Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nữ sinh

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 127 - 128)

II. GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸP CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM CHO ĐOÀN

6. Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nữ sinh

Giáo dục pháp luật học đường là quá trình giáo dục pháp luật tại các trường ĐHCĐ, đây là quá trình giáo dục pháp luật mang tính tập trung, thường xuyên, liên tục và dựa trên các chuẩn mực về giảng viên, giáo trình, giáo cụ và phương pháp sư phạm nhằm truyền tải tri thức pháp luật cũng như thói quen thực hiện pháp luật cho ĐVSV. Các nội dung giáo dục pháp luật về giới có thể đưa vào môn học pháp luật đại cương ở bậc đại học. Hình thức giáo dục này có ưu điểm là triển khai một cách phổ cập tới nữ sinh, giúp họ chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống sau này. Để giáo dục pháp luật học đường đi vào thực chất, cần phải xây dựng chương trình, soạn thảo giáo trình, đề cương môn học, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên... một cách bài bản; cần có sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp và Hội LHPN Việt Nam về nội dung và mục đích giáo dục pháp luật. Đặc biệt, cần

lưu ý phương pháp giáo dục pháp luật ở nhà trường phải sinh động, thiết thực và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của nữ sinh.

Nhờ tính phổ biến, phổ cập của các phương tiện thông tin đại chúng, các kiến thức pháp luật và ý thức pháp luật có thể được tuyên truyền, giáo dục tới đông đảo đối tượng nữ sinh. Với nhiều hình thức đa dạng (giới thiệu, hỏi đáp, các cuộc thi, game show, các hình thức sân khấu hóa...) nội dung giáo dục được truyền tải một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên, với hình thức tuyên truyền giáo dục này, cần phải lưu ý vai trò chủ động của các tổ chức trong việc thiết kế ý tưởng, format cho chương trình: chương trình càng sinh động thì hiệu quả giáo dục càng cao và phải gắn các điều luật với các tình huống cụ thể, gắn với cuộc sống hằng ngày của phụ nữ, phải chỉ ra được các vấn đề: tại sao pháp luật lại quy định như vậy và khi xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì người phụ nữ sẽ nhận được những lợi ích gì hay được pháp luật bảo vệ như thế nào.

Việc giáo dục pháp luật cho nữ sinh ở trong trường ĐHCĐ thông qua các tổ chức trong trường đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là hoạt động hết sức có ý nghĩa, bởi người tham gia giáo dục và người được giáo dục chính là những ĐVSV cùng học tập, sinh hoạt, quen biết và có sự chia sẻ gần gũi với nhau, chính những xử sự đúng pháp luật của một ĐVSV trong trường là tấm gương thiết thực nhất, gần gũi nhất để giáo dục pháp luật cho những ĐVSV khác. Kênh giáo dục pháp luật này có những lợi thế mà trên các phương tiện thông tin đại chúng không thể có được: đó là sự gắn liền giữa hoạt động giáo dục với hoạt động vận động, thuyết phục trực tiếp với đối tượng. Ngoài ra, tính công bằng, bình đẳng, ý thức trách nhiệm, đấu tranh với vi phạm pháp luật là những yếu tố tâm lý không tách rời với việc hình thành lòng tin và sự tự giác áp dụng pháp luật được chính những ĐVSV liên hệ, phân tích và chia sẻ. Khi đó pháp luật gắn với tình cảm thì tình cảm và lòng tin với pháp luật được hình thành. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức giáo dục pháp luật này, phải có đội ngũ cán bộ đoàn, hội thật sự tâm huyết, nhiệt tình và là những người gương mẫu chấp hành đúng quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng thuận cuả nhà trường.

Một phần của tài liệu TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w