Quốc sẽ đạt đợc mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới và tác động đối với việt nam (Trang 36 - 37)