Một số giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho ĐVSV

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 116 - 119)

I. GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC CHO ĐOÀN VIÊN SINH VIÊN

3. Một số giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho ĐVSV

3.1. Giải pháp chung

Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV trong các trường ĐHCĐ, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDCTTT và đạo đức và quản lý công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV trong bối cảnh mới. Có thể thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông: báo tường, tạp chí; các đoàn thể, tổ chức xã hội... Đây là một biện pháp đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công trong công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV. Đặc biệt, cán bộ Đoàn, Hội là nhân vật chính thực hiện công tác này. Khi đã nhận thức đúng họ sẽ có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, chắc chắn công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV sẽ đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra một cách bền vững.

- Nâng cao nhận thức về hệ thống giá trị đạo đức, tư tưởng, chính trị cho ĐVSV, thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, về trách nhiệm tự giáo dục và tham gia vào công tác GDCTTT và đạo đức là điều kiện đầu tiên tạo ra thống nhất hành động trong toàn trường.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường tham gia công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV. Công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, có liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp và chịu sự tác động của nhiều lực lượng trong và ngoài trường. Vì vậy, rất cần sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng uỷ đối với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phối kết hợp chặt chẽ với các Ban, Phòng, Khoa chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập... Trong tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, sinh viên, thông qua đó tiến hành công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV theo mục tiêu chung đã đề ra. Đối với các hoạt động mang tính chất xã hội như: Phòng chống ma túy

và tội phạm, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phòng chống HIV- AIDS, ngăn ngừa, xử lý kịp thời không để các tệ nạn xâm nhập vào học đường... không thể thực hiện thành công nếu thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường.

- Đa dạng hoá nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV. Thực tế cho thấy có những buổi báo cáo chuyên đề hay nói chuyện thời sự ĐVSV tham dự rất đông và chăm chú nghe với thái độ rất nghiêm túc, số lượng từ đầu đến cuối buổi gần như không thay đổi. Song, cũng có những buổi khác Ban tổ chức đã rất vất vả để giữ chân ĐVSV lại cho đến cuối buổi. Điều gì đã khiến tình trạng này xảy ra? Đơn giản chỉ là khi nào có nội dung mới, phù hợp với sự quan tâm của ĐVSV; khi nào người báo cáo, trình bày có đủ kiến thức, kinh nghiệm để truyền đạt; khi nào hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn thì chắc chắn ĐVSV sẽ đến và tham gia nhiệt tình. Do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý hoạt động dạy và học, đầu tư cho việc bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhất là đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì kiến thức của môn học này tạo nên niềm tin, lý tưởng và định hướng cho hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của ĐVSV. Có thể nói, việc tăng cường quản lý công tác GDCTTT và đạo đức cho ĐVSV không thể tách rời việc tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy các môn khoa học này. Cần tiếp tục đổi mới, tìm tòi các phương thức hoạt động mới, tuy nhiên, ta cũng cần tiếp tục duy trì và phát huy những hình thức cũ nhưng là những hoạt động thu hút sự quan tâm của ĐVSV. Tổ chức các hoạt động như cuộc thi, Mùa hè tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tư vấn việc làm, Giao lưu với Doanh nghiệp... cần được khuyến khích và duy trì để tập hợp, giáo dục, thuyết phục ĐVSV, qua đó giúp ĐVSV cơ hội rèn luyện bản lĩnh cá nhân và tinh thần làm việc nhóm. Có như vậy ĐVSV của chúng ta mới có khả năng thích ứng được với yêu cầu hội nhập.

- Phát huy ý thức tự giáo dục của ĐVSV và tự quản của tập thể ĐVSV đối với công tác GDCTTT. Đây là biện pháp quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, lối sống của từng ĐVSV và tập thể ĐVSV. Phải tạo cho ĐVSV thói quen tự quản trong việc tự rèn luyện bản thân và thực hiện các hoạt động do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhằm nâng cao nhận thức từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện phẩm chất nhân cách, biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện. ĐVSV đang rất cần những sân chơi mô phỏng nghề nghiệp do chính họ điều hành với sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, chủ trương của lãnh Đạo nhà trường và sự tham gia, hướng dẫn của giáo viên. Ý thức, sự nỗ lực của bản thân mỗi ĐVSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trang bị cho mình một hành trang lý luận, một bản lĩnh chính trị vững vàng để bước vào cuộc sống sau này.

- Tập huấn thường xuyên chủ đề "đạo đức công dân " trong ĐVSV hoặc có thể lồng ghép vào một số môn học liên quan đến lĩnh vực này, tạo điều kiện cho và giúp đỡ ĐVSV nhận thức đúng đắn về đạo đức lối sống, sống có hoài bảo và lý tưởng.

- Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt kịp thời, hợp lý để động viên những người tham gia công tác quản lý công tác GDCTTT cho ĐVSV. Đây là biện pháp gián tiếp kích thích động viên những bộ phận, những cá nhân có thành tích trong công tác GDCTTT cho ĐVSV, đồng thời cũng là biện pháp nhằm làm giảm bớt những hiện tượng làm cản trở và ảnh hưởng xấu đến công tác này. Thực tế cho thấy, có những nơi làm công tác này không tốt, những cá nhân điển hình chưa thực sự là "điển hình" hoặc tiến hành công tác này qua loa, hình thức thì cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDCTTT cho ĐVSV.

2.1. Giải pháp cho hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên

a. Tăng cường sự chỉ đạo của Cấp uỷ, Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà trường

Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho ĐVSV là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, có liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp và chịu sự tác động của nhiều lực lượng trong và ngoài trường chứ không phải theo tính thời vụ và phong trào. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt trong công tác giáo dục phẩm chất đạo đức trong các nhà trường rất cần sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đối với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; sự phối kết hợp chặt chẽ với các Phòng, Ban, Khoa chức năng, giáo viên chủ nhiệm... , phát huy sức mạnh tập thể của các Chi đoàn cán bộ giảng dạy và các tổ chức chính trị xã hội khác trong trường. Sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường tham gia công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho ĐVSV nữ.

b. Củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các chi đoàn, chi hội

Thực tế hiện nay, sinh hoạt chi đoàn, chi hội sinh viên là khâu yếu của công tác đoàn trong các trường đại học và cao đẳng. Mặc dù việc tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chi đoàn, chi hội được tổ chức thường xuyên, đều đặn theo năm học song nhiều chi đoàn, chi hội hoạt động còn chiếu lệ, non kém về nghiệp vụ, đơn điệu về hình thức. Có chi đoàn, chi hội trong một năm học không tổ chức sinh hoạt, hồ sơ sổ sách không ghi chép, quản lí đoàn viên lỏng lẻo nhưng vẫn có báo cáo và được Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường khen thưởng. Hoạt động của chi đoàn, chi hội sinh viên có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục phẩm chất đạo đức của ĐVSV nữ. Do đó, để tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho ĐVSV nữ trước hết Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các hoạt động của chi đoàn, chi hội. Tăng cường việc cử cán bộ đoàn, hội kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của chi đoàn, chi hội. Tổ chức xây dựng các mô hình điểm chi đoàn, chi hội về giáo dục phẩm chất đạo đức và nhân rộng điển hình. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần đề xuất với lãnh đạo nhà trường có chế độ ưu tiên, khen thưởng cho những cán bộ đoàn, hội có thành tích học tập và công tác đoàn, hội xuất sắc.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường phối hợp GDCTTT cho đoàn viên, sinh viên với giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa như: xây dựng các câu lạc bộ (CLB) trong nhà trường như: CLB hoc tập chuyên môn, nghiên cứu khoa học, học ngoại ngữ, CLB văn nghệ, CLB bóng đá, CLB bản tin Đoàn trường… Khi xây dựng chương trình hoạt động cho các câu lạc bộ cần phải cụ thể, có tính khả thi, kế thừa, tránh hiện tượng “đầu voi đuôi chuột” có nghĩa là có công nhận nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động trong một thời gian ngắn rồi tan rã.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về các chủ đề: giáo dục phòng chống tội phạm, an toàn giao thông học đường, phòng chống ma tuý – HIV/AIDS… đồng thời Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của các trường tập trung xây dựng các ban tư vấn giới tính – sức khỏe sinh sản, giới thiệu việc làm... Để đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm trong trường học cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần quản lý chặt ĐVSV. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần phát động phong trào sinh viên tích cực đấu tranh chống tội phạm. Thiết lập đường dây nóng, hòm thư góp ý trong nhà trường nhằm phát hiện và ngăn chặn các loại tội phạm mà người phạm tội và người bị hại đều là ĐVSV.

d. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Tổ chức cho ĐVSV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên, đồng thời nêu cao tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cần xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với đặc thù tại đơn vị mình. Phải triển khai nhiều hoạt động đủ sức cuốn hút để ĐVSV thực hiện tốt hơn phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng lớp ĐVSV giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp.

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w